Phật giáo và vấn đề cội nguồn của đạo đức và các chuẩn mức đạo đức
Về cội nguồn đạo đức và các chuẩn mức đạo đức thì mối hệ tư tưởng có một quan niệm khác nhau. Do vì cái nhìn về con người, thé giới, giá trị và hạnh phúc khác nhau mà có sự khác biệt về cội nguồn đạo đức và chuẩn mức đạo đức.
Sáu điều cần biết về đạo đức Phật giáo Việt Nam
Có quan điểm cho rằng trí tuệ phát triển trong quá trình lao động, và sự phát triển trí tuệ, tư duy, ngôn ngữ, có ảnh hưởng đến tương quan của con người, vì thế có ảnh hưởng đến quan niệm về đạo đức của con người. Đạo đức ở đây là sản phẩm của xã hội, nên khi xã hội biến đổi thì đạo đức cũng biến đổi theo. Ví như xã hội thay đổi thể chế từ phong kiến qua dân chủ thì quan niệm đạo đức cũng thay đổi theo.
Có quan niệm đạo đức xây dựng dựa vào một đấng sáng tạo, sáng thế vĩnh cửu, nên nền đạo đức và cái chuẩn mức đạo đức hầu như cố hữu, là hệ quả của những lời phán xét của các trang thánh kinh. Hẳn nhiên còn có nhiều quan niệm đạo đức khác nhau nữa tùy theo mục tiêu của đời sống dừng lại ở các chỗ khác biệt nhau.
Giáo lý nhân quả xây dựng truyền thống đạo đức dân tộc
Phật giáo thì xây dựng con đường sống đạo đức trừ trí tuệ thực nghiệm toàn giác của đức Phật nên có cái nhìn giá trị ổn định. Phật giáo không nêu lên vấn đề cội nguồn của mọi hiện hữu, gồm cả cội nguồn của đạo đức, bởi vì mọi hiện hữu đều duyên sinh, vô tự tính. Nhưng ở mặt tương đối, Phật giáo ghi nhận có khổ đau do ái, thủ, vô minh gây ra. Vấn đề thiết thực ở đây là dập tắt mọi nguyên nhân khổ đau ở từng cá thể.
Do vậy, chuẩn mức đạo đức chỉ có thể do các cá thể thể nghiệm và đặt ra, dựa vào hiệu quả đoạn diệt tham, sân, si. Không thể thiết lập các chuẩn mức đạo đức dựa vào sự tướng biểu hiện bên ngoài của các hành động, bởi cùng một hành động có thể do nhiều động cơ thiện, bất thiện tác động khác nhau nên có giá trị đạo đức khác nhau.
Đức Phật dạy về đạo đức gia đình
Con đường đạo đức Phật giáo vì thế là con đường tự giác, tự chứng và tự nguyện. Dù vậy, trước qui luật nhân quả quá mành rành, con người vẫn phải nghiêm chỉnh hướng dẫn đời sống nội tâm của mình.
Do vì hạnh phúc của con người là mục tiêu của cuộc sống nên hạnh phúc của con người là giá trị chuẩn. Các giá trị khác là thứ yếu phải xếp xoay quanh cái trục giá trị đạo đức này.
> Xem thêm video Ăn chay đối với giới trẻ:
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Diệu dụng của thần chú Lăng Nghiêm
Kiến thức 10:11 23/12/2024Thần chú Lăng Nghiêm là chú cốt tủy trong Phật giáo, học, trì tụng Chú Lăng Nghiêm là nhân duyên rất lớn của người con Phật.
Thần chú hộ mệnh Angulimala là gì?
Kiến thức 06:10 23/12/2024Thần chú hộ mệnh của mỗi người chính là lòng từ bi của chính người đó. Nếu ta tu tập tâm từ thì trường năng lượng xung quanh ta chính là trường năng lượng hộ mệnh. Trường năng lượng này sẽ bảo hộ ta tránh được rất nhiều tai ương, hoạn nạn.
Chú Lăng Nghiêm: Thần chú uy lực nhất trong Phật giáo
Kiến thức 22:01 22/12/2024Chú Lăng Nghiêm là vua trong các Chú, vì dài nhất và khó nhất trong Phật Giáo. Hầu hết những người xuất gia đi tu, đều phải thuộc lòng Chú Lăng Nghiêm từ lúc mới xuất gia, hoặc cũng có những người thuộc lòng trước khi xuất gia.
Cách tụng thần chú Dược Sư tại nhà Phật tử nên biết
Kiến thức 15:00 22/12/2024Thần chú là bí mật của Chư Phật. Bạn có nhân duyên với chú nào thì tụng chú ấy. Đừng nay tụng Lăng Nghiêm, mai tụng Đại Bi, mốt tụng Dược Sư…
Xem thêm