Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ bảy, 16/07/2022, 09:23 AM

Ngôi chùa cổ 320 tuổi ở Phan Thiết là nơi lưu giữ bộ kinh Pháp Hoa bằng gỗ lâu đời nhất Việt Nam

Chùa cổ Phật Quang nằm trên đường Võ Thị Sáu, phường Hưng Long, TP. Phan Thiết (Bình Thuận) từ lâu đã trở thành điểm du lịch tâm linh và hành hương của du khách gần xa. Trong chùa còn lưu giữ bộ kinh Pháp Hoa khắc trên gỗ thị đỏ duy nhất trên thế giới.

Chùa Phật Quang đã hơn 320 tuổi, nằm trong lòng TP.Phan Thiết (Bình Thuận) nơi lưu giữ báu vật của Phật giáo. Ảnh Bùi Phụ

Chùa Phật Quang đã hơn 320 tuổi, nằm trong lòng TP.Phan Thiết (Bình Thuận) nơi lưu giữ báu vật của Phật giáo. Ảnh Bùi Phụ

Chùa Phật Quang 320 tuổi

Một ngày đầu tháng 7/2022, theo chân đoàn du khách hành hương, chúng tôi đến chùa cổ Phật Quang chiêm bái, lễ Phật. Có thể nói, khuôn viên rộng rãi, nhiều cây xanh khiến du khách đến đây đều có chung cảm giác rất dễ chịu. Mùi hương trầm từ chánh điện tỏa ra khiến bao âu lo, muộn phiền về cuộc sống "cơm áo gạo tiền" trong tôi như tan biến theo mây khói...

Tượng Đức Phật Di Lặc với nụ cười hoan hỷ đặt giữa sân chùa Phật Quang. Ảnh: Bùi Phụ

Tượng Đức Phật Di Lặc với nụ cười hoan hỷ đặt giữa sân chùa Phật Quang. Ảnh: Bùi Phụ

Anh Hữu Phúc, một phật tử từ TP.HCM đến viếng chùa cổ Phật Quang cho biết, ngay vừa bước vào cổng chùa, anh rất thích chiêm ngưỡng tượng Đức Phật Di Lặc với cười hoan hỷ đặt giữa sân. "Nhìn nụ cười hoan hỷ của Đức Phật Di Lặc, tôi có cảm giác như buông bỏ hết mọi muộn phiền, giận hờn vu vơ. Giống như mình đã đặt gánh nặng xuống sông, không mang theo gánh khác…", anh Hữu Phúc tâm sự.

Theo ghi nhận của chúng tôi, trong khuôn viên sân chùa tái hiện những tiểu cảnh từ vườn Lâm Tỳ Ni, nơi hoàng hậu Maya (vợ vua Tịnh Phạn) hạ sinh thái Tất Đạt Đa vào năm 563 trước Công nguyên đến cảnh thái tử lớn lên, từ bỏ ngai vàng đi tìm đường giải thoát… điểm cuối ngài chọn Bồ Đề Đạo tràng làm nơi thiền định 49 ngày và trở thành Đức Phật Thích Ca Mâu Ni.

Chùa có hai điện Phật được bài trí rất trang nghiêm. Tầng trên chánh điện thờ đức Phật Thích Ca, hai bên vách tường có bộ tượng phù điêu Thập Bát La Hán. Chánh điện tầng dưới thờ bộ tượng Di Đà Tam Tôn (đức Phật A Di Đà, hai vị Bồ tát Quán Thế Âm và tượng Bồ tát Địa Tạng.

Tượng Phật Thích Ca trong chánh điện chùa Phật Quang. Ảnh: Bùi Phụ

Tượng Phật Thích Ca trong chánh điện chùa Phật Quang. Ảnh: Bùi Phụ

Trong các chánh điện và các gian thờ có những bức tranh gỗ được chế tác công phu với đường nét chạm trổ tỉ mỉ của các bậc tiền nhân. Độc đáo nhất là trên trên nóc trần chánh điện, những câu chú của chư Phật, Bồ tát được các điêu khắc gia thể hiện lại rất tỉ mỉ…

Theo sử sách của chùa Phật Quang ghi lại, ngôi chùa này đã qua 18 đời truyền thừa với các vị trụ trì vô cùng tinh thông, lỗi lạc. Ban đầu, chùa có tên gốc là Bồ Đề, thuộc thôn An Hòa, tổng Vạn Phước, huyện An Phước, phủ Bình Thuận. Trải qua biết bao thăng trầm thay đổi, đến nay, chùa đã hơn 320 tuổi.

Bức phù điêu khắc trên trần chánh điện chùa Phật Quang. Ảnh: Bùi Phụ

Bức phù điêu khắc trên trần chánh điện chùa Phật Quang. Ảnh: Bùi Phụ

Chùa Phật Quang nơi lưu giữ báu vật của Phật giáo


Theo tư liệu của chùa Phật Quang, trong một lần quét dọn Tam Bảo, quý thầy trong đã phát hiện một số tấm ván lót dưới nền bị gập ghềnh nên kéo ra để sắp xếp lại và bất ngờ phát hiện cửa của một căn hầm ngay giữa chính điện. Trong hầm có chứa một cũi to rất kiên cố làm bằng gỗ căm xe (loại gỗ quý có thớ mịn, cây cổ thụ có đường kính 1,2 m và cao trên 30m, rất quý hiếm).

Một bảng trong Bộ kinh Pháp Hoa khắc bằng Thị đỏ. Ảnh lưu tại chùa Phật Quang.

Một bảng trong Bộ kinh Pháp Hoa khắc bằng Thị đỏ. Ảnh lưu tại chùa Phật Quang.

Khi tìm cách mở nắp cũi ra, quý thầy rất ngỡ ngàng khi thấy trong đó là một bộ kinh Pháp Hoa được khắc trên 118 tấm gỗ Thị đỏ. Cây Thị đỏ là loại gỗ quý hiếm, chỉ phát triển duy nhất tại vùng Bình Thuận, Ninh Thuận, thân cây phát ra một nhiệt lượng nóng không loài vật nào dám tới gần.

Theo thông tin trên các bản khắc, 3 vị Thiền sư Pháp Không, Thiện Huệ, Bảo Hương và 12 đệ tử thực hiện trong 28 năm (từ 1706 -1734) mới khắc xong bộ Kinh Pháp Hoa gồm 118 bản gỗ Thị đỏ với 600.000 con chữ cùng nhiều hình ảnh đức Phật thuyết pháp.

Theo các vị cao tăng nghiên cứu về Phật giáo, hiện nay trên thế giới chỉ tồn tại 3 bộ kinh Pháp Hoa có niên đại lâu đời, gồm 2 bộ kinh của Trung Quốc, bộ còn lại là gỗ Thị đỏ ở Phật Quang (Bình Thuận). Tuy nhiên, hai bộ kia khắc trên đồng và đá, qua thời gian đã bị mai một nhiều nên nội dung không còn đầy đủ. Chỉ có bộ kinh của chùa Phật Quang còn nguyên vẹn cho dù đã có niên đại hơn 300 năm. Bộ kinh Thị đỏ này được lập kỷ lục "Bộ kinh Pháp hoa cổ nhất Việt Nam" vào năm 2006.

Một bảng trong Bộ kinh Pháp Hoa khắc bằng Thị đỏ. Ảnh lưu tại chùa Phật Quang.

Một bảng trong Bộ kinh Pháp Hoa khắc bằng Thị đỏ. Ảnh lưu tại chùa Phật Quang.

Trụ trì chùa Phật Quang gần đây nhất vừa viên tịch là Hòa thượng Thích Huệ Tánh (phái thiền Lâm Tế, ngài viên tịch 15/3/2022 - nhằm 13 tháng 2 năm Nhâm Dầm trụ thế 89 năm, 67 hạ lạp).

Hòa thượng Thích Huệ Tánh được Phật tử xa gần xem là bậc tăng tài đầy đủ đức hạnh, khiến nhiều người phải nể phục bởi tấm lòng từ bi, trí tuệ của ngài giúp đỡ người nghèo, hoạn nạn…

Lúc còn tại thế, từ năm 2000 đến 2005, Hòa thượng trụ trì Thích Huệ Tánh, đã tổ chức đại trùng tu chùa, đặt 15 vườn tượng Phật tích và nhiều cây kiểng ở sân chùa.

Ngôi chính điện hai tầng và hai lầu chuông, trống nổi bật với các mảnh ghép sành sứ về nhiều đề tài trên các phù điêu, hoa văn, hàng cột, đặc biệt là linh vật Rồng 5 móng được thể hiện trên các công trình ghép sành sứ từ nóc mái đến bao lam, cửa sổ, hàng cột...

Để thực hiện công việc trang trí, thầy trụ trì đã vận động hơn 48 tấn mảnh sành được chở từ miền Bắc vào, miền Nam ra, đã được nhóm thợ người Huế chủ lực lựa chọn sử dụng. Chính mảnh ghép sành sứ mang tính mỹ thuật và kỹ thuật cao đã tôn ngôi chùa vẻ đẹp vừa hiện đại vừa cổ kính theo phong cách kiến trúc Á Đông.

Bức phù điêu khắc trên trần chánh điện chùa Phật Quang. Ảnh: Bùi Phụ

Bức phù điêu khắc trên trần chánh điện chùa Phật Quang. Ảnh: Bùi Phụ

Trong năm 2002, khi đào tới móng thứ 9, phát hiện 3 tượng Phật bằng đồng trên 300 năm.

Được biết, sau hơn 5 năm trùng tu với số tiền nhiều tỷ đồng cùng mồ hôi công sức của thập phương bá tánh, đến nay chùa Phật Quang đã trở thành điểm du lịch tâm linh được nhiều người tìm về chiêm bái lễ Phật

Nguồn: Báo Dân Việt

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Vượt 600 bậc thang chiêm bái tượng Phật khổng lồ ở Bình Định

Chùa Việt 09:10 03/05/2024

Chùa Ông Núi hay Linh Phong Sơn tự là địa điểm văn hóa, tâm linh ở huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định, cách thành phố Quy Nhơn khoảng 30km. Để chiêm bái tượng Phật ngồi khổng lồ nổi tiếng tại chùa, du khách cần vượt qua “thử thách” đi bộ khoảng 600 bậc thang từ chân đến đỉnh núi Chóp Vung.

Chùa Hải Tạng, ngôi cổ tự linh thiêng, điểm đến tâm linh ấn tượng với “4 không”

Chùa Việt 10:30 02/05/2024

Chùa Hải Tạng không còn xa lạ với người dân Quảng Nam và khách du lịch khi đến với địa phương này. Đây là công trình kiến trúc thờ Phật kết hợp thờ thần, đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng của người dân đảo, các thương thuyền cũng như du khách thập phương.

Về Thanh Hóa thăm chùa cổ Khánh Quang

Chùa Việt 12:15 30/04/2024

Chùa Khánh Quang - ngôi chùa cổ kính nắm giữ những dấu ấn lịch sử tôn giáo, văn hóa ở Thanh Hóa.

Chiêm ngưỡng tượng Phật đôi Quan Âm cao nhất Việt Nam

Chùa Việt 16:00 28/04/2024

Về Nhơn Lý, thành phố Quy Nhơn (Bình Định), du khách không chỉ hòa mình với cảnh sắc thiên nhiên thơ mộng của Eo Gió, Kỳ Co, mà còn được chiêm ngưỡng tượng Phật đôi Quan Âm cao nhất Việt Nam.

Xem thêm