Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Chủ nhật, 26/05/2024, 20:00 PM

Phật tánh có theo mình xuống địa ngục không?

Nơi mình đã có cái chân thật mà cứ đuổi theo những thứ tạm bợ hư dối, do đó trôi lăn trong sáu đường. Khi rơi vào địa ngục, Phật tánh có theo mình xuống địa ngục không?

Trong kinh Pháp Hoa, Phật nói thí dụ anh chàng nghèo khổ đến nhà bạn chơi, uống rượu say không biết gì, người bạn thương lấy một viên ngọc quý cột trong chéo áo.

Người này có viên ngọc mà không biết lấy ra xài, nên vẫn đi xin ăn.

Đến khi gặp lại người bạn, chỉ rõ chỗ để hạt châu, người này nhận ra, chừng đó mới hết đời lang thang khổ sở.

Cũng vậy, nơi mình đã có cái chân thật mà cứ đuổi theo những thứ tạm bợ hư dối, do đó trôi lăn trong sáu đường.

Khi rơi vào địa ngục, Phật tánh có theo mình xuống địa ngục không?

Địa ngục là do nghiệp tạo mà nghiệp là do tâm lăng xăng sanh diệt tạo nên.

Đã tạo rồi phải xuống địa ngục, nhưng lúc xuống địa ngục thì Phật tánh bị hình phạt hay cái gì bị hình phạt?

Chỉ là thân giả hiện trong địa ngục chịu khổ, chứ Phật tánh không có chịu khổ.

Phật tánh tuy cùng theo nghiệp mà không chịu khổ.

Chân tâm chính là tâm Phật

3

Sống ở thế gian, có những người sang cả sung sướng, cũng có những người nghèo khổ đói khát.

Người sang cả sung sướng, Phật tánh có sung sướng không?

Người nghèo khổ đói khát, Phật tánh có nghèo khổ đói khát không?

Chẳng qua chỉ là thân mang nghiệp này, nó sung sướng hay chịu khổ mà thôi.

Thân là tạm bợ, còn Phật tánh là cái chân tâm luôn hiện tiền.

Nhưng vì quên mất tâm chân thật, chạy theo cái hư giả nên phải chịu đủ thứ khổ đau.

Những người tu hành, không riêng tu thiền, mà tu theo bất cứ pháp nào của Phật, rốt cuộc cũng phải tìm ra cái thật đó, chứ không tìm cái nào khác.

Cho nên tôi nói thẳng, chỉ thẳng cho tất cả nghe, biết để đừng lầm.

Có những người sống vì thân, mà thân có bảo đảm đâu.

Ngày nay còn đi đứng vui cười, ngày mai đứt một mạch máu thì đã nằm dài, rồi một ngày nào đó thành thây thúi, không có gì bảo đảm.

Thứ không bảo đảm mà dồn hết tâm lực lo cho nó, chạy theo sự đòi hỏi của nó, bị lệ thuộc vào nó thì có đáng thương không?

Chúng ta là người tìm viên ngọc quý trong sọt rác, phải tỉnh sáng để nhận chân được cái gì là thật, cái gì là không thật.

Được như vậy mới xứng đáng là người tu cầu giải thoát sanh tử.

Cầu giải thoát không cần phải đi đâu, không cần tìm kiếm nơi nào, chỉ cần phá tan đám mây mờ trần lao, để sống được với tâm chân thật là giải thoát.

Cho nên tôi khuyên các vị phải ngồi thiền. Không phải chúng ta ngồi thiền để có hào quang hay được thần thông, mà ngồi để phá tan trần lao, cho tâm rối loạn lóng lặng lại.

Tâm lặng rồi thì cái chân thật hiện tiền.

Như một cái lu, nếu đem nước đục đổ vô thì nhìn vào không thấy gì hết, nếu để yên một thời gian, những cặn bã bụi đất lắng xuống thì nước thành trong, nhìn vào thấy trời đất mặt mũi mình hiện rõ trong lu nước.

Lúc nước đục nhìn vô thấy tối, vì bụi đất cặn bã hòa tan trong đó. Biết rồi, chỉ cần để yên cho cặn bã lắng xuống thì nước trong hiện tiền, không phải tìm kiếm ở đâu xa.

Nếu cho rằng bỏ nước đục để tìm nước trong thì nhọc công vô ích. Ngay nước đục mà biết lắng xuống thì thành nước trong.

Cũng vậy, tại mình mê lầm nên chạy theo những thứ lăng xăng điên đảo, nếu tỉnh ngộ biết nó là hư dối, tâm lăng xăng lặng rồi thì tâm trong sáng hiện tiền, chứ không đâu xa.

Tâm chân thật đó không rời tâm lăng xăng.

Vì chấp nhận lăng xăng là mình nên tâm chân thật bị ẩn đi, nay biết niệm lăng xăng hư giả, buông xả nó thì tâm chân thật liền hiện ra ngay, không từ đâu được cũng không phải do ai đem đến.

Người tu Phật nhất là tu thiền, làm một công việc quá chân thật, quá cụ thể.

Có những giây phút chúng ta không suy nghĩ gì hết, lúc ấy rõ ràng chúng tạ vẫn thấy, vẫn nghe, vẫn biết. Biết đó không phải là cái biết động, không phải do nghĩ suy phân biệt hơn thua, phải quấy... mới biết.

Biết do phân biệt nghĩ suy là cái biết sanh diệt, tạm bợ theo duyên. Thật tình mà nói, chúng ta rất khờ dại.

Vì cái biết do phân biệt quá mạnh nên mình cứ theo nó hoài, còn cái biết chân thật lại bỏ quên.

Tu là bỏ thứ hư giả tạm bợ để cái chân thật hiện tiền, đây là một việc làm rất chân thật, thực tế, chứ không phải huyền bí, mầu nhiệm.

Ngày nay người tu hay tìm sự mầu nhiệm, những thứ huyền bí xa vời, cho đó là hay. Thật ra, những thứ đó đối với nhà thiền là trò chơi, không có giá trị. Điều quan trọng là mình phải thấy, phải sống với cái chân thật, mới có thể cứu mình không rơi rớt trong ba cõi.

Hiểu như vậy, tu như vậy mới là người hiểu đạo, còn không thì muôn đời đi trong trầm luân sanh tử.

Trích trong: Tông Môn Cảnh Huấn 3.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Làm sao để vơi bớt ưu phiền trong cuộc sống?

Kiến thức 14:00 16/06/2024

Người xưa nói: "Bất viễn lự, tức cận ưu" nghĩa là không có trí tuệ nhìn xa nghĩ sâu thì sẽ gặp những chuyện buồn trong thời gian gần. Làm sao để cắt đứt gốc rễ ưu phiền, giảm bớt âu lo để sống vui hơn, nhẹ nhàng hơn...

Dùng khổ để trừ ác nghiệp

Kiến thức 13:07 16/06/2024

“Đau khổ này là một bài học cho ta. Bài học này dạy rằng nếu không muốn khổ nữa thì phải từ bỏ nguyên nhân của nó là các hành vi phi đạo đức”.

Nghĩa sâu của vô thường

Kiến thức 12:15 16/06/2024

Lý vô thường không phải làm cho con người bi quan, khi rõ tất cả là vô thường thì chúng ta không mê lầm, sống trở lại nguồn gốc chân thật mà chúng ta đã bỏ quên.

Sanh tử như ngủ và thức

Kiến thức 11:20 16/06/2024

Từ vô lượng kiếp đến nay, chúng ta sanh ra rồi tử, tử rồi lại sanh, giống như con người thức rồi lại ngủ, ngủ rồi lại thức. Tối đến đi ngủ thì giống như người chết. Ðến sáng thức dậy, giống như người mới sanh ra.

Xem thêm