Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ tư, 01/11/2023, 11:25 AM

Pháp môn niệm Phật là phương tiện thù thắng của Như Lai

Ngoài vô lượng pháp môn chỉ thuộc tự lực, Ngài dạy một pháp môn tự lực nương tha lực rất viên đốn, rất huyền diệu, dễ thực hành mà thành công cao, dùng sức ít mà mau có hiệu quả, tất cả căn cơ đều hạp, tất cả Thánh phàm đồng tu. Chính là pháp môn Tịnh độ, niệm Phật cầu vãng sanh vậy.

Audio

Tất cả chúng sanh đều sẵn đủ trí huệ, đức tướng như Phật không khác. Chỉ vì giác tánh theo trần lao, nên toàn thể trí đức chuyển thành vô minh phiền não. Rồi thuận theo phiền não gây tạo những nghiệp hữu lậu, kết thành quả báo trong Tam giới. Từ quả báo sanh tử phiền não, rồi lại gây nghiệp hữu lậu… Vì cớ ấy, nên chúng sanh từ vô thỉ đến nay, trải vô lượng vô biên kiếp mãi chịu khổ trong vòng sanh tử luân hồi.

Vì lòng đại bi, Đức Phật xuất thế thuyết pháp độ sanh. Nguyên bổn tâm của Phật chỉ muốn tất cả chúng sanh đều thoát hẳn sanh tử luân hồi, chứng viên mãn Phật đạo mà thôi. Song vì chúng sanh căn tánh lợi độn không đồng, trí ngu sai khác nên đức Phật phải chìu theo cơ nghi mà giáo hóa. Do đó pháp môn của Phật có nhiều đến vô lượng.

Với chúng sanh hạng lợi căn đại trí, thời Đức Phật dạy Phật thừa để đặng liền viên Phật quả, như Thiện Tài trong Pháp hội Hoa Nghiêm, Long Nữ nơi đạo tràng Diệu Pháp…

Với chúng sanh hạng căn trí kém, thời Đức Phật giảng Bồ tát thừa, Duyên giác thừa và Thanh văn thừa, để cho hạng ấy lần lượt tu tập, tuần tự chứng quả.

Tu pháp môn niệm Phật giống như dùng nước để dập lửa

phật-a-di-đà

Với chúng sanh trình độ quá thấp, thời Đức Phật nói Thập thiện, Ngũ giới, Thiên thừa và Nhơn thừa cho hạng ấy nương theo để khỏi sa đọa vào ác đạo, đặng còn thân nhơn thiên mà vun bồi thiện căn lần lần. Tương lai nương nơi căn lành ấy mà tấn tu Thánh đạo. Hoặc học Bồ tát thừa tu Lục độ vạn hạnh mà chứng pháp thân, hoặc y theo Duyên giác thừa hay Thanh văn thừa ngộ duyên sanh cùng Tứ đế mà đoạn phiền não chứng Niết bàn.

Tất cả những Pháp môn ấy, bất luận là Tiểu thừa hay Đại thừa, Tiệm giáo hay Đốn giáo, nơi hành giả đều phải tự lực tu tập cho đến đoạn tận hết phiền não mới ra khỏi vòng sanh tử. Nếu kiến hoặc, tư hoặc còn chừng mảy tơ thời cội gốc sanh tử vẫn chưa dứt hẳn. Như Tam quả Thánh nhơn (A-na-hàm), sau khi sanh lên bất Hườn Thiên, còn phải trải qua nhiều thời gian mới chứng quả A-la-hán. Chứng A-la-hán rồi mới thật dứt hẳn cội gốc sanh tử.

Nhưng A-la-hán chỉ là bậc Thánh Tiểu thừa, còn phải hồi tâm tu Đại thừa mà cầu Phật đạo. Rèn bi nguyện hiện thân trong lục đạo tu hành Lục độ vạn hạnh, trên cầu thành Phật, dưới cứu khổ mọi loài, lần lượt chứng các bậc: Thập trụ, Thập hạnh, Thập hồi hướng, Thập địa và Đẳng giác Bồ tát. Bậc Đẳng giác lại phải dùng Kim Cang Trí phá một phần phẩm sanh tướng vô minh, mới viên mãn Chủng trí mà chứng Phật quả (Diệu giác).

Giáo pháp của Đức Phật chỉ dạy, từng bậc tu chứng từ phàm lên Thánh, từ Thánh đến Phật, quyết không thể vượt ngoài tuần thứ kể trên.

Đức Bổn sư của chúng ta biết rằng: “Nếu chúng sanh chỉ dùng tự lực để liễu sanh thoát tử, siêu phàm nhập thánh thời rất khó đặng”. Nên ngoài vô lượng pháp môn chỉ thuộc tự lực, Ngài dạy một pháp môn tự lực nương tha lực rất viên đốn, rất huyền diệu, dễ thực hành mà thành công cao, dùng sức ít mà mau có hiệu quả, tất cả căn cơ đều hạp, tất cả Thánh phàm đồng tu. Chính là pháp môn Tịnh độ, niệm Phật cầu vãng sanh vậy.

Đức Phật A Di Đà có thệ nguyện nhiếp thủ chúng sanh niệm Phật. Nên người dùng tín nguyện mà niệm Phật (tự lực) thời cảm thông với nguyện lực của Phật. Nương nguyện lực của Phật nhiếp thủ (tha lực) liền đặng siêu thoát sanh tử luân hồi mà sanh về Cực lạc Tịnh độ. Đã được vãng sanh tức là cao thăng vào bậc Thánh lưu Bất thối, nên gọi là rất viên đốn, rất huyền diệu và dễ thành tựu.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Ý nghĩa Phật đản Phật lịch 2568 - Dương lịch 2024: Đức Thế Tôn bậc trí hạnh viên mãn

Kiến thức 19:39 11/05/2024

Tháng Vesak năm 2024 - Phật lịch 2568 đã trở về, cộng đồng Phật tử Việt Nam nói riêng cũng như khắp nơi trên thế giới hân hoan đón mừng kỷ niệm ngày Bậc Đạo sư xuất thế.

Nguồn gốc chung bảng tông Lâm Tế 

Kiến thức 16:36 11/05/2024

Người khai sáng Tông này là Thiền sư Nghĩa Huyền. Vì phong cách hoằng dương đặc biệt theo tông môn tại Thiền viện Lâm Tế ở Trấn Châu nay thuộc tỉnh Hà Bắc, do đó mà đời sau gọi là Tông Lâm Tế. 

Cách tắm Phật đúng trong lễ Phật Đản

Kiến thức 15:30 11/05/2024

Tắm Phật là một lễ hội văn hóa tâm linh của tất cả mọi người con Phật trên khắp thế giới. Nghi lễ này rất quan trọng trong hầu hết các truyền thống Phật giáo. Mỗi năm vào dịp lễ Phật Đản, nghi lễ tắm Phật đều được diễn ra rất trang nghiêm, trọng thể.

Giới Định Tuệ là cốt lõi của Phật giáo, con đường đi đến giác ngộ giải thoát

Kiến thức 14:50 11/05/2024

Toàn bộ Kinh Luật Luận Phật giáo là nói về Tam học giới định tuệ, nhằm đưa ta đến cái hiểu cái biết, cái nhìn đúng như thực về các pháp, về mọi sự vật hiện tượng và nói cho cùng, mọi tư tưởng học thuật trên thế gian cũng chỉ nhằm trình bày cái sở kiến, cái biết.

Xem thêm