Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ tư, 17/02/2021, 17:00 PM

Pháp tu Tịnh Độ của Phật giáo Việt Nam thời Lê – Nguyễn

Vấn đề thực hành pháp môn Tịnh độ của Phật giáo trong giai đoạn Lê – Nguyễn được các vị thiền sư, giới cư sĩ và tầng lớp tín đồ trong xã hội lúc bấy giờ thực thi tu niệm một cách tinh chuyên, rộng rãi qua các phương thức tu tập hành trì trong nếp sống đạo thường nhật và hoằng hóa lợi sanh.

Sau thời kỳ hoàng kim với những đóng góp quan trọng cùng với thời đại Lý -Trần, Phật giáo Việt Nam ở thời kỳ Lê – Nguyễn thế kỷ XV-XIX, có thể nói không còn đóng giữ vai trò chủ đạo trên vũ đài chính trị như trước, thay vào đó Phật giáo trong giai đoạn này chịu nhiều sự chuyển đổi sâu sắc. Các hậu quả tàn phá nặng nề từ chính sách tiêu diệt văn hóa Đại Việt của quân Minh, cộng thêm các cuộc nội chiến phân tranh quyền lực giữa các tập đoàn phong kiến Lê – Mạc, Trịnh – Nguyễn kéo dài từ thế kỷ XVI- XVIII; khiến Phật giáo thời kỳ này nhường vị trí chính trường cho Nho giáo, đồng thời lui về sinh hoạt, tu tập nơi các thiền môn, tự viện và ảnh hưởng chủ yếu trong đời sống nhân gian. Song, có thể thấy những diện mạo khả quan trong việc định hình đời sống tư tưởng cũng như triết lý tu tập của Phật giáo thời kỳ Lê – Nguyễn trải dài từ đời Hậu Lê sơ, Mạc, Lê trung hưng, Tây Sơn đến thời Nguyễn đối với các tầng lớp xã hội không vì thế trở nên mờ nhạt và mất tầm ảnh hưởng quan trọng. Cụ thể, vấn đề thực hành pháp môn Tịnh độ của Phật giáo trong giai đoạn Lê – Nguyễn được các vị thiền sư, giới cư sĩ và tầng lớp tín đồ trong xã hội lúc bấy giờ thực thi tu niệm một cách tinh chuyên, rộng rãi qua các phương thức tu tập hành trì trong nếp sống đạo thường nhật và hoằng hóa lợi sanh. Từ đó mang đến nhiều điểm sáng mới mẻ trong việc góp phần củng cố thêm sự hưng thịnh và phát triển của tiến trình lịch sử tư tưởng Việt Nam thời Lê – Nguyễn thế kỷ XV- XIX được lâu dài vững mạnh về sau.

Vấn đề thực hành pháp môn Tịnh độ của Phật giáo trong giai đoạn Lê – Nguyễn được các vị thiền sư, giới cư sĩ và tầng lớp tín đồ trong xã hội lúc bấy giờ thực thi tu niệm một cách tinh chuyên, rộng rãi qua các phương thức tu tập hành trì trong nếp sống đạo thường nhật và hoằng hóa lợi sanh.

Vấn đề thực hành pháp môn Tịnh độ của Phật giáo trong giai đoạn Lê – Nguyễn được các vị thiền sư, giới cư sĩ và tầng lớp tín đồ trong xã hội lúc bấy giờ thực thi tu niệm một cách tinh chuyên, rộng rãi qua các phương thức tu tập hành trì trong nếp sống đạo thường nhật và hoằng hóa lợi sanh.

Tinh thần dung hợp giữa Thiền tông và Tịnh độ

Phương thức tu tập pháp môn Tịnh độ của thời Lê – Nguyễn

Thực tế, ở những buổi đầu sinh hoạt của Phật giáo giai đoạn Lê – Nguyễn, chúng ta thấy vai trò du hóa hành đạo của các vị Thiền sư Trung Hoa cùng với các dòng thiền Lâm Tế, Tào Động có mặt trên lãnh thổ Đại Việt, bên cạnh các Thiền phái Trúc Lâm, Chúc Thánh, Liễu Quán của nền Phật giáo dân tộc cũng được phục hưng và hình thành trong giai đoạn này. Tuy nhiên, thời gian này thay vì chủ trương, khởi xướng mạnh mẽ các công án tham thiền, thoại đầu, đánh hét… để hướng dẫn các tầng lớp trong xã hội thực hành tu trì nhằm kiến tính ngộ đạo theo lối tu tập vốn có của triết lý Thiền tông, ngược lại để tạo nên sự lan tỏa sâu rộng, thích ứng với điều kiện tu tập bấy giờ của các giới xuất gia lẫn tại gia trong xã hội Lê – Nguyễn; một phương thức tu tập mới về giáo nghĩa Tịnh độ đã được thiết lập, khởi xướng trong quan điểm tu niệm bởi các vị thiền sư Chuyết Công, Nguyên Thiều, Chân Nguyên, Hương Hải, Thạch Liêm, Toàn Nhật… và đặc biệt đề cập qua nội dung ý nghĩa triết lý từ các tác phẩm văn học của các giới cư sĩ, vốn là những nhà Nho như Đào Duy Từ, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Du,… chủ trương khuyến hóa mọi giới trong xã hội bấy giờ nỗ lực tu tập hành trì theo pháp tu Tịnh độ, biểu hiện qua các phương thức tu niệm: kết hợp giữa triết lý thiền tịnh để niệm Phật, thực hành pháp quán tưởng tự tính Di Đà, phát khởi niềm tin cầu nguyện vãng sinh Tây phương, tin sâu giáo lý nhân quả, cho đến việc tụng kinh, trì trai, giữ giới… với mục đích ý nguyện đều nhằm hướng đến sự tịnh hóa thân tâm, thiết lập được giá trị an lạc giải thoát ngay kiếp sống hiện tại đồng thời hướng nguyện về cõi Tịnh độ của Phật A Di Đà qua pháp tu Tịnh độ.

Kết hợp triết lý Thiền – Tịnh

Ngay từ những buổi đầu đặt chân lên vùng đất Đại Việt, thiền sư Chuyết Công (1590-1644) – đời 34, thuộc dòng thiền Lâm Tế tại Trung Hoa, đã tích cực chủ trương tinh thần cổ xúy giáo nghĩa Tịnh độ qua pháp tu niệm Phật bằng triết lý “tự tính Di Đà”, với tác phẩm Bồ đề yếu nghĩa, xiển dương tư tưởng thiền tịnh cả về mặt lý và sự viên dung:

“Niệm Di Đà là niệm tự tính A Di Đà của ta sống lâu vô lượng, sáng chói vô lượng. Tự tính ấy muôn kiếp không hoại diệt là vô lượng thọ, sáng chiếu khắp mười phương thế giới là vô lượng quang. Niệm niệm không rời tự tính, niệm niệm gọi thức chủ nhân ông…. Chỉ một niệm đó là đường tắt vượt ra khỏi ba cõi, không có niệm nào riêng, không có niệm nào khác. Một niệm rốt ráo vượt trăm ức, thì chẳng nhọc giây phút đến Tây phương, cho nên gọi là duy tâm Tịnh độ”.

Kế thừa tinh thần giáo nghĩa này, thế kỷ XVII, Minh Châu Hương Hải (1628-1715), đặc biệt cũng chủ trương tinh thần chú trọng đến triết lý thiền tịnh trong việc xây dựng giáo nghĩa Tịnh độ bấy giờ. Vì thế, mà Ngài đã chọn bản kinh A Di Đà để trì tụng cũng như giảng giải về nội dung bản kinh này với tác phẩm Giải Di Đà kinh, bởi bản kinh này bao hàm cả về tư tưởng kết hợp giữa yếu tố thiền tịnh song tu, niềm tin cộng hưởng từ ý niệm tự lực và tha lực, cùng với sự hỗ dụng nhiếp hóa của mười phương Phật. Mặc khác, ngài Minh Châu Hương Hải còn đề cập đến triết lý Tịnh độ với tư tưởng tự tính Di Đà, một lòng Tịnh độ- một chủ trương tu niệm của Vĩnh Minh Diên Thọ, đồng thời xem việc niệm Phật chính là một cách kết hợp của triết lý thiền tịnh, là phương thuốc mầu nhiệm, thông qua việc hành thiền niệm Phật mục đích để thấy Phật A Di Đà chính là thấy được tự tính của chính mình và ngộ đạo.

“Chuyển vô minh, bội trần hiệp giác

Vui về bề diệu dược Liên bang”.

(Sự lý dung thông – Minh Châu Hương Hải)

Kết hợp giữa triết lý thiền tịnh để niệm Phật, thực hành pháp quán tưởng tự tính Di Đà, phát khởi niềm tin cầu nguyện vãng sinh Tây phương, tin sâu giáo lý nhân quả, cho đến việc tụng kinh, trì trai, giữ giới… với mục đích ý nguyện đều nhằm hướng đến sự tịnh hóa thân tâm, thiết lập được giá trị an lạc giải thoát ngay kiếp sống hiện tại đồng thời hướng nguyện về cõi Tịnh độ của Phật A Di Đà qua pháp tu Tịnh độ.

Kết hợp giữa triết lý thiền tịnh để niệm Phật, thực hành pháp quán tưởng tự tính Di Đà, phát khởi niềm tin cầu nguyện vãng sinh Tây phương, tin sâu giáo lý nhân quả, cho đến việc tụng kinh, trì trai, giữ giới… với mục đích ý nguyện đều nhằm hướng đến sự tịnh hóa thân tâm, thiết lập được giá trị an lạc giải thoát ngay kiếp sống hiện tại đồng thời hướng nguyện về cõi Tịnh độ của Phật A Di Đà qua pháp tu Tịnh độ.

5 điều kiện để được sinh về cõi Tịnh độ của Đức Phật A Di Đà

Cùng thời với Minh Châu Hương Hải, còn có thiền sư Chân Nguyên Tuệ Đăng (1647-1726), với các tác phẩm Tịnh độ yếu nghĩa, Thiền tông bản hạnh, Phật tâm luận, Kiến tính thành phật luận…, phần lớn nội dung trong những tác phẩm này đều được ngài Chân Nguyên chủ trương sự kết hợp mạnh mẽ giữa triết lý Thiền học và Tịnh độ trong việc thực hành pháp môn niệm Phật. Xem chúng như là một cách thức hữu hiệu nhất để kiểm thúc được tam nghiệp thân, khẩu, ý, mà chỉ một lòng chuyên nhất vào câu Phật hiệu A Di Đà và pháp tu Tịnh độ; từ đó trở thành một phương pháp hành thiền giản dị mà đại chúng ai cũng có thể tu niệm và hành trì được“Tịnh độ rõ ràng ở trước mắt, Tây phương không nhọc đến khoảng khắc”.

Hơn nữa, tại chùa Quỳnh Lâm, núi Tiên Du, chùa Hoa Yên ở Yên Tử và chùa Linh Ứng ở Thanh Hà, Chân Nguyên Tuệ Đăng còn cho thiết lập Cửu liên đài, biểu trưng cho giáo nghĩa Cửu phẩm vãng sinh trong triết lý Tịnh độ của Phật A Di Đà thường được đề cập ở trong Vô lượng thọ kinh, Quán vô lượng thọ kinh, A di đà kinh, mục đích xác chứng niềm tin bất động đối với việc tu tập pháp môn niệm Phật cầu nguyện vãng sinh Cực lạc đối với các giới trong xã hội bấy giờ:

“Cửu Liên đài thượng hoa khai

Những người niệm Bụt Di Đà Phật danh

Cùng về cực lạc hóa sinh

Mình vàng vóc ngọc quang minh làu làu

Tiêu dao khoái lạc chẳng âu

Bất sinh, bất diệt ngồi lầu tòa sen”.

(Thiền tông bản hạnh – Chân Nguyên)

Và có lẽ, đây ắt hẳn cũng chính là thể hiện cho ước muốn xây dựng về một cõi Tây phương của Phật A Di Đà của thiền sư Chân Nguyên được tái thiết kiến tạo tại nhơn gian bằng những giá trị hoàn mỹ nhất của việc thực thi triết lý giáo nghĩa Tịnh độ lấy làm mục đích tối hậu. Theo Nguyễn Duy Hinh nhận xét: “… tòa Cửu phẩm Liên Hoa này không phải là vật chứng của tông Tịnh độ mà là vật chứng về thiền tịnh song tu”.

Tiếp nữa, tại xứ Đàng Trong ở thế kỷ XVII, có ngài Thạch Liêm (1633-1704), vị thiền sư thuộc dòng Tào Động của Trung Hoa sang hoằng hóa tại xứ Đàng Trong của Đại Việt dưới thời chúa Nguyễn Phúc Chu, đặc biệt cũng chủ trương triết lý dung hợp giữa thiền tịnh trong vấn đề tu niệm về Tịnh độ. Tác phẩm Hải Ngoại Kỷ Sự do ngài Thạch Liêm trước tác có ghi lại nội dung bức thư mà ngài khuyên mẹ của chúa Nguyễn Phúc Chu là Tống Thị hãy tinh cần thực hành việc niệm Phật:

“Trong các con đường tắc để tu hành, không có con đường nào bằng niệm Phật. Niệm Phật cốt ở chỗ dứt bỏ được duyên lự, chỉ nhớ nghĩ đến sáu chữ, tâm không tán loạn…. Điều cốt yếu là thấy sắc không nhiễm, nghe thanh không đắm, hai tướng động và tĩnh dứt bặt không sinh. Khắp cõi hư không đều là Tịnh độ duy tâm, tận cùng pháp giới đều là Di Đà tự tính”.

Tổ sư Nguyên Thiều (1648- 1728), vị thiền sư đời thứ 33 của dòng Lâm Tế tại Trung Hoa, khi mới từ Quảng Đông đến vùng đất Quy Ninh, xứ Bình Định của Đại Việt, ban đầu Ngài đã dựng thảo am lấy tên là Di Đà để tu niệm và hoằng hóa quần chúng nhân dân nơi đây tu tập với tín ngưỡng Tịnh độ, niệm Phật A Di Đà. Về sau, các vị đệ tử của ngài như là Minh Giác Kỳ Phương, Liễu Triệt, Minh Lý, Phước Huệ… vẫn tích cực kế thừa và chủ trương tinh thần xiển dương triết lý Tịnh độ của thiền sư Nguyên Thiều; tiêu biểu nhất có lẽ là ngài Minh Giác Kỳ Phương trong Kiết hạ an cư thị chúng có hướng dẫn đồ chúng:

“Một câu Di Đà không niệm khác, thì phút chốc chẳng nhọc đến Tây phương. Cho nên Di Đà là chính mình, sao lại hướng ngoại nhọc tìm mầu nhiệm. Chỉ ra việc niệm Phật là tự tính, cho nên chính mình với thoại đầu trở thành oan gia đối nghịch”. Đặc biệt, ngài còn nhấn mạnh triết lý: “Có Thiền không tịnh độ, mười người tu chín người trật. Có thiền có tịnh độ muôn người không mất một”.

Và đương nhiên, việc thực hành pháp tu Tịnh độ trong giai đoạn Phật giáo Lê- Nguyễn với thành phần chủ đích là các vị Thiền sư Phật giáo cùng các vị cư sĩ, vua quan được biết đến trong xã hội bấy giờ, không những chỉ được chú trọng về mặt ý nghĩa lý tính niệm Phật, giữa sự kết hợp của thiền tịnh, cho đến việc quán tưởng tự tính Di Đà để đi đến sự tỏ ngộ kiến đạo; mà về phương diện thực tiễn hành sự của pháp tu này, đặc biệt đã được phổ hóa giản đơn việc thực hành tu niệm Tịnh độ bởi các vị Thiền sư, cư sĩ, vua quan đương thời để thích ứng phù hợp được với các tầng lớp căn cơ trong xã hội bằng phương thức trì danh niệm Phật, chuyển hóa thân tâm ngang qua các pháp tu niệm như tụng kinh, trì trai, giữ giới để phát khởi niềm tin cầu nguyện vãng sinh Tây phương Tịnh độ.

Trong các con đường tắc để tu hành, không có con đường nào bằng niệm Phật.

Trong các con đường tắc để tu hành, không có con đường nào bằng niệm Phật.

Đức Phật A Di Đà và cõi Tịnh Độ Cực Lạc

Trì danh niệm Phật

Có thể thấy, ở phương diện thực hành của pháp tu Tịnh độ trong Phật giáo thời Lê- Nguyễn với sự chủ trương tu niệm từ các vị Thiền sư, cư sĩ, pháp trì danh niệm Phật trong giáo nghĩa Tịnh độ cũng đã được chú trọng và hành trì khá phổ biến trong xã hội bấy giờ. Một mặt, do đến từ sự chủ động khuyến hóa mọi giới trong nếp sống đạo thực hành yếu nghĩa niệm Phật cầu nguyện vãng sinh Tây phương từ các vị Thiền sư; mặt khác pháp tu này đã được giản hóa ở mặt triết lý thực hành mà qua đó thích ứng được với nhu cầu tu học, sinh hoạt tâm linh của đông đảo quần chúng nhân dân bấy giờ nên được chú trọng thực hành rộng rãi.

Cụ thể, thiền sư Chuyết Công trong tác phẩm Bồ đề yếu nghĩa có bảo: “Trước khi niệm Phật A Di Đà, hành giả phải thực hành tuần tự quy y Tam bảo, thọ trì năm giới, sám hối nghiệp chướng và cuối cùng phát khởi đại nguyện”. Rõ ràng, việc thực tập niệm Phật theo thiền sư Chuyết Công chủ trương là vô cùng đơn giản, bởi lẽ con người trong ý niệm cần cầu giá trị an lạc, hướng đến đời sống tịnh hóa của tự thân ngang qua việc trì niệm danh hiệu Phật, đương nhiên theo ngài trước nhất mỗi cá nhân nhất thiết cần phải nỗ lực chuyền hóa đời sống tâm thức của mình bằng các hành động cụ thể thông qua ba nghiệp thân, khẩu và ý được tịnh hóa trong lộ trình hướng thượng; chỉ khi đó việc thực tập pháp tu niệm Phật mới mong được chuyên nhất và có hiệu quả lợi lạc. Thiền sư Minh Châu Hương Hải (1628- 1715), trong tác phẩm Phật thuyết A Di Đà kinh sớ sao tự, Giải Di Đà kinh, Ngài cũng đặc biệt đề cao đến phương thức trì danh niệm Phật, và cho rằng việc chuyên trì danh hiệu Phật thâu nhiếp cả hết thảy công đức, hơn cả việc trì chú: “Chuyên trì danh hiệu thắng hơn trì chú, thắng hơn hết thảy chư dư công đức”.

Cũng trong các tác phẩm Tịnh độ yếu nghĩa, Phật tâm luận, Thiền tông bản hạnh, Kiến tính thành Phật luận, được Chân Nguyên Tuệ Đăng trước tác ở thế kỷ XVII, thiền sư Chân Nguyên cũng đặc biệt đề cập trực tiếp đến các giá trị lợi lạc của pháp tu Tịnh độ ngang qua phương thức trì danh niệm Phật cả về mặt triết lý và vận dụng thực tiễn.

“Tịnh độ rõ ràng ngay trước mặt

Phút giây không nhọc đến Tây thiên

Pháp thân đẹp quá xây ba cõi

Hóa hiện Di đà ngồi chín sen”.

(Tịnh độ yếu nghĩa- Chân Nguyên)

Tiếp đến, ngài Diệu Nghiêm Pháp Chuyên (1726-1798), vị thiền sư của dòng thiền Lâm Tế Chúc Thánh đã đến tham vấn và học tu pháp môn Tịnh độ tại chùa Thập Tháp- Bình Định với ngài Liễu Triệt và về sau bản thân Ngài cũng nỗ lực hành đạo khuyến hóa mọi người “quy kính Tam bảo, cầu nguyện vãng sinh”, trực tiếp giảng Long thư tịnh độ văn cho quần chúng bấy giờ tu tập, phát khởi niềm chính tín niệm Phật để cầu nguyện vãng sinh Tây phương.

Thời gian này, còn có ngài Phật Nghĩa Chiếu Nguyệt cùng thời với Diệu Nghiêm Pháp Chuyên, cũng ra sức xiển dương giáo nghĩa Tịnh độ, đồng thời tích cực cổ xúy pháp môn trì danh niệm Phật đến với mọi tầng lớp tu niệm:

“Chỉ trì A Di Đà Phật bốn chữ, do đó mà được rời Ta Bà, được sinh Lạc quốc, được bất thoái chuyển, cho đến thành Phật mới thôi. Bởi được sinh Tịnh độ là nhờ tha lực của lời nguyện A Di Đà nhiếp thủ”.

Đến thời kỳ của ngài Toàn Nhật Quang Đài (1757- 1834), đệ tử đắc pháp của thiền sư Diệu Nghiêm Pháp Chuyên, thuộc dòng truyền thừa của Lâm Tế Chúc Thánh, đặc biệt nỗ lực phát huy triết lý Tịnh độ của Phật giáo một cách mạnh mẽ, rộng rãi. Đồng thời, ca ngợi tán thán về danh hiệu hồng danh của Phật A Di Đà; đồng thời khuyến hóa mọi tầng lớp nỗ lực tinh tấn chấp trì danh hiệu ấy mà làm lành tránh dữ:

“Quy y thọ pháp Như lai

Vâng truyền năm giới hôm mai giữ gìn

Việc trong Phật pháp kính tin

Thầy như cha mẹ hiền tiền Thích Ca

Chuyên trì sáu chữ Di Đà

Làm lành lánh dữ phận mà chẳng lơi”.

(Hứa Sử truyện vãn¬- Toàn Nhật Quang Đài)

Hay có đôi khi là sự miên mật chí thành nơi câu Phật hiệu A Di Đà bởi sự mầu nhiệm, thù thắng mang lại cho tâm thức vị hành giả mỗi khi được trì niệm lần chuỗi công phu; vì thế mà ngài Toàn Nhật mới bảo là cả hơn vạn quyển thiên kinh:

“Ai ơi lòng thật chớ nghi

Tu hành đắc chí liễu kỳ tử sinh

Tuy rằng vạn quyển thiên kinh

Chẳng qua sáu chữ

Hồng danh rất mầu

Vui lòng một chuỗi giới châu

Sớm khuya tưởng niệm công phu mà lần”.

(Hoán tỉnh trần tâm khuyên tu tịnh độ vãn- Toàn Nhật Quang Đài)

Hết thảy đều chỉ cho tâm nguyện một lòng tin sâu vào giáo nghĩa Tịnh độ của các vị Thiền sư đương thời với pháp tu niệm Phật được thể hiện ngay trong nếp sống đạo thường nhật, cũng như phản ánh qua tinh thần hoằng hóa, phổ cập pháp tu niệm Phật trong triết lý Tịnh độ đến với các tầng lớp xã hội trong Phật giáo Lê- Nguyễn thời bấy giờ.

Niệm Phật cốt ở chỗ dứt bỏ được duyên lự, chỉ nhớ nghĩ đến sáu chữ, tâm không tán loạn…. Điều cốt yếu là thấy sắc không nhiễm, nghe thanh không đắm, hai tướng động và tĩnh dứt bặt không sinh. Khắp cõi hư không đều là Tịnh độ duy tâm, tận cùng pháp giới đều là Di Đà tự tính.

Niệm Phật cốt ở chỗ dứt bỏ được duyên lự, chỉ nhớ nghĩ đến sáu chữ, tâm không tán loạn…. Điều cốt yếu là thấy sắc không nhiễm, nghe thanh không đắm, hai tướng động và tĩnh dứt bặt không sinh. Khắp cõi hư không đều là Tịnh độ duy tâm, tận cùng pháp giới đều là Di Đà tự tính.

Tịnh độ tại nhân gian

Đặc biệt trong giai đoạn này, các trước tác văn học của các giới cư sĩ, vốn là những nhà Nho xuất hiện trong thời kỳ Lê- Nguyễn như Đào Duy Từ, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Du,… có thể nói về nội dung triết lý đã có sự vận dụng một cách sâu sắc ý nghĩa của giáo nghĩa Tịnh độ Phật giáo trong thời kỳ này; điều đó thể hiện sự thực nghiệm tâm linh nơi tự thân lĩnh hội của mỗi vị, và đương nhiên cũng là sự khẳng định một niềm tin kiên cố được thiết lập về pháp tu niệm Phật trong giới cư sĩ, vốn chán cảnh thế sự, thời cuộc tìm về với chân lý Phật giáo .

Hình ảnh đức Phật Di Đà được ngầm hiểu qua câu niệm A Di Đà được Đào Duy Từ, Nguyễn Bỉnh Khiêm đề cập trong các trước tác thơ văn, có thể là minh chứng rõ tàng nhất cho thâm ý sâu sắc về ý niệm Tịnh độ: tự tính Di Đà luôn sẵn có nơi tâm ý của mỗi người, chẳng có sự dị biệt giữa Phật và con người nên chẳng cần phải tìm kiếm, cầu nguyện, bởi lẽ tất cả đều đầy đủ bản tính Di Đà như nhau chẳng khác.

“Một bầu chi cũng thú yên hà

Nghi ngút hương bay cửa Đại la

Ngày vắng đỉnh đang chuông Bát nhã

Đêm khuya dắng dõi kệ Di Đà

…… Mựa rảng đạo xa hòa nhọc kiếm

đề kết quả ở lòng ta”.

(Tư dung vãn- Đào Duy Từ)

“Suy lý cho cùng Phật ấy ta

Lọ là chung bóng đạo Di Đà…”

(Giới sùng Phật vô ích – Nguyễn Bỉnh Khiêm)

Và tiêu biểu nhất, có lẽ phải nói đến Nguyễn Du với tác phẩm chữ Nôm Truyện Kiều, Văn tế thập loại chúng sinh, khi nội dung của nó đã đụng chạm đến sự đồng cảm của con người thời đại, hơn hết chính là ý niệm ước muốn khuyến hóa con người cần phải nhất tâm niệm Phật, lấy Phật làm lòng thì liền được siêu thoát trong cõi luân hồi, cũng có nghĩa là siêu sinh về cảnh giới Tây phương Tịnh độ của Phật A Di Đà:

“Kiếp phù sinh như hình bào ảnh

Có câu rằng: vạn cảnh giai không

Ai ơi lấy Phật làm lòng

Tự nhiên siêu thoát ở trong luân hồi”.……

“Tiết đầu thu lập đàn giải thoát

Nước tịnh bình rưới hạt dương chi

Muôn nhờ đức Phật từ bi

Giải oan cứu khổ độ về Tây phương”

(Văn tế thập loại chúng sinh- Nguyễn Du)

Tạm kết

Có thể nói, trong điều kiện bối cảnh dân tộc Đại Việt có nhiều sự chuyển biến, thay đổi về đời sống, văn hóa, con người diễn ra trong xã hội Lê- Nguyễn ở thế kỷ XV- XIX, thì việc định hình, thiết lập và xây dựng các tư tưởng triết lý tu tập của Phật giáo trong thời kỳ này với pháp tu Tịnh độ được vận dụng kết hợp tu niệm từ sự chủ trương và khuyến hóa của các vị Thiền sư, giới cư sĩ trí thức đến với mọi giai tầng trong xã hội bấy giờ thực hành, tu trì pháp môn Tịnh độ bằng nhiều phương thức khác nhau, hài hòa; rõ ràng đã thể hiện sự thích ứng, phù hợp của triết lý tu tập Phật giáo đối với điều kiện nhu cầu tín ngưỡng sinh hoạt của các tầng lớp trong Phật giáo thời Lê- Nguyễn. Đồng thời, đây đặc biệt còn là cách thức để gìn giữ và duy trì lâu dài nền độc lập, tự chủ của dân tộc Đại Việt ngang qua vai trò đóng góp chủ đạo của tư tưởng Phật giáo thời Lê- Nguyễn thế kỷ XV-XIX được phát huy, rộng mở.

TÀI LIỆU THAM KHẢO:

1. Thích Đồng Bổn (Chủ biên, 2014), Phật giáo thời Hậu Lê, Nxb. Tôn Giáo, Hà Nội.

2. Thích Đồng Bổn (Chủ biên, 2015), Phật giáo thời Nguyễn, Nxb. Tôn Giáo, Hà Nội.

3. Nguyễn Lang (2009), Việt Nam Phật giáo sử luận, Nxb.Văn Học, Hà Nội.

4. Nguyễn Duy Hinh (1999), Tư tưởng Phật giáo Việt Nam, Nxb. Khoa học Xã hội, Hà Nội.

5. Thích Thái Hòa (2013), Đi vào bản nguyện Tịnh độ, Nxb. Văn hóa- Văn nghệ, Hồ Chí Minh.

6. Lê Mạnh Thát (2000), Toàn tập Minh Châu Hương Hải, Nxb. Thành phố Hồ Chí Minh.

7. Lê Mạnh Thát (2005), Toàn tập Toàn Nhật Quang Đài, tập 1, Nxb. Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh.

8. Lê Mạnh Thát (2018), Toàn tập Chân Nguyên Tuệ Đăng, Nxb. Thành phố Hồ Chí Minh.

9. Nhiều tác giả (2019), Phật học luận tập, tập 5, Nxb. Hồng Đức, Hà Nội.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Ý nghĩa Tịnh độ

Tịnh Độ tông 11:00 22/10/2024

Tịnh Ðộ là chỉ cho quốc độ trang nghiêm thanh khiết an tịnh, quốc độ ấy tối thiểu phải có những điều kiện về nhân dân và thổ địa như sau:

Tín, Nguyện, Hạnh là ba tư lương về Tịnh độ

Tịnh Độ tông 15:20 03/10/2024

Pháp môn Tịnh độ dễ tu nhưng khó tin. Trong kinh “Phật tuyết A Di Đà”, Đức Thế Tôn cũng thừa nhận như thế.

Pháp môn Tịnh Độ được mang theo túc nghiệp mà vãng sanh

Tịnh Độ tông 11:00 26/09/2024

Chúng ta sống trong thế gian có vô lượng nghiệp chướng, chủng tử tập nghiệp, muốn vượt qua sáu đường, vượt qua mười pháp giới cũng không nên gấp gáp mà có thể mang theo cả nghiệp, có thể không cần dứt phiền não, chỉ cần chuyên tâm niệm Phật A Di Đà.

Sư bà Hải Triều Âm khai thị về tông Tịnh Độ

Tịnh Độ tông 15:30 02/09/2024

Tông Tịnh độ có rất nhiều môn. Hiện nay tại Việt Nam chỉ lưu hành có 3 pháp.

Xem thêm