Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU

Tu sĩ và Cư sĩ

Từ hàng ngàn năm nay, sau khi A-nan-da - vị tì kheo cuối cùng trong Tăng đoàn Đức Phật viên tịch, Phật giáo có vẻ như phát triển mạnh mẽ hơn trên toàn thế giới với quá nhiều tông phái; Nam, Bắc đi chu du khắp nơi.

Audio

Mặc dù vậy, lời của Thế Tôn vẫn còn vọng lại đâu đó: "Giới luật còn, Đạo Phật còn. Giới luật mất, Đạo Phật mất". Không phải luận về sự chia chẻ ra nhiểu tông phái do đã có những chia rẽ trước đó từ nhiều bộ phái,  Phật mà Đức Thế Tôn nói ở trên thực sự đã mất khi mà A-nan – vị tì kheo cuối cùng trong Tăng đoàn ra đi, giới luật đã bị thêm thắt, “chế giới” từ các cuộc kết tập kinh điển.

Từ sau cuộc “hành trình về Phương Đông”, các tông phái thi nhau nở rộ ở Đông Nam Á như bắt gặp mảnh đất màu mỡ. Đủ cả Nam Tông, Bắc Tông, đủ cả Nguyên thuỷ và Phát triển. Cứ tạm gác lại cái xu thế thời đại, khi cái ác càng lên ngôi, bệnh tật càng tăng, tai ương càng phát triển thì cái “đời sống tâm linh” càng có vẻ hối hả hơn, lũ lượt hơn với mọi tầng lớp xã hội: Quan chức (cầu cúng xin thăng quan tiến chức); Lớp trẻ cầu duyên, cầu tài, cầu lộc; Những người lớn tuổi hơn thì cầu an, cầu siêu, trục vong, gọi hồn ...Mọi thứ có vẻ như “ơn trên có thể giúp cho tất cả những ai có yêu cầu”.

Cái nguyên lý cung cầu của thị trường đang ngày một phát triễn vũ bão. Giữa cái xu thế này diễn ra ngày một dữ dội hơn, ngày mồng 9 tháng 9 âm lịch năm 1980, Trưởng lão Thích Thông Lạc, người đã mất nhiêu năm, tu tập qua nhiều pháp đã tìm về đúng con đường mà Đức Phật đã đi. Người đã chiến thắng SANH-GIÀ-BỆNH-CHẾT. Sau 44 năm vượt chông gai, thử thách trên con đường phục hưng lại Chánh pháp, vừa tập trung Tăng chúng, mở lớp dạy đạo, vừa biên soạn cả Thư viện Chơn Như để chỉnh đốn lại những điều được gọi là Phật thuyết mà Đức Phật để lại trong giáo pháp Nguyên thủy. Đúng 0h ngày 02 tháng 01 năm 2013 (tức ngày 21 tháng 11 năm Nhâm Thìn), Trưởng lão, Hòa thượng Thích Thông Lạc đã nhập tịch, sau khi giao phó trọng trách cho các thế hệ kế cận tiếp tục sứ mạng giữ gìn Chánh pháp của Đạo Phật.

Tôi, một người có duyên may biết đến Chơn Như, khi Trưởng Lão đã Như, Thư viện thầy Thông Lạc...đã cho tôi sự kính ngưỡng đức hạnh tròn đầy viên mãn.

Có một điều, tôi cân nhắc cẩn thận khi nêu lên nhận định của mình về lớp tín đồ đang dồn tất cả niềm tin của mình vào Phật giáo Nguyên thủy mà Trưởng lão đang khôi phục. Đó là lời dạy của người “Nên dẫn tâm vào đạo, đừng dẫn đạo vào tâm”. Giữa lúc mạng xã hội mọc lên quá nhiều các nhóm, các trang lấy tên “Nguyên thủy” “Chơn Như” ... , thực ra nếu không có quá nhiều cái sai cứ bêu đầy trên ấy thì hiện tượng “có thêm mợ cho chợ thêm đông” cũng tốt. Tuy vậy, sự chen lấn lại đang gây ra hỗn loạn cho cái thị phần “tâm linh” đang nhiễu loạn.

Đức Trưởng lão cứ nhắc đi, nhắc lại: “DẪN TÂM VÀO ĐẠO, ĐỪNG DẪN ĐẠO VÀO TÂM”. Người muốn cầm cờ trong cuộc phục hưng Chánh pháp có khi cũng chưa tường tận câu này.

Dẫn tâm vào đạo - đơn giản đó là học hiểu điều mình cần trong Giáo pháp, điều phù hợp, điều mà mình thiếu vắng. Những điều mà Trưởng lão đã mổ xẻ, phân tích cố gắng cho thật dễ hiểu, dễ tiếp nhận với tất cả mọi người, mọi tầng lớp chúng ta vẫn chưa lập thành hệ thống rõ ràng.

Điều đó có cần không? Tôi cho rằng cần. Rất cần

- Đạo cho cư sĩ  –Thứ đạo của người đời, đạo thiểu dục, tri túc.

- Đạo cho tu sĩ  – Thứ đạo giải thoát, đạo ly dục, ly ác Pháp.

Khác nhau ra sao? Có chứ. Nhiều cư sĩ cố học những điều cao siêu để chứng tỏ sự “hiểu đạo” để thuyết giảng, để hý luận. Trong khi đó nhiều tu sĩ cứ  đi nói lại những điều thuộc về đạo lý, đạo đức làm người. Họ quên hẳn con đường mình đi. Cứ nhồi nhét tùy thích để luận đạo luận thiền mà quên con đường ly dục.

Đạo thì không có con đường riêng cho tu sĩ hay cư sĩ. Nhưng thang bậc thì có sự sai khác. Sự sai khác không phải ở chỗ “ở nhà” hay “ở chùa”. Vì nếu vậy “Nhất tu thị, nhị tu sơn” thì chưa chắc tu chùa tốt hơn. Điểm khác biệt là “ly dục, độc cư, độc bộ, độc hành”, thoát khỏi những vướng bận thế tục, dứt bỏ thứ cần dứt bỏ:  Sanh y. Còn thiểu dục là không phải thoát ra những dính mắc trăm mối trong cuộc sống phàm tục.

Đến để mưu cầu giải thoát hay để tìm lấy sự an định, yên lành, sống hoà ái với mọi người, Đạo cho tu sĩ đó là đạo giải thoát, cái đạo giúp chiến thắng SANH - GIÀ - BỆNH - CHẾT nằm trong lộ trình GIỚI - ĐỊNH - TUỆ. Trong đó riêng phần giới phải ly dục, ly ác pháp mà điều kiện đầu tiên là phải thông hiểu, thấu đáo 42 bài kệ con tê ngưu một sừng.

Trong khi với cư sĩ, để có thể xây dựng đời sống hạnh phúc, không thù ghét, oán hờn, không hơn thua, đấu đá thì thật đơn giản :THIỂU DỤC TRI TÚC (khác với đời sống ly dục của tu sĩ). Nếu anh biết nhiều hơn cái anh cần thì cũng tốt, rất tốt. Nhưng không cứ phải nhọc công tìm kiếm, mải mê mà quên đi việc rèn giũa thân tâm, xây dựng một gia đình êm ấm, hạnh phúc, sống có trách nhiệm với cộng đồng, không làm khổ mình, khổ người.

Trong “ Đường về xứ Phật (tập 1)” có đến 2 bài “Đời và Đạo”. Nếu bạn tinh ý sẽ đọc thấy phân tích của Trưởng lão về thang bậc trong tu tập Chánh pháp. Người cư sĩ sẽ dễ dàng hơn trong việc tu tập, không phải ức chế tâm trong tìm tòi, học hỏi nhọc công. Đặc biệt, người tu sĩ thì tập trung công sức cho bài học căn bản đầu tiên là “Làm con tê ngưu một sừng”, ly dục, ly ác pháp, sống không nhà, không tài sản, không chấp vào ái kiết sử, thoát ly khỏi những bận bịu thế gian, sống một mình được, người tu sĩ không quá bận tâm, nhọc công đến phải căng người để phòng hộ các căn, phải căng mình đấu tranh với tiết độ ăn uống và với chú tâm tỉnh giác.

Điều đầu tiên của người tu sĩ là kiểm lại mình đã dứt bỏ những gì cần dứt bỏ chưa. Đã nhẹ nhàng thanh thản trong GIỚI hay vẫn còn nghĩ đến các con, các cháu, đến vợ dại, con thơ, đến bằng hữu, bạn bè...Phòng hộ các căn hay  tiết độ ăn uống hay chú tâm tỉnh gíac vẫn không ngoài việc cắt đứt mối dây ràng buộc vô hình với đời sống con người đầy sự sai khiến, níu kéo của DỤC, giữa 5 bộc lưu, 5 dòng thác cuốn con người như chiếc lá khô đưa đi xa tít giữa mênh mông luân hồi, chìm đắm giữa biển khổ, cái mà hàng cư sĩ không phải bận tâm.

Tôi nghĩ, những người tiếp nhận sự nghiệp của Trưởng lão, phục hưng lại Chánh pháp cũng chưa ý thức rõ điều này vì cứ sẵn giáo trình mà Trưởng lão vừa xây dựng trong lúc miệt mài cặm cụi với biết bao nhiêu trang sách để đời. Sau bao nhiêu lớp học, cho đến giờ vẫn chưa tìm thấy người truyền thừa như Trưởng lão mong muốn: “Không dạy đạo khi chưa chứng đạo”. Cứ theo đấy chẳng lẽ Chơn Như đóng cửa? Nhưng hoạt động hiện tại chủ yếu chỉ tập trung vào việc “chiếm lấy thị phần” là chính, bỏ quên ngọn cờ Chánh pháp. Và chân lý của Đức Phật một lần nữa lại tiếp tục cất vào bảo tháp thay vì đưa vào đời sống. Đừng buộc người tu sĩ vào những tiểu tiết mà cũng đừng kéo người cư sĩ vào những đại sự.

Sự khác nhau này tuy rất đơn giãn nhưng giữa những người đang giương ngọn cờ chánh pháp có khi lại chưa nhận ra.

Việc quản lý Tu viện cần rất nhiều người và đã có nhiều người tham gia. Vậy Viện chủ nên chia bớt trách nhiệm cho họ để chỉ chuyên tâm tu tập cho đến ngày chứng đắc, viên mãn.

Đừng để “trách nhiệm” níu kéo, ghì chặt Viện chủ không thể nhẹ nhàng, tinh tấn như "con tê ngưu một sừng" được.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

“Điểm chết” của người phước quá lớn là gì?

Phật pháp và cuộc sống 11:16 03/05/2024

Đó là ở chỗ kiêu mạn, không tin nhân quả. Số người này tôi cũng có gặp rồi, họ không tin nhân quả.

Tâm tham

Phật pháp và cuộc sống 07:51 03/05/2024

Tâm tham là một trong những loại tâm bất thiện (Tâm chẳng lành, tâm xấu,…). Khi chưa là A La Hán thì tâm này vẫn chi phối chúng ta, khiến chúng ta tạo tác và luân hồi sinh tử trong nhiều kiếp. Tâm này do huân tập từ nhiều đời cho nên khi gặp cảnh tốt đẹp, hài lòng thì sinh ham muốn.

Niềm tin Phật Pháp hồi sinh tôi

Phật pháp và cuộc sống 16:03 02/05/2024

Sấm sét có thể rưới mưa hạnh phúc và những giọt lệ có thể nở hoa niềm tin. Trong cuộc sống mỗi người, không sớm thì muộn, sẽ có lúc chúng ta đương đầu với một khủng hoảng ghê gớm nào đó tạo nên bước ngoặt và bẻ gãy cuộc sống bình thường của mình.

Hội luận: Sự cân bằng (3)

Phật pháp và cuộc sống 11:45 02/05/2024

Tình cảm con người chính là sự biến dịch thiện ác mạnh mẽ nhất. Các luật sư của ba, tất cả các án mạng vợ giết chồng, chồng giết vợ, các đôi tình nhân giết nhau rồi thậm chí phân xác chỉ vì yêu, vì ghen…Đâu phải họ không thương nhau đâu...

Xem thêm