Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU

Phật giáo – Nhận chân cuộc đời, thấu rõ giá trị đặc biệt của kiếp người

Phật giáo chỉ rõ những đau khổ của con người. Nhưng Phật giáo vẫn không quên vạch những ưu điểm nơi con người. Như trong kinh đã dạy: "Con người có suy tưởng, có quả cảm, có trí tuệ, nên dễ tiến tu".

Nhận chân cuộc đời, nhìn đau khổ nhưng người Phật tử vẫn sẵn sàng lăn mình vào dòng đời, vẫn can đảm nhận chịu một cuộc sống dù đầy dẫy tai ách. Tuy họ thấy thực trạng cuộc đời là đau khổ nhưng họ vẫn hãnh diện đã được làm người.

Phật giáo chỉ rõ những đau khổ của con người. Nhưng Phật giáo vẫn không quên vạch những ưu điểm nơi con người. Như trong kinh đã dạy: "Con người có suy tưởng, có quả cảm, có trí tuệ, nên dễ tiến tu". Hoặc những câu "Thân người khó được".(Nhơn thân nan đắc)."Một phen mất thân này muôn kiếp khó tái hồi".(Nhất thất nhơn thân, vạn kiếp bất phục), "Ngàn năm cây sắt trổ bông còn dễ, một phen mất thân này được lại khó hơn." (Thiên niên thiết thọ khai hoa dị, nhất thất nhơn thân vạn kiếp nan). Hoặc như đoạn kinh này:

"... Ví như quả đất sụp thành biển cả, có một con rùa mù sống vô lượng kiếp, một trăm năm mới trồi đầu lên một lần. Trong biển cả có một bọng cây nổi, chỉ có một lỗ, trôi dạt trên mặt biển, theo gió sang Đông, Tây. Con rùa mù một trăm năm mới trồi đầu lên một lần tìm bọng cây chăng? A Nan bạch Phật:

Thế Tôn, không thể gặp được. Vì sao? - Vì con rùa mù nếu đến biển Đông thì bọng cây đã theo chiều gió sang biển Tây, Nam, Bắc bốn phía chung quanh cũng vậy không thể gặp nhau.

Cõi này tuy uế trược, nhiều đau khổ nhưng còn chịu đựng nổi, nhờ đó mà ta tiến tu thêm, nên chúng ta được sanh vào đây đã có một giá trị đặc biệt trên con đường đạo đức.

Cõi này tuy uế trược, nhiều đau khổ nhưng còn chịu đựng nổi, nhờ đó mà ta tiến tu thêm, nên chúng ta được sanh vào đây đã có một giá trị đặc biệt trên con đường đạo đức.

Phật bảo A Nan: Con rùa mù tìm bọng cây tuy sai lạc, nhưng còn có khi gặp nhau, kẻ phàm phu ngu si trôi dạt trong ngũ thú, tạm được thân người, rất khó hơn con rùa mù tìm bọng cây kia..."

( Kinh Tạp A Hàm, quyển 16, bài kinh số 406 )

Qua những lời Phật dạy trên, chúng ta tự thấy thân người rất khó được. Đã được thân người ai nỡ hủy hoại, hoặc buông xuôi để một đời luống qua vô nghĩa.

Lại nữa, đức Phật đã từng dạy: "Đọa địa ngục quá khổ sở, ngạ quỷ thì đói khát, súc sanh nhiều ngu si,lên cõi trời đầy đủ dục lạc nên không thể tu được, chỉ có làm người là đủ điều kiện tiến tu hơn cả". Vì ở cõi người tuy có nhiều đau khổ, nhưng chúng ta còn có thể chịu nổi. Cho nên, cõi này đức Phật gọi là cõi Ta Bà (kham nhẫn).

Qua những lời Phật dạy trên, chúng ta tự thấy thân người rất khó được. Đã được thân người ai nỡ hủy hoại, hoặc buông xuôi để một đời luống qua vô nghĩa.

Qua những lời Phật dạy trên, chúng ta tự thấy thân người rất khó được. Đã được thân người ai nỡ hủy hoại, hoặc buông xuôi để một đời luống qua vô nghĩa.

Cõi này tuy uế trược, nhiều đau khổ nhưng còn chịu đựng nổi, nhờ đó mà ta tiến tu thêm, nên chúng ta được sanh vào đây đã có một giá trị đặc biệt trên con đường đạo đức.

Đọa trong ba đường ác vì chịu khổ đau không có phút nào rảnh rỗi, hoặc si mê không hiểu biết nên không thể nào tiến bước trên đường đạo đức. Được sinh lên cõi trời thì sung sướng quá cũng không có phút giây nào nghĩ đến sự tiến tu. Một bên chịu đựng quá sức, một bên thụ hưởng quá sức, cả hai đều chung quy một thái độ buông xuôi không tự vươn lên được. Chỉ có cõi người là chiết trung giữa hai cực đoan ấy, nên đủ sức vươn lên. Đó là giá trị đặc biệt của con người, Phật giáo đã vạch rõ.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

“Người đời tranh nhau những chuyện không đâu”

Phật giáo thường thức 16:50 21/11/2024

Đời này chúng ta chết rồi sẽ sanh tới cõi nào? Tôi có thể sanh về đâu? Đời sau chúng ta có nắm chắc sanh tới cõi nào hay chăng? Còn tiếp tục luân hồi hay chấm dứt luân hồi?

Làm thế nào để tạo ra phước đức bền vững?

Phật giáo thường thức 16:10 21/11/2024

Người sống có phúc có đức chắc chắn sẽ an vui hạnh phúc bền lâu, nhưng quan trọng là làm thế nào để tạo ra phước đức bền vững?

Từ, bi, hỷ, xả - bốn tâm vi diệu

Phật giáo thường thức 13:12 21/11/2024

Bốn tâm vô lượng này tuy riêng biệt nhưng làm nền tảng cho nhau, tương tức với nhau.

Nhớ ơn Thầy Tổ

Phật giáo thường thức 08:35 21/11/2024

Chúng ta muốn tỏ lòng biết ơn người đi trước, thì không gì thiết thực hơn là phải thực hành theo ba điểm sau đây...

Xem thêm