Làm từ thiện theo cách đúng lời Phật dạy
Làm từ thiện như thế nào cho đúng lời Phật dạy thì không phải ai cũng biết.
Bố thí về vật chất gồm nội tài và ngoại tài.
Hoạt động từ thiện hay còn gọi là bố thí, mang lại an vui, lợi lạc cho mọi người, góp phần giảm thiểu những khó khăn trong đời sống, giảm thiểu niềm đau, nỗi khổ. Trong nhà Phật, bố thí gồm có 3 loại: Tài thí, Pháp thí và Vô úy thí.
Theo quan điểm của Phật giáo “nhân” của tài lộc trong đời người chính là bố thí. Bố thí chính là nguồn gốc mang đến tài lộc cho bạn. Chỉ khi có thiện niệm bố thí cho người, bạn mới đắc được đại phú quý, đắc được phúc báo!
Đôi khi chúng ta thấy có một số người rất giàu có sống quanh mình. Bạn không cần phải ngưỡng mộ họ. Tiền bạc kiếp này của họ dồi dào như vậy là bởi kiếp trước họ đã gieo hạt giống bố thí rất nhiều cho người khác. Họ đã bố thí một cách vui vẻ nên mới đắc được như vậy.
Điều bạn cần làm lúc này là: Vứt bỏ những suy nghĩ tham lam, giận dữ, ngu ngốc của mình và đi cầu tiền tài theo đúng như quy luật của Phật pháp. Kiếp này bạn gieo nhân thiện lương, kiếp sau bạn sẽ được quả thiện. Đây cũng chính là đạo lý mà bạn nhất định nên ghi nhớ.
Tài thí
Là bố thí về vật chất, gồm có bố thí nội tài và ngoại tài. Ngoại tài là những tài sản của cải vật chất ngoài thân như tiền bạc, thực phẩm, các vật dụng, phương tiện cần thiết trong đời sống… Nội tài là tài sản trong thân như mắt, tai, mũi, lưỡi, máu, các cơ quan bộ phận của cơ thể, kể cả sự sống thân mạng.
Pháp thí
Là đem lời hay, lẽ phải, những chân lý đúng đắn, những lời dạy quí báu của đức Phật để chỉ bày, khuyên bảo người khác. Hoặc tu hành chân chính theo lời Phật dạy để làm khuôn mẫu cho người bắt chước, bỏ dữ theo lành, cải tà quy chính đều là pháp thí.
Pháp thí có giá trị rất lớn lao hơn cả tài thí. Vì tài thí chỉ giúp người khác bớt túng thiếu về vật chất trong một thời gian, hay nhiều nhất là cứu giúp một đời người.
Vô úy thí
Vô úy nghĩa là không sợ. Vô úy thí là làm cho người khác không sợ, hết sợ.
Theo cố Hoà thượng Thích Thiện Hoa, khi nhỏ chúng ta sợ la rầy, sợ đánh đập, sợ ma quỉ. Khi tráng niên sợ thiếu ăn, thiếu mặc, sợ thiếu công danh, sự nghiệp. Khi già sợ đau, sợ ốm, sợ chết…Chỉ toàn sợ và sợ.
Cứu người trong cơn nguy cấp là vô uý thí.
“Ðó là chưa nói đến gặp thời buổi loạn lạc, còn phải sợ sưu cao, thuế nặng, sợ quan lại tham nhũng, sợ trộm cướp, lưu manh, sợ tù tội, sợ chém giết…Bao nhiêu thứ sợ chồng chất lên đầu người, làm cho họ không dám ngửng lên, lưng họ còm xuống, đầu gối họ sắp quỵ.
Ðời sống đã khổ, lại càng khổ thêm vì sợ. Cho nên làm cho người hết sợ, chính là đã cứu cho họ bớt đi quá nửa khổ đau trong kiếp sống. Lòng từ bi của đức Phật không nỡ thấy chúng sinh khổ sở vì sợ, nên đã chế ra phép thí vô úy.
Người tu hạnh thí vô úy sẵn sàng nhảy xuống nước vớt người sắp chết chìm, nhảy vào lửa để cứu người sắp chết thiêu, xông vào đám cướp để cứu người lương thiện, đến gõ cửa công, để minh oan cho người vô tội…”.
Theo Thượng toạ Thích Chân Quang, khi giúp đỡ ai đừng chỉ dừng lại ở vật chất mà còn phải nghĩ đến mục tiêu tinh thần: Tình yêu thương, sự đoàn kết, đạo đức, giác ngộ.
“Khi tặng những món quà vật chất nên gửi kèm theo những câu đạo lý để giúp người tin sâu nhân quả, biết yêu thương lẫn nhau, biết chịu cực giúp người, giúp đời. Đó là điều thiện hoàn hảo. Khi người được giúp biết làm phước, suy tư đạo đức, thì theo nhân quả, ta không chỉ cứu họ 15 ngày, mà cứu họ đời đời, kiếp kiếp”, Thượng toạ nói.
Trong Kinh Kim Cang, Phật dạy làm việc thiện nhưng không được chấp công, hóa độ mà thấy mình không hóa độ.
Nghĩa là khi làm từ thiện, chúng ta phải biết tôn trọng người mình giúp, không có ý coi thường. Khi trao quà, phải hết sức vui vẻ, trân trọng và khiêm hạ.
“Khi mình làm từ thiện, giúp người thì theo Nhân quả mình sẽ được giàu sang, quả báo lành sẽ tới nhưng đừng nghĩ đến, chỉ giúp vì tình yêu thương, trân trọng con người. Khi quả báo tới hãy nguyện với Phật sẽ dùng phước này để hồi hướng cho khắp mọi người, đem phước đó giúp đời, giúp người tiếp. Và phải luôn tranh thủ mọi lúc, mọi nơi để làm phước, một việc thiện nhỏ cũng không được phép bỏ qua”, Thượng toạ Thích Chân Quang chia sẻ.
Thiện Tâm
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Các bài Phục nguyện sau khi tụng kinh
Phật giáo thường thức 19:30 31/10/2024Dưới đây là mẫu bài phục nguyện cho những người sơ khai, mới tu theo Phật. Còn những vị tu lâu, với đức độ sâu dày, chỉ cần nguyện một câu, cũng hơn ngàn lời của những người thường.
Tứ như ý túc: Bốn pháp đầy đủ như ý
Phật giáo thường thức 18:30 31/10/2024Nói như ý là vì khả năng làm chủ, hướng tâm thành tựu các pháp theo ý muốn. Nói là thần vì linh diệu thông suốt không chướng ngại.
Tu hành như cọ cây lấy lửa
Phật giáo thường thức 16:40 31/10/2024Người xưa có câu “tu hành như cọ cây lấy lửa”, theo con hiểu tức là phải quán sát tâm liên tục và miên mật. Nếu như Thầy dạy chỉ thấy mọi sự như nó đang là rất nhẹ nhàng, vậy có gì khác với câu trên ạ?
Tại sao có thể biết trước tương lai?
Phật giáo thường thức 16:27 31/10/2024Kính bạch Thầy, có những giấc mơ mà sau này lại xảy ra đúng y như vậy, tại sao lại có hiện tượng đó ạ?
Xem thêm