Phật dạy: Không truy tìm quá khứ, đừng nghĩ về tương lai
Phật dạy, quá khứ, vị lai sắc vô thường (過去, 未來色無常). Vô thường là quy luật sinh trụ dị diệt của vạn vật. Vạn vật đều phải chịu quy luật sinh ra lớn lên, biến đổi và diệt vong. Diệt vong để có sự tiếp nối.
Bởi vì có sự tiếp nối xảy ra trong từng sát na, nên vạn vật không có tính thường hằng. Ngay cả thân ngũ uẩn cũng vô thường: Sắc, thọ, tưởng, hành, thức đều vô thường. Khi một sát na đi qua, hiện tại đang nắm giữ đã trở thành quá khứ.
Tương lai là cái chưa đến. Ôm ấp cái hiện tại với ý niệm thường hằng là ôm ấp cái vọng tưởng. (過去, 未來色無常, 況現在色- quá khứ vị lai sắc vô thường, huống hiện tại sắc). Cái sắc quá khứ đã biến đổi không còn cái của ta, không còn như ta yêu quý, cái sắc vị lai chưa đến ta chưa biết. Vì vậy đừng nhìn lại quá khứ của sắc, đừng tìm cầu tương lai của sắc, (不顧過去色,不欣未來色- bất cố quá khứ sắc, bất cầu vị lai sắc), biết cái ta đang ôm giữ hiện tại là vô thường, ảo vọng, biến đổi từng sát na.
Phật dạy vị hành giả không nên tham luyến mà biết xa lánh, diệt tận sắc dục (於現在識厭, 離欲、正向滅盡 - ư hiện tại yếm ly dục, chánh hướng diệt tận). Chánh hướng là thực hành chánh kiến, chánh tư duy hướng về thật tướng ngũ uẩn mà diệt tận những cái vọng tưởng thường hằng, vọng tưởng cái ngã riêng có của mình. Vị hành giả trong khi hành trì Tam Pháp Ấn của đức Phật phải thấy được, tất cả các hành đều vô thường, vạn vật đều phải đi từ hưng thịnh đến suy yếu. Hễ có sinh là phải có diệt. Người học Phật vượt thoát được cái sinh cái diệt ấy mới có được cuộc sống an lạc.
Sở hạnh phi thường Vị hưng suy Pháp Phu sanh triếp tử Thử diệt vi lạc
所 行 非 常
謂 興 衰 法
夫 生 輙 死
此 滅 為 樂[1]
Tuệ giác là ánh sáng, giúp người học Phật thấy được tính vô thường, sinh diệt trong mỗi sát na của cơ thể cũng như của cảm thọ, tri giác, tâm hành và nhận thức. Tuệ giác, giúp người học Phật được thật tướng của ngũ uẩn.
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.
Dưới đây là bài Kinh Vô tri trong Tạp A Hàm Kinh:
KINH TẠP A-HÀM
KINH 8. QUÁ KHỨ VÔ THƯỜNG[2]
Tôi nghe như vầy:
Một thời, Phật ở tại vườn Cấp cô độc, rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ, Thế Tôn nói với các Tỳ-kheo:
“Sắc quá khứ, vị lai là vô thường huống chi là sắc hiện tại. Thánh đệ tử hãy quán sát như vầy: ‘Không hồi tưởng sắc quá khứ, không tìm cầu sắc vị lai, đối với sắc hiện tại thì nên nhàm tởm, ly dục, hướng thẳng đến diệt tận.’
“Cũng vậy, thọ, tưởng, hành, thức quá khứ, vị lai là vô thường huống chi là… thức hiện tại. Thánh đệ tử hãy quán sát như vầy: ‘Không hồi tưởng thức quá khứ, không mong cầu thức vị lai và đối với thức hiện tại thì nên nhàm chán, ly dục, hướng thẳng đến diệt tận.’
“Vô thường, khổ, không, phi ngã cũng lại như vậy.”
Bấy giờ, các Tỳ-kheo sau khi nghe những điều Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.
[1] Kệ thứ 2, Phẩm Vô thường, Kinh Pháp Cú
[2] https://legacy.suttacentral.net/lzh/sa8
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Thân bệnh mà tâm không khổ
Lời Phật dạy 08:20 22/11/2024Già bệnh là một sự thật của thân này, ai rồi cũng phải trải qua. Hiếm hoi mới có người già mà ít hay không bệnh. Vấn đề là, làm sao khi thân già bệnh mà tâm bớt khổ hoặc không khổ?
Đánh mất sơ tâm
Lời Phật dạy 17:15 21/11/2024Với người hảo tâm xuất gia, tâm ban đầu khi đến với đạo thật đẹp đẽ, trong veo. Họ nhàm chán sinh tử cùng với những não phiền, nhiễu nhương của đời sống thế tục mà quyết chí ra đi.
Phật dạy 5 điều thân kính với bà con
Lời Phật dạy 08:05 21/11/2024Mối quan hệ bà con cũng có những nhiêu khê và phức tạp, nếu không khéo thì từ thâm tình lại hóa ra giận ghét, thậm chí là oán thù. Cho nên Đức Phật rất tinh tế khi dạy phải thân kính với bà con.
Có một “tâm oán thù xem như hết thuốc chữa”
Lời Phật dạy 19:35 20/11/2024Nếu không tha thứ được cho nhau lúc cả hai còn sống thì khi kẻ thù mất đi phải buông bỏ niềm đau, khép lại hận thù. Kiếp này không hỷ xả, bao dung được với nhau thì kiếp sau xin đừng oán kết.
Xem thêm