Pháp thí quan trọng hơn tài thí như thế nào?
Muốn biết Pháp thí quan trọng hơn tài thí như thế nào, xin hãy đọc Kinh Kim Quang Minh Tối Thắng vương, quyển Ba, phẩm Diệt Nghiệp Chướng. Kinh này thuyết giảng:
Trong Kinh Kim Quang Minh Tối Thắng vương, quyển Ba, phẩm Diệt Nghiệp Chướng, Đức Phật dạy:
“Này Thiện Nam! Giả sử có người đem bảy báu đầy cả tam thiên đại thiên thế giới cúng dường Như Lai, nếu lại có người khuyến thỉnh Như Lai chuyển Đại Pháp Luân,, thì người này được công đức hơn người kia. Vì sao? Vì người kia dùng tài thí, người này dùng pháp thí.
Này Thiện Nam! Đừng nói chi đem cả bảy báu đầy cả tam thiên đại thiên thế giới bố thí, mà nếu có người đem bảy báu nhiều như hằng hà sa tam thiên đại thiên thế giới cúng dường tất cả chư Phật, thì công đức khuyến thỉnh cũng vẫn hơn cả sự cúng dường ấy, do vì pháp thí có năm điều thù thắng.
Những gì là năm?
Một là, pháp thí gồm cả lợi mình, lợi người, còn tài thí không được như thế.
Hai là pháp thí hay khiến chúng sanh ra khỏi ba cõi, còn phước tài thí chẳng ra khỏi cõi dục.
Ba là pháp thí làm pháp thân thanh tịnh, còn tài thí chỉ tăng trưởng sắc thân.
Bốn là, pháp thí thì vô cùng, còn tài thí có cùng tận.
Năm là, pháp thí dứt được vô minh, còn tài thí chỉ khuất phục được tham ái. Thế cho nên, này thiện nam !Công đức khuyến thỉnh vô lượng vô biên, không thể thí dụ”.
Bây giờ, Đức Phật chỉ rõ năm điều thù thắng của pháp thí.
Thứ nhất, Pháp thí gồm cả lợi mình, lợi người. Ví dụ, khi một người nói pháp cho một đám đông nghe, trước hết người ấy có lợi ích vì đã gieo một nhân tốt là bố thí pháp; người nghe được chánh pháp, nếu y đó tu hành, cuộc đời sẽ được chuyển hóa, tâm sẽ được thăng hoa. Tài thí thì không được như vậy, vì nếu bố thí để họ dùng phương tiện đó làm điều xấu, thì chính sự bố thí ấy lại làm hại cho họ và cho những người xung quanh
Thứ hai, Pháp thí hay khiến chúng sanh ra khỏi ba cõi Dục, Sắc và Vô Sắc, nếu chúng sanh biết tu hành theo chánh pháp, đọan trừ tham – sân – si , được giác ngộ và giải thoát. Nếu dùng tài thí, đó là đang tu phước hữu vi, giỏi lắm cũng sanh về cõi Tha Hóa Tự Tại Thiên, tức chưa giải thoát cõi dục. Rồi khi hưởng hết phước, có thể lại bị đọa vào các đường ác.
Thứ ba, Pháp thí làm pháp thân thanh tịnh, còn tài thí chỉ tăng trưởng sắc thân. Sắc thân của chúng ta do nghiệp tạo nên, dễ bị hoại diệt, biến đổi vô thường; nhưng trong đó còn có pháp thân vô tướng, không bị biến hoại theo thời gian và không gian. Nếu trong suốt cuộc đời, chúng ta chỉ lo chăm sóc cho cái sắc thân, thỏa mãn những nhu cầu của nó là ăn, mặc, ở, tức cái hạ tầng kiến trúc của đời sống, mà quên đi phần thượng tầng kiến trúc là văn hóa, tâm linh, thiền định, trí tuệ, thì rỏ ràng chúng ta chỉ sống bằng bản năng như loài vật. Chỉ có thượng tầng kiến trúc mới nuôi dưỡng pháp thân, còn những nhu cầu vật chất tầm thường chỉ làm cho chúng ta mãi chìm trong vô minh tăm tối. Pháp thí sẽ giúp chúng ta biết chánh đạo, sống với cái cao cả, cái minh triết, là những yếu tố quyết định sự tiến hóa của toàn thể loài người.
Thứ tư, Pháp thí thì vô cùng, vì nó không có tướng mạo, nên không bị mai một theo thời gian. Người thí pháp vô cùng, vì có thể nói pháp suốt đời, nói ở mọi chổ mà vẫn mãi mãi lưu xuất được; người nghe pháp cũng vô cùng, vì dùng pháp để tu theo suốt đời vẫn không hết, không cạn. Ngược lại vì tài thí có hình tướng, nên có giới hạn có cùng tận
Thứ năm, Pháp thí dứt được vô minh, còn tài thí chỉ khuất phục được tham ái. Khi nghe pháp, sự hiểu biết của chúng ta càng sâu rộng, trí tuệ càng phát triển, đến rốt ráo có thể dứt được vô minh. Tài thí thì chỉ tạm giải quyết khó khăn trước mắt cho người được bố thí, còn người bố thí thì cũng tạm thời khuất phục được tham ái ngay lúc ấy mà thôi.
Do những đặc tính quá ưu việt của pháp thí đã nói trên, rõ ràng công đức của người pháp thí và người khuyến thỉnh pháp thí vô lượng vô biên, tài thí không thể so sánh nổi. Nếu mỗi tự viện đều là những nơi được khuyến thỉnh pháp thí, thì Phật tử sẽ được muôn phần lợi lạc, đời sống được cải thiện, đau khổ sẽ không còn và xã hội cũng được trong sạch hơn lên.
Vì vậy, đã là Phật tử, chúng ta phải luôn trao dồi học hỏi, ngày càng thâm nhập Phật pháp để chuyển hóa tự thân, tự cứu mình ra khỏi mọi ràng buộc khổ não của đời sống. Sau đó chúng ta đem sự hiểu biết bằng trí tuệ và sự thanh lương của tâm hồn mình ra giúp ích cho người khác, thì hành động pháp thí ấy mới có kết quả.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Bịnh “trời cho”
Nghiên cứu 18:05 24/11/2024Đầu năm 1994 Giả tiên sinh, chồng Lý nữ sĩ bị bịnh ghẻ. Toàn thân anh nổi đầy ghẻ, vừa chảy mủ vừa nhức nhối khó chịu, đã chữa chạy khắp đông y tây y nhưng đều không thấy kết quả.
Lược giải về Phật giáo
Nghiên cứu 13:09 24/11/2024Phật giáo là một tôn giáo lâu đời, khởi thủy từ một vị là Tất đạt Đa Cồ Đàm. Đạo Phật là một học thuyết hướng tới giải thoát và chấm dứt mọi đau khổ của con người.
Trời thu, lá úa, vọng niệm vô thường
Nghiên cứu 09:11 24/11/2024Bài thơ “Cảnh mùa thu” của Thanh Sĩ (1928 – 1973) là viết theo thể thơ đường luật, vần bằng, tám câu. Với những câu tả cảnh đối nhau, tác giả giúp người đọc nhận thức rõ và sâu sắc về tính biến hóa vô thường ở vạn vật...
Chung quanh vấn đề vãng sanh
Nghiên cứu 20:00 21/11/2024Tất cả chúng sanh, nếu không được sanh về cõi Phật, tất nhiên sẽ phải đọa vào ác đạo, không trước thời sau. Nếu muốn sanh về cõi Phật, đương nhiên là phải niệm Phật. Đó là một sự thật tất nhiên không thể phủ nhận.
Xem thêm