Phật đản - Đại lễ mang đến phúc lành
Lễ Phật đản là một sự kiện quan trọng, một lễ hội lớn của Phật giáo. Vì thế, cứ mỗi độ tháng tư về, khắp các chùa, tự viện lại trang hoàng cờ hoa đón mừng, người người nô nức đổ về dự lễ và nguyện cầu những điều tốt đẹp.
Lễ Phật đản là gì?
Lễ Phật đản là lễ kỷ niệm ngày sinh của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni - kỷ niệm sự xuất hiện của một con người vĩ đại, người đem ánh sáng, con đường cứu khổ, chân lý đến thế gian này.
Đây cũng là một trong những lễ hội quan trọng nhất của toàn thể Tăng Ni, Phật tử trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Lễ Phật đản đã được Tổ chức Liên Hiệp Quốc chính thức công nhận là một trong những ngày lễ hội tôn giáo của thế giới.
Lễ Phật đản ngày nào?
Đức Phật Thích Ca Mâu Ni tức Thái tử Tất Đạt Đa đản sinh vào năm 624 trước tây lịch và nhập Niết bàn năm 554 trước tây lịch.
Theo Phật giáo Nguyên thủy, Thái tử Tất Đạt Đa sinh ra đời vào ngày trăng tròn tháng Vesak, nên Phật đản là ngày 15 tháng tư âm lịch. Phật giáo Bắc Tông lại chọn ngày 8 tháng 4 âm lịch là ngày “Bụt sinh Bụt đẻ”. Năm 1950, Đại hội Phật giáo quốc tế thống nhất lấy ngày 15 tháng tư âm lịch hàng năm là ngày chính thức kỷ niệm Đức Phật đản sinh.
Hiện nay, các nơi thường tổ chức cả tuần lễ Phật đản, từ ngày 8/4 đến ngày 15/4 âm lịch. Một số nơi khác tổ chức Phật đản hết cả tháng Tư âm.
Ý nghĩa đại lễ Phật đản?
Sự kiện Đức Phật ra đời hy hữu, hiếm hoi vô cùng; như hoa ưu đàm ngàn năm mới nở một lần. Tuy nhiên, không phải một ngàn năm lại có một vị Phật ra đời, mà lâu xa hơn rất nhiều lần.
Trong Kinh dạy rằng, thời gian từ nay cho đến ngày Đức Phật Di Lặc - vị Phật tương lai kế tiếp Đức Phật Thích Ca Mâu Ni ra đời còn rất lâu xa. Đức Phật Di Lặc hiện đang là Bồ Tát ngự trên cõi trời Đâu Suất. Ngài sẽ hưởng hết tuổi thọ ở cõi trời Đâu Suất, rồi mới giáng sinh xuống trần gian để truyền bá giáo Pháp. Mà ở cõi trời Đâu Suất, tuổi thọ là 4.000 năm, một năm có 360 ngày, một ngày bằng 400 năm ở trần gian. Cho nên, khoảng 576 triệu năm nữa, Bồ Tát Di Lặc mới hạ sinh xuống trần gian làm Phật Di Lặc.
Khoảng thời gian giữa các Đức Phật ra đời cũng thường là 500 - 700 triệu năm, có khi là hàng tỷ năm. Khi nào hội đủ tất cả duyên lành thì mới có một Đức Phật xuất thế.
Bởi nhân duyên hy hữu đó nên lễ Phật đản mang những ý nghĩa rất đặc biệt, đem đến lợi ích to lớn:
Với những ai chỉ đi qua, thấy lễ Phật đản mà khởi tâm tán thán thì sẽ có duyên lành vào trong Phật Pháp. Ngay hiện đời và nhiều đời nhiều kiếp về sau họ sẽ được phước báu. Không những thế, từ sự tán thán Đức Phật đản sinh trong lễ Phật đản, chúng ta sẽ được tu tập trong Phật Pháp, được hạnh phúc, an vui, tiến đến Niết Bàn giải thoát khỏi mọi khổ đau và cầu vô thượng Bồ đề.
Còn những ai khởi tâm chê bai, cũng là động tâm tới ngày khởi sinh của Đức Phật. Trong giáo lý của đạo Phật, ai động tâm tất cả các nhân duyên trong nhà Phật thì đều có nhân duyên kết duyên với Phật Pháp trong lâu dài. Đây là một ý nghĩa nằm trong ý nghĩa độ sinh, ý nghĩa hoằng Pháp, ý nghĩa kết duyên chúng sinh với Phật Pháp.
Với những người tổ chức lễ Phật Đản, họ tán thán, tán dương và biết ơn Đức Phật vì từ quá khứ đã có nhân duyên với Phật Pháp. Ngày nay, qua việc tổ chức đại lễ này, họ sẽ có nhân duyên để độ sinh, kết duyên cho chúng sinh với Phật Pháp, làm lợi ích cho những người tham gia.
Như vậy, lễ Phật đản có ý nghĩa là nhân duyên hội đủ giúp chúng sinh kết duyên với Phật Pháp, được giác ngộ để hưởng hạnh phúc dài lâu.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Ác nghiệp đã trót gieo, phải làm sao để ác báo không trổ ra?
Kiến thức 10:35 05/11/2024Mỗi ngày chúng ta đều gieo trồng những nhân thiện, ác lẫn lộn. Những nhân này tuyệt đối không hề mất đi, nó được lưu trữ trong tàng thức của chúng ta. Quá trình từ nhân đi đến quả đều cần phải có duyên. Vậy làm sao để tránh được duyên ác?
Đi về phía an lạc hạnh phúc
Kiến thức 09:20 05/11/2024Kinh Trường bộ ghi: Đường này đến an lạc giải thoát Niết bàn, chấm dứt khổ đau; Đường kia đến ưu phiền não loạn khổ đau trong sinh tử luân hồi, các người muốn đi đường nào?
Muốn mau lành bệnh
Kiến thức 07:03 05/11/2024Ai cũng biết Đức Phật ngoài mười hiệu tôn quý còn được xưng tán là Y vương, bậc thầy của các thầy thuốc trong việc trị liệu tâm bệnh của chúng sanh. Không chỉ chữa trị tâm bệnh, Đức Phật còn là một vị thầy thuốc đúng nghĩa chữa trị cả thân bệnh nữa.
Hãy từ bỏ những nghề tạo ra ác nghiệp
Kiến thức 19:30 04/11/2024Trong cuộc sống, mỗi người có một công việc, một nghề nghiệp riêng. Xét về phương diện tác nghiệp thì những nghề như đồ tể, đao phủ là những nghề tạo ra ác nghiệp, không có lợi ích cho tự thân ở đời này và đời sau.
Xem thêm