Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ năm, 15/07/2021, 17:02 PM

Hành trì theo lời Phật dạy

Giới luật là nền tảng của việc giải thoát thanh tịnh. Là một hành giả tu tập trên bước đường đến sự giải thoát, người đệ tử Phật phải luôn đặt giới luật lên hàng đầu.

Vì giới luật giống như hàng rào cản, không cho những giặc dục lạc bên ngoài xâm nhập vào, lấy đi những của báo vô giá mà người xuất gia có được từ đức Như Lai.

Chính vì do vô minh che lắp, thiếu phước nên không được gặp Phật mà phải sinh ra trong thời mạt pháp - cái thời mà tràn đầy những phiền não, dục lạc. Người tu thì đông, nhưng người giải thoát lại rất ít. Hành giả xuất gia nên luôn đặt giới luật làm nền tảng để suy xét, chiêm nghiệm cho những hành động, việc làm, suy nghĩ của bản thân, vì nếu một phút sẩy chân là liền rơi ngay vào biển chết.

Phá giới là tội nặng, nhưng tội phá kiến lại càng nặng hơn.

Phá giới là tội nặng, nhưng tội phá kiến lại càng nặng hơn.

Cần tập cho mình lối sống “thiểu dục tri túc”, để không bị những dục lạc của thế gian ảnh hưởng, làm mất đi tâm bồ đề ngay từ lúc đầu vào đạo. Nếu không giữ giới một cách nghiêm chỉnh, khi gặp nghịch cảnh ta sẽ dẽ bị lung lay, có khi đánh mất lý tưởng giải thoát. Điều này giống như trong một khu vườn đất tơi xốp sẽ có nhiều cây sinh sống, nhưng rễ không ăn sâu vào lòng đất, khi gió bão đến sẽ dễ dàng bị tróc gốc; trái lại, những nơi đất đai khô cằn, khi rễ cây đã ăn sâu vào lòng đất thì không hề bị lay chuyển trước bão giông.

Vấn đề giữ giới không những làm cho thân tâm được thanh tịnh, huynh đệ trong bổn tự được hòa hợp, mà còn tạo được cái nhìn đẹp khách quan từ bên ngoài, vì đã có không ít Phật tử không còn lòng tín tâm đối với Tăng già khi nhìn thấy một số Tăng Ni ăn mặc sang trọng, lòe loẹt, nói năng không khiêm nhã, đi đứng không oai nghi. Phá giới là tội nặng, nhưng tội phá kiến lại càng nặng hơn. Vì sao? Vì khi phá kiến sẽ làm cho người khác có cái nhìn sai lệch về chánh pháp, dần dần khiến cho người Phật tử xa rời chánh pháp. Như vậy, tội lỗi này sao có thể gánh nổi?

Trong kinh có dạy: “nhất thiết duy tâm tạo”. Nên nếu tâm ta khởi lên một niệm ác, thì ta sẽ hành động ác. Ngược lại, nếu khởi niệm thiện thì hành động thiện. Nên tôi luôn lấy giới luật để kiểm soát tâm.

“Buộc tâm lấy giới làm dây

Vững tâm lấy định mà xây đạo tràng.”

Đối với người tu thì trí tuệ là tài sản lớn nhất. “Duy tuệ thị nghiệp”, nên muốn được trí tuệ thì phải giữ giới cho thanh tịnh, khi giới đã giữ vững chắc thì sẽ sanh định và từ định sẽ sinh ra tuệ. Do đó, tuệ có được phát sáng hay không cũng nhờ vào việc giữ giới. Trong Luật cũng có ghi: “Giới Luật là nền tảng của trí tuệ, là ngọc pha lê để trang nghiêm cho pháp thân, là chiếc thuyền bè vượt qua biển sanh tử, là một kho tàng của công đức”.

Đối với người tu thì trí tuệ là tài sản lớn nhất. “Duy tuệ thị nghiệp”

Đối với người tu thì trí tuệ là tài sản lớn nhất. “Duy tuệ thị nghiệp”

Phát Bồ Đề Tâm Văn cũng có nói phạm một tội đột kiết la đã đọa vào địa ngục chịu khổ 500 năm, bằng với tuổi thọ của Tứ Thiên Vương, đã phạm một lỗi nhỏ mà còn bị đọa như vậy thì huống hồ gì là lỗi lớn. Chúng sanh đã trôi lăn trong sáu nẻo luân hồi biết bao kiếp, thế giờ được làm người đã là khó, lại được nghe pháp của Phật càng khó hơn. Hai đều khó chúng ta đã được vậy luôn cố gắng giữ giới để khỏi phải quay trở về con đường mà từ vô thủy mà chúng ta đã đi, đó là sáu nẻo luân hồi.

Do đó, là một hành giả tu tập chúng ta luôn nhắc nhở bản thân phải nương nhờ vào giới là người Thầy để hướng dẫn chỉ đường cho bản thân đi đúng con đường mà mình đã chọn. Như trong kinh Di Giáo Phật dạy: “Sau khi Ta diệt độ, các Thầy phải trân trọng cung kính tịnh giới như mù tối mà được mắt sáng, như nghèo nàn mà được vàng ngọc, phải biết tịnh giới là đức Thầy cao cả của các Thầy. Nếu Ta ở đời cũng không khác gì tịnh giới vậy”.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Hạnh Bồ-tát trong kinh Pháp hoa

Kiến thức 17:45 06/10/2024

Phật nói kinh Pháp hoa chỉ dạy cho Bồ-tát có nghĩa là dạy cho người ta cầu thành Vô thượng giác, cầu thành Phật thì pháp này đi suốt gọi là Nhứt thừa, tức là từ con người tu lên chư thiên, lên Nhị thừa, lên Bồ-tát, lên Phật.

Hạng người như chữ viết trên nước

Kiến thức 18:30 05/10/2024

Phẫn nộ, sân hận với những điều trái ý là tâm lý bình thường của chúng sanh. Tuy nhiên, tùy theo nghiệp lực nặng nhẹ của mỗi người mà biểu lộ sự giận dữ với những sắc thái và cấp độ khác nhau.

Sự sinh hoạt hằng ngày của đời sống ý nghĩa

Kiến thức 12:45 05/10/2024

Quy y là những tín ngưỡng minh chánh, giữ giới là những hành động hiệu lực đối với đời sống ý nghĩa của Phật tử, nhưng đó chỉ là 2 sự thực hành căn bản. Từ căn bản này, người Phật tử muốn thực hiện có hiệu quả đời sống ý nghĩa thì phải làm gì nữa trong hằng ngày và ngay trong tâm niệm?

Phải biết trân quý kinh điển

Kiến thức 11:00 05/10/2024

Ngày nay chỉ bấm một cái nút là kinh sách hiện trên màn hình, thêm một cái nút nữa là in ra hàng loạt. Ngày xưa cả đời mới khắc được một câu kinh. Ngày nay nhà in muốn sản xuất thiên kinh vạn quyển liền có. Nhưng ngày nay không mấy ai minh triết.

Xem thêm