Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ bảy, 15/10/2022, 22:45 PM

Phật huệ, Phật đức, Phật lực hằng hữu miên viễn

Trong kinh Pháp hoa, phẩm Như Lai thọ lượng thứ 16, Đức Phật nói rằng trời, người, A-tu-la tưởng lầm là Ngài mới sanh ra trên cuộc đời này và mới thành Phật dưới cội bồ -đề gần thành Già Da. Nhưng sự thật thì Ngài đã thành Phật từ vô lượng kiếp trước.

Thật vậy, để đạt đến quả vị Phật, Ngài đã trải qua quá trình tu hành vô lượng kiếp bằng cách phát huy trí tuệ và đức hạnh đến mức tuyệt đỉnh để thấy đúng sự thật một cách chính xác hoàn toàn và làm lợi ích cho muôn loài mọi giới. Trong khi tất cả chúng sanh bị trói buộc mãi trong vòng sanh tử luân hồi, không thể thoát ra được; vì họ luôn bị vô minh vọng kiến ngăn che, nên không thể thấy đúng, mà chỉ thấy theo tham vọng. Vì thế, mọi việc làm của họ lúc thành, lúc bại, chỉ luẩn quẩn trong cái vòng vây được mất mà thôi.

Chính vì tầm quan trọng của sự hiểu biết đúng đắn, Phật dạy rằng cần phải thấy đúng như thật mới thấy được việc đáng làm, điều đáng nói, người đáng gặp, đáng độ. Từ đó, mới có thể dấn thân tu Bồ-tát đạo, làm lợi ích cho người được. Phải trải qua vô số kiếp hành Bồ-tát đạo, mới tạo được phước đức trí tuệ chân thật và sử dụng phước đức trí tuệ này để phục vụ mọi người.

Trong kinh Pháp hoa, nổi bật yếu nghĩa “Thế gian tướng thường trụ” của  Phật dạy mà Ngài đã thể hiện trọn vẹn yếu nghĩa này. Đức Phật đã sử dụng Phật huệ, Phật đức, đưa vào thân của thái tử Sĩ Đạt Ta thành thân tướng của Phật với đầy đủ 32 tướng tốt, 80 vẻ đẹp và trí tuệ siêu tuyệt.

Đức Phật chân thân không sanh không diệt, mãi mãi thường còn trong Pháp giới

Đức Phật chân thân không sanh không diệt, mãi mãi thường còn trong Pháp giới

Trí tuệ và đức hạnh của Phật đã có sẵn đủ từ vô lượng kiếp do tu Bồ-tát đạo và Ngài chỉ đem ra sử dụng là mọi việc đều đạt kết quả mỹ mãn. Ngài đầu tư trí tuệ và đức hạnh này vào thân nào thì thân ấy là Phật, đầu tư vào nơi nào thì nơi ấy có Phật. Vì thế, Phật cho biết rằng Ngài thành Phật ở chỗ này có tên này, ở chỗ khác Ngài có tên khác; không phải chỉ mới thành Phật Thích Ca ở Ta-bà. 

Theo tinh thần Pháp hoa có thể khẳng định rằng ý nghĩa Phật Đản sanh ở thế gian này nghĩa là Phật tâm, Phật huệ, Phật đức đã sanh vào trong thân phàm của thái tử Sĩ Đạt Ta và tác động cho thái tử khởi ý niệm xuất gia, tu hành, thành Phật, giáo hóa độ sanh, thành tựu những việc làm kỳ diệu mà kinh gọi là thần lực. 

Ngày nay chúng ta tu hành cũng vậy, mọi người đều có thân vật chất giống nhau, nhưng yếu tố quan trọng đóng vai trò quyết định kết quả tốt xấu trên bước đường tu, đó chính là tư cách bên trong, tức trí tuệ và phước đức có sẵn của mỗi người đã tạo được trong những kiếp quá khứ. 

Nếu là phước đức trí tuệ của chư Thiên hiện vào thân ngũ uẩn của người nào thì người đó có tính cách chư Thiên. Nếu là phước đức trí tuệ của Bồ-tát hay A-la-hán đầu tư vào thì họ sẽ thể hiện tư cách của Bồ-tát, A-la-hán. Hoặc nếu là tội lỗi của ba đường ác sanh vào thì người đó sẽ hiện thân xấu ác với tánh tình hung ác và làm những việc ác hại. 

Như vậy, tùy thuộc ở hạt nhân như thế nào tái sanh vô thân ngũ uẩn mà sản sanh ra thân tướng và tính cách tương ưng như thế. Chính vì vậy mà thực tế chúng ta thấy có người tuổi còn trẻ đã đi tu và vui với cuộc sống phạm hạnh; vì thực sự họ đã tu trong kiếp quá khứ, nên tính chất tu hành đã có sẵn trong họ. Nhưng có người chỉ thích làm việc ác, thích gây đau khổ cho người khác; vì họ đã quen thân với những việc đó từ nhiều đời.

Tóm lại, khi Phật tâm, Phật huệ, Phật đức, Phật hạnh, Phật lực của Đức Phật đã thành Phật từ vô lượng kiếp lâu xa và hằng hữu miên viễn tái sanh vào sanh thân của thái tử Sĩ Đạt Ta, thì Ngài thành Phật ngay trong đời này với thân tâm đầy đủ những gì cao quý nhất. 

Sự hiện hữu của Phật Thích Ca mang thân người để chỉ dạy mọi người con đường sống cao đẹp, có ý nghĩa để đưa mọi người đến gặp Đức Phật chân thân bất tử ở thế giới vĩnh hằng bất tử. Và dĩ nhiên sanh thân của Phật Thích Ca cũng phải hoại diệt theo quy luật tự nhiên; trong khi Đức Phật chân thân không sanh không diệt, mãi mãi thường còn trong Pháp giới.

 Vì thế, khi có vị tu sĩ nào viên tịch, Hòa thượng chủ lễ thường nhắc hương linh nên nhớ trở về thế giới không sanh diệt là điểm mà họ đã xuất phát; đừng đi lạc vào con đường khác. 

Đức Phật thọ mạng vô cùng vô tận chính là hình ảnh mà tất cả hàng đệ tử của Ngài ở khắp năm châu bốn biển luôn kính ngưỡng và nguyện tu tập theo trí tuệ và hạnh đức của Ngài. 

Đức Phật thường hằng bất tử sống mãi trong ta, bên cạnh chúng ta, cùng song hành với chúng ta và trợ lực cho chúng ta trên lộ trình tự giác, giác tha, giác hạnh viên mãn. 

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Pháp tu soi gương

Kiến thức 15:52 05/11/2024

Pháp thoại này Thế Tôn dạy Tôn giả La-vân (La-hầu-la) quán chiếu về thân nghiệp giống như đang soi gương thấy rõ mặt mình dơ hay sạch. Nếu không soi gương, chúng ta sẽ không biết mặt mình như thế nào.

Ác nghiệp đã trót gieo, phải làm sao để ác báo không trổ ra?

Kiến thức 10:35 05/11/2024

Mỗi ngày chúng ta đều gieo trồng những nhân thiện, ác lẫn lộn. Những nhân này tuyệt đối không hề mất đi, nó được lưu trữ trong tàng thức của chúng ta. Quá trình từ nhân đi đến quả đều cần phải có duyên. Vậy làm sao để tránh được duyên ác?

Đi về phía an lạc hạnh phúc

Kiến thức 09:20 05/11/2024

Kinh Trường bộ ghi: Đường này đến an lạc giải thoát Niết bàn, chấm dứt khổ đau; Đường kia đến ưu phiền não loạn khổ đau trong sinh tử luân hồi, các người muốn đi đường nào?

Muốn mau lành bệnh

Kiến thức 07:03 05/11/2024

Ai cũng biết Đức Phật ngoài mười hiệu tôn quý còn được xưng tán là Y vương, bậc thầy của các thầy thuốc trong việc trị liệu tâm bệnh của chúng sanh. Không chỉ chữa trị tâm bệnh, Đức Phật còn là một vị thầy thuốc đúng nghĩa chữa trị cả thân bệnh nữa.

Xem thêm