Thứ năm, 15/06/2023, 14:00 PM

Phật dạy: Khi cư sĩ không xứng đáng, chư Tăng có thể tẩy chay họ

Theo quan điểm của Thế Tôn, phải vạch trần những hành vi lợi dụng danh nghĩa Phật tử để làm rối Đạo, đồng thời tẩn xuất ngay những người ấy ra khỏi Thất chúng đệ tử Phật.

Một thời, Thế Tôn đang bộ hành giữa dân chúng Kosala và dạy các Tỷ kheo: Này các Tỷ kheo, nếu muốn, chúng Tăng có thể lật úp bình bát của một nam cư sĩ thành tựu tám pháp. Thế nào là tám?

Cố gắng đem lại thiệt hại cho các Tỷ kheo; cố gắng đem lại bất lợi cho các Tỷ kheo; cố gắng đuổi các Tỷ kheo không cho trú ở; mắng nhiếc, chỉ trích các Tỷ kheo; làm ly gián giữa các Tỷ kheo; hủy báng Phật; hủy báng Pháp; hủy báng Tăng. Này các Tỷ kheo, nếu muốn, chúng Tăng có thể lật úp bình bát của một nam cư sĩ thành tựu tám pháp này.

(ĐTKVN, Tăng Chi Bộ IV, phẩm Niệm, phần Bình bát, VNCPHVN ấn hành, 1997, tr.55)

Phật dạy về sự nghiệp tu tập của một người

Phật dạy: Khi cư sĩ không xứng đáng, chư Tăng có thể tẩy chay họ 1

Ảnh minh họa.

Lời bàn:

Lật úp bình bát của một người có nghĩa là không chấp nhận, không dung chứa hay nói cách khác là cách ly, tẩn xuất, đuổi người ấy ra khỏi đoàn thể, cộng đồng. Song hành với nỗ lực làm trong sạch hàng ngũ xuất gia, nhiệm vụ của các Tỷ kheo phải làm thanh tịnh hàng ngũ cư sĩ, bằng cách lật úp bình bát của họ.

Không phải đến tận ngày nay mà ngay thời Thế Tôn còn tại thế, len lỏi trong hàng ngũ cư sĩ tín tâm, thiện chí tu học là một vài phần tử xấu. Họ gia nhập các tổ chức Phật tử không nhằm mục đích tu học mà với mục đích khác, phục vụ cho ý đồ xấu xa của họ. Biểu hiện cụ thể của các phần tử này là tìm cách nói xấu, tìm lỗi, chỉ trích , hủy báng và làm ly gián, phá hoại sự hòa hợp của chúng Tăng.

Theo quan điểm của Thế Tôn, phải vạch trần những hành vi lợi dụng danh nghĩa Phật tử để làm rối Đạo, đồng thời tẩn xuất ngay những người ấy ra khỏi Thất chúng đệ tử Phật. Thế Tôn đã cảnh báo cho hàng đệ tử biết rằng không một loài muông thú nào có thể quật ngã sư tử ngoại trừ chính vi trùng trong thân sư tử. Cũng vậy, sự phá hoại Chánh pháp không phải đến từ bên ngoài mà nguy cơ lại tiềm ẩn bên trong những người nhân danh vì sự hưng suy của Chánh pháp.

Vì thế, nếu cần thiết, để tránh họa “sư tử trùng”, chư Tăng phải kiên quyết lật úp bình bát của họ. Trong bối cảnh Tăng đoàn ít nhiều có sự phân hoá như hiện nay, nếu không có biện pháp tích cực để khắc phục thì tương lai của Tăng đoàn sẽ vô cùng ảm đạm. Vì lẽ, bí quyết tồn tại và phát triển của Tăng đoàn là tinh thần hoà hợp. Sự hoà hợp giữa chư Tăng nói riêng và Thất chúng đệ tử nói chung là mối liên hệ khắng khít bất khả phân, như nước với sữa. Đánh mất sự hoà hợp là hủy hoại bản thể Tăng già, điều này đồng nghĩa với tự sát mà nguyên nhân chủ yếu của vấn đề chắc chắn có sự hiện hữu của “sư tử trùng”.

Vì thế, hơn lúc nào hết, người Phật tử trong quá trình hoàn thiện tự thân phải giương cao ngọn đèn Chánh pháp. Cảnh giác cao độ với tất cả mọi động thái, hành vi, lời nói có khuynh hướng tổn hại Tam bảo đồng thời phải có thái độ kiên quyết, ly khai đối với những phần tử “sư tử trùng” nhằm bảo vệ Chánh pháp là hành động thiết thực của người con Phật, sống theo lời Phật dạy.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Như Lai ở rừng

Lời Phật dạy 20:09 11/04/2025

Người tu thì ở trong rừng, luôn quán chiếu về rừng tâm để chặt rễ, cắt dây phiền não. Tu thì vẫn sống trong cuộc đời nhưng dứt hẳn mọi sự trói buộc, thong dong nơi đời.

Kho báu tốt nhất của loài người theo lời Phật dạy

Lời Phật dạy 11:29 09/04/2025

Đức Phật tuyên bố: “Lòng tin là kho báu tốt nhất của loài người”.

Bố thí trang nghiêm tâm là bố thí như thế nào?

Lời Phật dạy 21:59 08/04/2025

Đức Phật dạy rằng, những ai sau khi bố thí rồi lấy cái đề mục bố thí đó để làm đề mục thiền, để cho mình giác ngộ, để cho tâm mình thanh tịnh thì sự bố thí đó mới được gọi là bố thí trang nghiêm tâm. Như vậy, bố thí trang nghiêm tâm là bố thí như thế nào?

Nhân duyên giàu đẹp

Lời Phật dạy 14:32 06/04/2025

Cuộc sống có muôn nghìn sai biệt, nhất là sai biệt về sắc tướng và tài sản. Nhiều lúc, đứng trước chính mình, số đông rất thường tự hỏi tại sao.

Xem thêm

Phật Giáo
Phật Giáo

Từ điển Phật giáo

Phật Giáo
Phật Giáo
Phật Giáo