Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ tư, 29/07/2020, 19:07 PM

Phật dạy mạng người sống trong hơi thở

Một hôm, Phật hỏi các vị Tỳ kheo: “mạng người sống trong bao lâu”? Một thầy trả lời: “mạng người sống chừng 80 năm”. Phật hỏi vị khác, thầy đó trả lời:” mạng người sống trong bữa ăn”.

Kiếp là gì?

Khi tâm an định, rỗng rang, bớt đi tạp niệm thì trí nhớ sáng suốt, tuệ giác tâm linh khai mở, nhờ vậy ta nhận biết cuộc sống vô thường, mạng sống vô thường và muôn loài vật cũng lại như thế.

Khi tâm an định, rỗng rang, bớt đi tạp niệm thì trí nhớ sáng suốt, tuệ giác tâm linh khai mở, nhờ vậy ta nhận biết cuộc sống vô thường, mạng sống vô thường và muôn loài vật cũng lại như thế.

Hai vị thầy trả lời Phật đều không chấp chận. Ngài hỏi tiếp vị thứ ba và vị này trả lời “Mạng người sống trong hơi thở”. Phật nói, “đúng thế, đời người chỉ dài bằng một hơi thở”, bởi thở vào mà không thở ra thì xem như mất mạng.

Chúng ta có thể không ăn hai ba chục ngày mà không chết, chính chúng tôi đã từng nhịn ăn mỗi lần ba bốn tuần, chúng tôi mỗi ngày chỉ uống nửa lít nước đun sôi để nguội, nhờ vậy mà vượt qua được bệnh tật hiểm nghèo.

Ngày xưa đức Phật dạy các tỳ kheo quán hơi thở, thở vô mình biết thở vô, thở ra mình biết thở ra, đến khi thuần thục không cần theo dõi hơi thở nữa mà chỉ nhìn hơi thở vô ra dài sâu, nhờ vậy tâm an định và trí tuệ thấy biết đúng như thật phát sinh.Do đó, chúng ta ngày càng sống tốt hơn mà hay giúp người, cứu vật.

Khi tâm an định, rỗng rang, bớt đi tạp niệm thì trí nhớ sáng suốt, tuệ giác tâm linh khai mở, nhờ vậy ta nhận biết cuộc sống vô thường, mạng sống vô thường và muôn loài vật cũng lại như thế. Mạng sống chúng ta ngắn như một hơi thở, nhờ thường xuyên quán sát như thế ta sẽ thấy biết đúng như thật nên dễ dàng buông xả phiền não tham-sân-si mà an nhiên tự tại, giải thoát.

Tại sao chúng sinh sợ nhân quả?

Dân gian thường nói "có thực mới vực được đạo", tức có ăn mới tu hành được. Đây không chỉ là một câu nói vui đùa bâng quơ mà là một sự thật. Chính vì vậy, ăn uống đã trở thành nhu cầu cần thiết trong đời sống hằng ngày của chúng ta. Điều này được thể hiện qua câu nói “miếng trầu làm đầu câu chuyện”.

Ông cha ta nhận thấy ăn uống là sự tự do của mỗi người nên dân gian có câu "trời đánh còn tránh bữa ăn". Xã hội thường coi việc mời ăn, mời uống, tặng quà cáp cho nhau như một mối quan hệ cần thiết của mỗi người. Do đó, “bánh ít đổi đi, bánh quy đổi lại” hay “có đi, có lại mới toại lòng nhau”. Dĩ nhiên, đó cũng là một nhu cầu thiết thực trong mối tương giao cuộc sống.

Ðể thể hiện địa vị và tầm quan trọng của con người trong xã hội nên có câu “mâm cao cỗ đầy” dùng để miêu tả bữa ăn của giới thượng lưu quyền thế. Việc cưới hỏi, lấy vợ gã chồng phải làm tiệc ăn mừng là lẽ đương nhiên; nhưng đầy tháng, thôi nôi, sinh nhật, thi đỗ, làm ăn phát đạt, thậm chí mua nhà tậu đất, thăng quan tiến chức cũng tổ chức ăn mừng thiết đãi gia đình người thân, bạn bè và bà con lối xóm.

Ăn uống, tiệc tùng như thế lâu ngày đã trở thành văn hóa tín ngưỡng trong dân gian mà "phép vua cũng thua lệ làng". Nói cho cùng, ăn uống là một nhu cầu cần thiết và cũng là phương tiện để bày tỏ tình thân hữu hay mối quan hệ giữa con người với nhau trong xã hội, nhưng do lối văn hóa ăn uống của người Việt đã ăn thì phải ăn cho đã, đã uống thì phải uống cho say, ăn với uống phải no say. Cho nên từ đó con người ngày càng sa đọa với thói quen ngu si chấp ngã mà làm tổn hại người, vật.

Phật pháp quá hay, quá tuyệt vời, chúng tôi nhờ gặp bậc minh sư chân chánh, thầy lành bạn tốt nên mới có cơ hội làm mới lại chính mình mà vượt qua những thói đam mê thấp hèn, có tính cách hại người và vật.

Phật pháp quá hay, quá tuyệt vời, chúng tôi nhờ gặp bậc minh sư chân chánh, thầy lành bạn tốt nên mới có cơ hội làm mới lại chính mình mà vượt qua những thói đam mê thấp hèn, có tính cách hại người và vật.

Cách xoay chuyển vận mệnh theo lời Phật dạy

Người dân các miền thôn quê có ba nhu cầu chính trong việc ăn uống là đám giỗ, đám cưới, đám ma. Ba đám này đã trở thành nhu cầu thiết thực trong cuộc sống. Người thành thị thì ăn uống lu sà bù, đâu đâu cũng thấy quán nhậu làng nướng, đủ thứ món ngon vật lạ được phơi bày buôn bán công khai.

Dân gian có câu “ăn được ngủ được là tiên, không ăn không ngủ mất tiền thêm lo", nhưng quan trọng hơn hết là chúng ta có thể đánh giá con người qua cách ăn, cách uống, cách nói năng và cách làm việc. Hay nói cách khác, ăn uống phản ánh phạm trù sống, phương thức sống, cách thức sống và phép tắc sống, nhìn vào cách ăn uống ta có thể biết người đó có lòng từ bi hay không.

Khi xưa lúc chưa biết tu bản thân chúng tôi là kẻ đam mê ăn uống, ngày nào cũng phải có rượu bia, bồ đà và gái gú. Trong khi chờ con vịt cắt cổ làm tiết canh, chúng tôi tranh thủ để có mồi nhậu lai rai bằng cách thẻo miếng mỡ bầu diều bóp gỏi làm chua khi con vịt còn sống. Loại ăn nhậu như chúng tôi ngày trước là hạng người sống không có nhân cách đạo đức, thử hỏi làm sao biết thương yêu gia đình, người thân nên mới bịp bợm, gian trá, xảo quyệt và ác độc.

Phật pháp quá hay, quá tuyệt vời, chúng tôi nhờ gặp bậc minh sư chân chánh, thầy lành bạn tốt nên mới có cơ hội làm mới lại chính mình mà vượt qua những thói đam mê thấp hèn, có tính cách hại người và vật. 

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Những tật xấu rất khó chữa trị

Lời Phật dạy 18:15 28/03/2024

Đức Phật là bậc y vương, có khả năng chữa lành tâm bệnh cho chúng sanh nhưng gặp một số chứng tâm bệnh mạn tính, nan y (thiếu nhân duyên với Chánh pháp) thì Ngài cũng tuyên bố là không thể trị liệu.

Phật dạy 11 đặc tính căn bản của giáo Pháp dành cho người kính lễ Pháp bảo

Lời Phật dạy 16:00 28/03/2024

Thế Tôn đã từng căn dặn muốn làm lễ Pháp thì phải ghi nhớ những đặc tính của giáo pháp, nhờ đó “được phước vô lượng, phước không hạn lượng mãi mãi”.

Vô sự mà lợi ích cho đạo

Lời Phật dạy 09:00 28/03/2024

Một nơi nhàn tịnh, ít việc, ít nói, ít ngủ, ít bạn xấu…sẽ hỗ trợ cho tu hành tăng trưởng pháp chính là tam vô lậu học. Thành ra buông hết, không làm gì nhiều mà lại có ích cho mình, cho người và cho đạo.

Tránh xa thầy tà, bạn xấu

Lời Phật dạy 16:45 27/03/2024

Thế Tôn xác quyết là không thân cận, bất hợp tác với người ác tri thức. Dù cho họ có nhân danh là ai, giữ chức phận gì trong đạo hay ngoài đời, hứa hẹn giúp ta nhiều điều tốt lành…nhưng nếu thực sự biết họ là ác tri thức thì quyết không tùng sự, bất hợp tác. Vì sao?

Xem thêm