Phật dạy làm người quan trọng nhất là phải có lương thiện
Phật giáo hướng con người tới sự lương thiện, tức là giải thoát chúng sinh khỏi những ràng buộc khổ đau, trở về với bản ngã nguyên sơ, tốt đẹp buổi ban đầu.
Cuộc đời con người đôi khi cứ mải mê quay cuồng trong những cuộc tranh giành, đấu đá... mà không biết rằng họ đã và đang quên đi điều quan trọng nhất.
Kinh Phật đã nói rằng “có đức mặc sức mà ăn”. Các bậc thánh nhân xưa cũng đều nói rằng, “Đức” kết nối, phối hợp trời và đất nên sẽ được Trời bảo hộ, trợ giúp.
Một người chỉ có bồi dưỡng đầy đủ đạo đức tốt đẹp, nhân ái, thiện lương, mang trong mình lòng biết ơn thì người ấy mới tràn ngập dòng năng lượng thuần chính. Khi thân thể tràn ngập trường năng lượng thuần chính thì sẽ hấp thụ những thứ tốt đẹp, thuần chính.
Phật giáo cho rằng, lương thiện cũng là một loại trí tuệ, hơn nữa còn là trí tuệ đỉnh cao bởi để thiện thì cần có sự hiểu biết, phân biệt tốt xấu đúng sai và kiềm chế được bản thân, không bị hoàn cảnh xung quanh làm ảnh hưởng. Vì thế, làm người khó nhất không phải là giàu có, thành công, nổi danh mà khó nhất là lương thiện.
Phật dạy làm người lương thiện, nhất định phải nhớ những này để việc làm tích đức hành thiện, cả đời bạn sẽ được phúc báo.
Thứ nhất: Khi có người sỉ nhục bạn, hãy coi đó là tích phúc
Ai đó làm bạn bị tổn thương, chính là họ đang giúp bạn trưởng thành hơn. Bạn bị oan ức, xin hãy nhớ! Đó là họ đang giúp bạn tích đức, không nên quá sầu não.
Một người khi làm hại người khác có hai trường hợp: Khi làm hại người khác cũng chính là làm mất dần công đức, tài lộc của chính bản thân họ. Khi làm hại người khác tâm địa cũng trở nên xấu xa.
Luôn luôn làm hại người khác, cũng chính là đem tiền của chính họ đưa cho người khác. Người thường xuyên bị xúc phạm, cũng chính là người luôn nhận được tiền của và phúc báo về sau.
Thứ 2: Luôn làm việc thiện
Những người nghèo khổ có thể cải vận của mình bằng việc lập công đức như trên và chúng ta nên cứu giúp tiền bạc hay sự giúp đỡ tới những người nghèo khổ và khó khăn hơn mình.
Nếu bản thân đã nghèo rồi mà còn ích kỷ, không bố thí và giúp đỡ cho những người khốn khổ hơn mình, thì cuộc đời ta đã nghèo thì vẫn cứ là nghèo.
Thứ 3: Tu khẩu
Lời nói gây tổn thương, còn tệ hơn là giết người. Chân tướng của điều này, rất ít người hiểu rõ! Tâm tốt nhưng nếu luôn nói lời không tốt, thì vinh hoa phú quý cũng sẽ mất dần.
Thứ 4: Hạn chế sát sinh
Sát sinh là tội ác lớn nhất trên đời, bởi mọi sinh vật đều có quyền được sống, được tồn tại, phát triển, sinh sôi. Ta chặn quyền sống của sinh vật, cũng chính là đang gây điều ác. Nếu hạn chế được sát sinh, tức là ta đang tích đức cho mình.
Thứ 5: Hóa giải hận thù
Ngay cả khi ai đó xúc phạm bạn, vu khống bạn, hãm hại bạn. Thì cũng nên đối đãi một cách thiện lành nhất, và nên cảm ơn họ. Bởi cũng chính sự xúc phạm, vu khống, hãm hại của ai đó sẽ loại bỏ đi tội lỗi mà chính bạn đã gây ra trong quá khứ. Đồng thời trong lòng bạn cũng không chứa đựng hận thù. Nếu dù chỉ giữ một chút hận thù, không những không tiêu trừ được nghiệp lực, mà nó sẽ càng nặng hơn lên.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Phước đức từ đâu ra?
Lời Phật dạy 16:00 01/11/2024Vô phước thì vô phần là quan niệm phổ biến trong dân gian. Những ai từng trải nghiệm trong đời hẵn thấy rõ tầm quan trọng của phước báo, bởi lẽ dù cho tài trí đến mấy mà thiếu phước thì chưa chắc đã thành công.
Niệm chết
Lời Phật dạy 10:34 31/10/2024Chết là một sự thật. Mọi giới đều bình đẳng trước nó. Dù muốn hay không, mọi người đều phải hội ngộ với nó một cách bị động.
Ham ngủ ban ngày
Lời Phật dạy 09:20 31/10/2024Đối với người tu hành, mê đắm ngủ nghỉ là một trong những yếu tố ngăn che, chướng ngại thiền định. Ngủ nhiều sẽ sinh biếng nhác, giải đãi, mê muội và mất thời gian cho công phu tu tập. Vì thế, muốn phát triển thiền định thì ngủ nghỉ cần phải được tiết chế, giảm thiểu trong đời sống hàng ngày.
Nhân duyên gì có người hiền lành và có người ác?
Lời Phật dạy 09:00 30/10/2024Một thời Thế Tôn trú ở Sàvatthi, tại vườn ông Anàthapindika. Rồi Thôn trưởng Canda đi đến. Bạch Thế Tôn, do nhân gì, duyên gì có người được gọi là tàn bạo, có người được gọi là hiền lành?
Xem thêm