Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Chủ nhật, 01/01/2017, 21:40 PM

Pháp luân công thực sự dạy con người ta cái gì?

Pháp luân công được thành lập bởi Lý Hồng Chí, đã tiếp cận thành công tới phương Tây bởi chính nó như là một nạn nhân vô tội bởi sự đàn áp của chính phủ Trung Quốc. Tuy nhiên, nếu chúng ta khảo sát kỹ giáo lý và thực hành của Pháp luân công, thì người ta thấy được các bài tập thể dục khí công dưỡng sinh chỉ để che đậy vai trò thần thánh của kẻ sáng lập sử dụng các kỹ xảo tà giáo nhằm lừa đảo lôi kéo nhằm gia tăng thành viên.

Giới thiệu Hiệp hội Nghiên cứu Quốc tế về Tà Giáo (ICSA), thành lập năm 1979, là một mạng lưới toàn cầu kết nối những người quan tâm đến việc lôi kéo và lạm dụng tâm lý trong tín ngưỡng hoặc các nhóm tổ chức có nhiều người muốn tham gia, các hoạt động lập dị, và các môi trường khác. ICSA được miễn đóng thuế, ủng hộ quyền tự do công dân và không liên quan đến bất kể tổ chức tín ngưỡng hay thương mại nào.

ICSA độc đáo trong ở cách nó hội tụ các cựu thành viên nhóm, gia đình, giúp các chuyên gia và nhà nghiên cứu. Nhiệm vụ của ICSA là áp dụng nghiên cứu và quan điểm chuyên nghiệp nhằm: Giúp đỡ các cựu thành viên của giáo phái và các môi trường kiểm soát cao khác. Cung cấp hướng dẫn và hỗ trợ cho các gia đình có người liên quan trong môi trường kiểm soát cao. Giáo dục công chúng về việc bị lạm dụng tâm lý và những ảnh hưởng nguy hại của môi trường kiểm soát cao khuyến khích, hỗ trợ và tiến hành nghiên cứu để nâng cao hiểu biết về việc lạm dụng tâm lý và môi trường kiểm soát cao. Hỗ trợ giúp các chuyên gia quan tâm trong lĩnh vực này.

Tóm tắt: Pháp luân công được thành lập bởi Lý Hồng Chí, đã tiếp cận thành công tới phương Tây bởi chính nó như là một nạn nhân vô tội bởi sự đàn áp của chính phủ Trung Quốc. Tuy nhiên, nếu chúng ta khảo sát kỹ giáo lý và thực hành của Pháp luân công, thì người ta thấy được các bài tập thể dục khí công dưỡng sinh chỉ để che đậy vai trò thần thánh của kẻ sáng lập sử dụng các kỹ xảo tà giáo nhằm lừa đảo lôi kéo nhằm gia tăng thành viên.

Kể từ khi Pháp luân công bị cấm bởi chính phủ Trung Quốc vào tháng 7 năm 1999, nó đã nhận được sự ủng hộ và cảm thông từ các nhóm nhân quyền. Bằng cách chỉ tập trung vào tình trạng của nó như là một nạn nhân của một chế độ áp bức, Pháp luân công cũng đã được sự hỗ trợ không phê phán từ các phương tiện truyền thông. Kết quả thuận lợi từ việc được tất cả các phương tiện truyền thông chú ý, Pháp luân công đã có khả năng truyền bá trên khắp nước Mỹ, không chỉ truyền bá trong cộng đồng người Hoa mà còn truyền bá trong cộng đồng không phải người gốc Hoa nữa. Nhưng thực sự thì Pháp luân công là về vấn đề gì?

Khi Pháp luân công được giới thiệu đến cha mẹ tôi vào đầu năm 1999 ở San Francisco, nó được trình bày như là một bài luyện tập thể dục với hứa hẹn tăng cường sức khoẻ. Tôi đã không thể nào tả nổi lúc đó tôi bị sốc như thế nào khi tôi nghe được mẹ của tôi bắt đầu nói chuyện về những sinh vật ngoài hành tinh mà bà cho là đang sống cùng loài người. Mẹ tôi cho rằng xã hội loài người là tồi tệ và ngày tận thế sắp đến gần, và Lý Hồng Chí người sáng lập ra Pháp luân công đang trao cơ hội cuối cùng để cứu vớt nhân loại. Làm sao việc luyện tập thể dục lại có thể trở thành một tôn giáo cứu thế được chứ?

Kể từ khi nhập cư ở Hoa Kỳ vào năm 1998, Lý Hồng Chí đã quảng bá Pháp luân công của mình như là một bài luyện tập thể dục khí công [1]. Tuy nhiên Pháp luân công chỉ là phần luyện tập của Pháp Luân Đại Pháp; cả hai thuật ngữ đều đề cập đến một hệ thống tín ngưỡng duy nhất với các bài luyện tập đã được tạo ra bởi Lý Hồng Chí và lần đầu tiên được giới thiệu tại Trung Quốc vào năm 1992. Các bài luyện tập Pháp luân công miễn phí tạo ra một miếng mồi nhử để lôi kéo người mới vào một hệ thống tín ngưỡng mà được Lý Hồng Chí mô tả như là "chân lý cao nhất trong vũ trụ". Trong thực tế, Lý Hồng Chí đã nói rất rõ với những đệ tử của mình rằng: "những người chỉ luyện tập mà không học Đại Pháp thì họ không phải là đệ tử Pháp Luân Đại Pháp” [2].

Pháp Luân Đại Pháp của Lý Hồng Chí thường được dạy cho những người mới tu học sau khi họ cảm thấy thoải mái với các bài luyện tập. Trong các bài luyện tập này, các học viên sẽ được học và hiểu là: chỉ những người tu luyện Pháp luân công mới có thể phát hiện ra được các chân lý đạo đức tối cao của Vũ trụ [3], sự tồn tại của các chủng tộc hỗn hợp là một vấn đề nghiêm trọng [4], khoa học hiện đại đang huỷ hoại nhân loại [5] và đồng tính luyến ái không phải là chuẩn mực của xã hội loài người [6]. Tuy nhiên, Theo Lý Hồng Chí thì điều TỒI TỆ nhất mà nhân loại có thể làm đó là việc suy nghĩ tiêu cực về ĐẠI PHÁP. “Tôi xin nói với các bạn, khi chính pháp này không còn thì loài người sẽ bước và giai đoạn kế tiếp và những người mà trong tâm trí họ nghĩ rằng Đại Pháp của vũ trụ không tốt thì đó sẽ là người đầu tiên bị loại trừ” [7].

Lý Hồng Chí cũng liên tục cảnh báo các môn đệ của mình rằng: “Một đệ tử Đại Pháp mà không đạt được sự bảo vệ và giữ gìn Đại Pháp thì sẽ không có cách nào đạt được viên mãn (Thiên đàng của Pháp Luân Đại Pháp) [8]. Trong khi vay mượn quá nhiều thuật ngữ của Phật giáo để tạo ra Pháp luân công, Lý Hồng Chí dựa vào đó tự tô vẽ mình trở thành siêu phàm với những lời dạy cao siêu hơn cả đức Phật Thích Ca Mâu Ni và Chúa Giê-su [9]. Mặc dầu Lý Hồng Chí liên tục cho rằng Pháp luân công không phải là một tôn giáo nhưng những lời phủ nhận này rất khó thuyết phục cho những tuyên bố lặp đi lặp lại nhiều lần của Lý Hồng Chí rằng hắn đang mang lại hy vọng duy nhất cho nhân loại trong “thời mạt pháp” này. Trong Chuyển Pháp Luân, kinh sách của mình Lý Hồng Chí nói rất đơn giản: “Nếu như tôi không thể cứu quý vị thì không ai có thể cứu được quý vị” [10]. 

Nhưng khi báo chí phỏng vấn, Lý Hồng Chí đổi hướng che dấu đi sự quan trọng của mình. Trong một bài phỏng vấn Lý Hồng Chí nói: “Mỗi lần tôi gặp các học viên Pháp luân công, tôi đều bảo họ ngồi xuống, trước mặt các bạn chỉ là một người bình thường mà thôi. Các bạn đừng cho tôi là một vị Thánh”. [11]

Điều này trái ngược với tuyên bố mà Lý Hồng Chí đã dạy các học viên của mình: “Nếu như các bạn là học viên Pháp luân thực thụ, thì bánh xe Pháp luân (bánh xe mà Lý Hồng Chí đã cài sẵn trong bụng mỗi học viên) sẽ bảo vệ bạn” [12] . Chí viết trong quyển Chuyển Pháp Luân. “Tôi đã câu thông trong vũ trụ. Nếu như ai đó có thể hại các bạn, thì họ có thể hại tôi. Nói một cách đơn giản hơn là người đó sẽ có thể hại đến vũ trụ này”. [13] Kỳ quặc hơn nữa, kể từ khi chính phủ Trung Quốc trừng trị tổ chức này vào tháng 7 năm 1999, thì Lý Hồng Chí lại không có ra tay giúp đỡ các học viên Pháp luân công một chút nào cả.

Trong khi thúc giục các học viên của mình chiến đấu hy sinh mà bất cần biết đến mạng sống của họ [14], thì Lý Hồng Chí lại đang hưởng thụ một cuộc sống an toàn xa xỉ ở nước Mỹ. Thật là đau lòng khi chứng kiến thấy cảnh những người dân vô tội liều lĩnh dấn thân mạng của mình chỉ để theo đuổi ảo tưởng mà Lý Hồng Chí tạo ra cho họ.

Nhà lãnh đạo nhóm Pháp luân công tuyên bố rằng mình là người duy nhất biết sự thật của vũ trụ và rằng mình là vị cứu tinh duy nhất của thế giới, nhóm Pháp luân công này sử dụng sự mánh khoé lừa dối để chiêu mộ các thành viên mới và không cho phép đặt ra câu hỏi hoặc các quan điểm khác. Đây chính là một số đặc điểm đặc trưng của một Tà giáo. 

Các Tà giáo đều sử dụng kỹ thuật kiểm soát não bộ bằng mánh khoé để điều khiển các tín đồ của họ. Việc điều khiển bằng mánh khoé này được mưu đồ hoá để phá vỡ sự nhận dạng đích thực của một con người và thay thế vào đó bằng một nhận dạng mới. Chúng xông xáo đi lừa gạt tuyển mới tín đồ và thông qua việc xã hội hóa của nhóm, các thành viên mới đi tìm hiểu để làm theo những gì mà các thành viên khác đã làm; dần dần họ bị chịu ảnh hưởng và có suy nghĩ y như những người khác.

Chúng liên tục khích lệ học viên phụ thuộc, tuân thủ và vâng lệnh nhà lãnh đạo tối cao Pháp luân công. Bề ngoài khi nhìn vào Pháp luân công thì người ta có thể nghĩ rằng các học viên đã tự mình lựa chọn tham gia tà giáo này. Nhưng sẽ không có một ai dám tham gia tập luyện Pháp luân công nếu như họ biết trước được Pháp luân công sẽ dạy họ rằng Lý Hồng Chí là vị cứu tinh duy nhất của thế giới. Họ tham gia chỉ vì cho rằng mình gia nhập vào một nhóm luyện tập thể dục vì sức khoẻ mà thôi (nhưng sau đó ngấm ngầm truyền bá một hệ thống tín ngưỡng mê tín dị đoan).

Một trong những phương pháp quan trọng nhất và phổ biến mà các tà giáo sử dụng để kiểm soát tín đồ của họ có thể được gọi là "loại trừ thế giới bên ngoài." Các thành viên tà giáo được truyền dạy là không được tin tưởng người ngoài nhóm, kể cả các thành viên trong gia đình họ. Yếu tố kiểm soát não bộ này chắc chắn được tìm thấy trong các bài giảng của Pháp luân công. Các học viên Pháp luân công bị làm cho mất đi niềm tin vào các tư tưởng đạo đức của “người không tu đạo” mà họ cho là “người thường” (họ tự cho họ là “người tu” nên tất cả đều sẽ bị bỏ ngoài tai).

Việc này được Lý Hồng Chí thực hiện một cách có chủ ý, Lý Hồng Chí liên tục truyền dạy: "Là một học viên bạn không thể hành động theo các chuẩn mực của những người thường được". Phương pháp mánh khoé lừa gạt này không chỉ cách ly các học viên khỏi những người không phải là học viên tu luyện mà còn cách ly họ khỏi các thành viên gia đình và bạn bè của họ, đồng thời nó cũng tạo ra một hệ thống mà các học viên chỉ chia sẻ thông tin với các học viên khác. Kết quả là, các học viên củng cố niềm tin cho nhau trong giáo lý, do đó loại bỏ bất kỳ quan điểm trái chiều hoặc thay thế.

Tôi từng đọc cuốn Nhận Diện Các Tà Giáo được viết bởi chuyên gia hàng đầu về nghiên cứu Tà giáo Tiến sĩ Margaret Singer, tôi đã nhận ra rằng tất cả những kỹ thuật kiểm soát não bộ đã được áp dụng vào trường hợp của bố mẹ tôi. Kể từ đầu năm 1999, bố mẹ tôi đã luyện tập hai giờ một ngày và ngày nào cũng nghiên cứu sách của của Lý Hồng Chí. Họ treo ảnh chân dung của Lý Hồng Chí trong phòng khách nhà chúng tôi, và đã xoá bỏ tất cả các kinh sách tôn giáo, các sách hướng dẫn tập thể dục mà chỉ giữ lại sách của Pháp luân công.

Sau khi tổ chức này bị truy quét, mẹ tôi không chỉ quyên góp tiền cho Pháp luân công mà còn được tổ chức này yêu cầu đi phân phát tờ rơi và tài liệu khác trên các đường phố và tham gia biểu tình trước Đại sứ quán Trung Quốc. Tôi ước tính mẹ tôi dành ít nhất 9 tiếng một ngày, gần như bảy ngày một tuần tham gia vào các hoạt động của Pháp luân công cho đến tận tháng Giêng năm 2002, khi chồng của bà ấy (bố dượng tôi) bị đột quỵ. Pháp luân công đã trở thành cuộc sống của mẹ tôi. Điều này cũng đúng đối với rất nhiều các học viên Pháp luân công hết lòng khác.

Điều làm tôi lo lắng nhất là kể từ khi cha mẹ tôi trở thành người tu luyện Pháp luân công, họ đã từ bỏ chữa trị y tế khi cần thiết. Trong Chuyển Pháp Luân, Chí khẳng định rằng bệnh tật của học viên Pháp luân công sẽ được Chí trực tiếp chữa khỏi [16]. Bởi vì bệnh tật và đau khổ được coi là cơ hội để trả nợ nghiệp, nếu như học viên Pháp luân công cần đến trợ giúp về y tế thì sẽ mất đi cơ hội này. Chí viết: "Uống thuốc trong lúc tu luyện ám chỉ rằng quý vị không tin vào kết quả trị bệnh của sự tu luyện. Nếu quý vị tin nó, tại sao quý vị dùng thuốc?” [17]. Do lời dạy này nên cha dượng của tôi đã phải chịu nhiều lần mắc bệnh gút và cảm cúm.

Lo lắng về sức khỏe của bố mẹ tôi và cố gắng bảo vệ họ thoát khỏi Tà giáo này, tôi bắt đầu đặt ra câu hỏi về lời dạy của Lý Hồng Chí mà tôi đã nghi ngờ từ bấy lâu nay trước khi cha dượng bị đột quỵ, tôi buồn bã khi phát hiện ra rằng quan điểm về thế giới của họ đã thay đổi nghiêm trọng như thế nào. Trong tuyên bố về tín ngưỡng của cha mẹ tôi thì Lý Hồng Chí có sức mạnh siêu nhiên, rằng thế giới đang đến hồi kết thúc, bệnh tật được gây ra bởi những hành động xấu, và rằng ma quỷ có ở khắp nơi, tôi nhận ra rằng họ đã bị tẩy não mất rồi. Cuộc trao đổi của chúng tôi nhanh chóng chuyển thành cuộc tranh luận và sau đó là cãi vã. Tôi đã bị sốc khi chính mẹ đẻ tôi gọi tôi là đồ “ma quỷ”.

Sau lần thứ 2 cãi nhau với cha mẹ, tôi đã chuyển ra ngoài. Sống ở nhà với cha mẹ đã trở thành đau đớn và khó chịu về mặt tinh thần. Tôi đau lòng khi chứng kiến cảnh cha mẹ tự làm tổn thương chính họ và tôi không thể làm gì được. Tôi thậm chí đã bắt đầu cảm thấy lo lắng, giận dữ và buồn bã. Khi cha dượng bị đột quỵ vào tháng Giêng thì mẹ, chị gái và tôi đang đi du lịch ở Trung Quốc. Ông đã không cần đến điều trị y tế trong khoảng năm ngày. Trong khi ông đang ở nhà một mình thì có hai người bạn đến thăm ông và đề nghị đưa ông đi bệnh viện. Mặc dù phía bên phải cơ thể của ông đã bị tê liệt, ông vẫn có thể mở được cửa cho bạn bè vào. Lẽ ra ông có thể đi viện vào thời điểm đó, nhưng ông đã từ chối vì niềm tin vào lời dạy của Lý Hồng Chí. Vài ngày sau đó em gái tôi trở về nhà và thấy ông bị bệnh. Cô ấy đã khóc và cầu xin cha đi viện. Cuối cùng ông đã đi viện, các bác sĩ nói rằng nếu ông không được đưa đến điều trị hai ngày ở viện thì ông có thể đã chết rồi. Rồi ông ở lại điều trị trong bệnh viện một tháng.

Ngày nay, người ta có thể thấy các học viên Pháp luân công ở khắp mọi nơi. Họ đã thiết lập ít nhất 50 địa điểm tu luyện cố định trong toàn vùng vịnh San Francisco, bảy trong số địa điểm này ở San Francisco, một địa điểm ở phía trước của toà nhà City Hall. Họ có hàng trăm địa điểm tu luyện khắp nơi ở Hoa Kỳ, khoảng 70 trang web, các chương trình phát thanh, các chương trình phát sóng truyền hình, và có tờ báo riêng của họ. Tổ chức Pháp luân công có thể đã trở thành Tà giáo cận tôn giáo có tốc độ phát triển nhanh nhất tại Hoa Kỳ.

Ẩn giấu trong giáo lý nông cạn của Lý Hồng Chí "Chân - Thiện - Nhẫn" là giáo lý không dung nạp bất kỳ tôn giáo tín ngưỡng truyền thống nào cùng tồn tại với cái gọi là “bất nhị pháp môn”. Cái “Chân - Thiện - Nhẫn” này ngăn chặn người bệnh tìm kiếm việc điều trị y tế cần thiết và nó quản thúc các tín đồ tuân thủ theo quyền tối cao của Lý Hồng Chí một cách mù quáng.

Đáng tiếc là trong khi các phương tiện truyền thông chỉ tập trung vào các vấn đề nhân quyền ở Trung Quốc thì nó lại thất bại trong việc giáo dục người Mỹ về cách thức lừa đảo và tác hại của Pháp luân công ở trong nước của chúng ta.

Viết bởi: Samuel Luo, San Francisco, California, bài đăng trên tạp chí của Hiệp hội Nghiên cứu Quốc tế về Tà Giáo (ICSA). 

Nguồn: http://www.icsahome.com/articles/what-falun-gong-really-teaches

Tina Trần dịch

TIN, BÀI LIÊN QUAN:

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Quảng Ninh "quản lý hòm công đức" và một góc nhìn!

Ý kiến – Diễn đàn 13:37 09/11/2018

Vậy thì, trước khi ban hành Công văn số 489/UB-VX1, UBND tỉnh Quảng Ninh đã được chủ sở hữu tài sản “ủy quyền” định đoạt hoặc ủy quyền được tham gia định đoạt tài sản chưa? Đã có trong tay quy định nào từ văn bản luật làm căn cứ pháp lý ban hành chưa? Nếu “chưa” thì rõ ràng là không ổn rồi!

Âm mưu phá hoại Phật giáo của Pháp Luân Công

Ý kiến – Diễn đàn 15:30 07/11/2018

Pháp Luân Công, một tổ chức ngụy trang Phật giáo, đã bóp méo giáo lý của Phật giáo. Cộng đồng Phật giáo phản đối việc đăng ký của Pháp Luân Công cũng là để làm sáng tỏ và bảo vệ Phật giáo chính thống thì lại bị buộc tội không coi trọng nhân quyền. Ai là kẻ vi phạm nhân quyền, phá hoại tôn giáo khác và ai mới là người bảo vệ tôn giáo chính thống?

Suy nghĩ đôi điều về sự cầu siêu và cúng thí thực

Ý kiến – Diễn đàn 15:10 11/10/2018

Cầu siêu là cầu mong siêu thoát, nghĩa là dùng phương pháp nào đó để giúp vong linh của người đã chết vượt qua khỏi cảnh khổ đau. Ý nghĩa thì như vậy, nhưng có siêu thoát được hay không, đây là vấn đề thuộc phương pháp siêu độ hay nói đúng hơn là Pháp thuật vi diệu nào đó mới siêu độ nổi vong linh người quá cố.

Nhà Phật có cấm đánh ghen không?

Ý kiến – Diễn đàn 05:15 09/10/2018

“Tinh tinh”... tiếng chuông tin nhắn vang lên. “Nhà Phật có cấm đánh ghen không mày?”, đọc tin cô bạn thân gửi mà tôi vừa thấy buồn cười lại vừa lo lắng. Tôi vội nhấc điện thoại hẹn gặp bạn ngay để hỏi thăm tình hình, phòng trường hợp bạn “giận quá mất khôn”.

Xem thêm