Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ tư, 07/06/2023, 13:15 PM

Phật dạy về sự nghiệp tu tập của một người

Sự nghiệp tu tập của một người, để đoạn tận lậu hoặc, đạt đến giải thoát, cần tuân thủ theo một trình tự nhất định. Tiến trình này được Thế Tôn ảnh dụ như nước xuôi dòng từ trên đỉnh núi về đến biển khơi.

Một thời Thế Tôn trú ở Sàvatthi, tại Jetavana, dạy các Tỷ kheo:

Có bốn thời gian này, này các Tỷ kheo, nếu khéo tu tập, khéo vận chuyển, tuần tự đưa đến sự đoạn diệt các lậu hoặc. Thế nào là bốn? Nghe pháp đúng thời, đàm luận về pháp đúng thời, chỉ đúng thời, quán đúng thời.

Này các Tỷ kheo, ví như trời mưa trên đỉnh núi, nước chảy theo khe núi tràn đầy thung lũng, sau đó tràn ngập ao hồ, tràn đầy sông suối rồi tràn xuống đại dương. Cũng vậy, bốn thời gian này, này các Tỷ kheo, nếu khéo tu tập, khéo vận chuyển, tuần tự đưa đến sự đoạn diệt các lậu hoặc.

(ĐTKVN, Tăng Chi Bộ II, chương 4, phẩm Ánh sáng, phần Thời gian, VNCPHVN ấn hành, 1996, tr.81)

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Lời bàn:

Sự nghiệp tu tập của một người, để đoạn tận lậu hoặc, đạt đến giải thoát, cần tuân thủ theo một trình tự nhất định. Tiến trình này được Thế Tôn ảnh dụ như nước xuôi dòng từ trên đỉnh núi về đến biển khơi.

Nghe pháp là nhân tố quan trọng đầu tiên. Không nghe giảng, học tập, nghiên cứu và tìm hiểu giáo điển thì chắc chắn “tu mù”. Nghe pháp chính là một trong những pháp tu tác thành nên trí tuệ (Văn tuệ). Việc tìm hiểu kinh điển phải đúng thời, tức là phải đi theo trình tự, theo thứ bậc từ thấp đến cao, từ tục đế đến chân đế.

Sau khi nghe pháp, không phải ai cũng hiểu trọn vẹn, nắm bắt được tinh túy của giáo pháp. Vì thế, cần phải tư duy, chiêm nghiệm và đàm luận để đào sâu nghĩa lý. Pháp đàm là một phương thức học Phật pháp vô cùng cần thiết. Tư duy và thảo luận Phật pháp sẽ giúp hành giả thẩm thấu giáo pháp sâu sắc, chính xác hơn (Tư tuệ).

Văn tuệ và Tư tuệ vốn rất quan trọng, làm nền tảng cho Tu tuệ. Chỉ và quán hay nói cách khác tu tập định và tuệ là cơ sở cho mọi pháp môn. Chỉ là định, tức sự tập trung, ngưng đọng, lắng yên tất cả mọi tạp niệm. Quán là thẩm sát, thấy rõ như thật tự tính của vạn pháp. Chỉ và quán đúng thời là vận dụng chỉ quán nhuần nhuyễn, tương thích với thực tại của thân tâm để diệt tận phiền não, thành tựu chánh trí, chứng đắc giải thoát, Niết bàn.

Như vậy, học hỏi, tư duy và thực hành pháp nếu được ứng dụng có thứ lớp, trình tự là nhân tố đưa đến sự thành công trong tu tập. Dụng công đúng thời là điều cần lưu tâm cho bất kỳ ai muốn tu học có kết quả. Ngày nay, người tu tuy nhiều nhưng chứng đắc các Thánh quả không nhiều, phải chăng chúng ta chưa thực sự “khéo tu tập” như lời chỉ dạy của Thế Tôn.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Thân bệnh mà tâm không khổ

Lời Phật dạy 08:20 22/11/2024

Già bệnh là một sự thật của thân này, ai rồi cũng phải trải qua. Hiếm hoi mới có người già mà ít hay không bệnh. Vấn đề là, làm sao khi thân già bệnh mà tâm bớt khổ hoặc không khổ?

Đánh mất sơ tâm

Lời Phật dạy 17:15 21/11/2024

Với người hảo tâm xuất gia, tâm ban đầu khi đến với đạo thật đẹp đẽ, trong veo. Họ nhàm chán sinh tử cùng với những não phiền, nhiễu nhương của đời sống thế tục mà quyết chí ra đi.

Phật dạy 5 điều thân kính với bà con

Lời Phật dạy 08:05 21/11/2024

Mối quan hệ bà con cũng có những nhiêu khê và phức tạp, nếu không khéo thì từ thâm tình lại hóa ra giận ghét, thậm chí là oán thù. Cho nên Đức Phật rất tinh tế khi dạy phải thân kính với bà con.

Có một “tâm oán thù xem như hết thuốc chữa”

Lời Phật dạy 19:35 20/11/2024

Nếu không tha thứ được cho nhau lúc cả hai còn sống thì khi kẻ thù mất đi phải buông bỏ niềm đau, khép lại hận thù. Kiếp này không hỷ xả, bao dung được với nhau thì kiếp sau xin đừng oán kết.

Xem thêm