Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ tư, 25/05/2022, 08:43 AM

Phật tử có cần đến chùa thường xuyên?

Việc đi chùa trong những ngày quan trọng như 30, 14 (hay mùng 1, 15) để sám hối, cầu an rất cần thiết cho sự tu học của hàng Phật tử tại gia.

Người xưa đã đúc kết kinh nghiệm “Ăn cơm có canh, tu hành có bạn” để nói lên tầm quan trọng của Tăng thân, những người bạn đạo có thể trợ duyên tích cực cho ta trên con đường tu học. Với người chưa “biết sống một mình” thì nương tựa vào đại chúng để tiến tu là điều cần thiết, không thể bỏ qua. Kinh nghiệm này dễ dàng tích lũy được khi chúng ta có khoảng thời gian tự tu học, xa rời đại chúng và cảm nhận sâu sắc sự giải đãi, biếng nhác, không còn tinh chuyên, nhiệt huyết, hân hoan phơi phới như cái thuở ban đầu.

Trong hai năm vừa qua, vì chướng duyên dịch bệnh nên mọi người (mọi nhà, mọi chùa) đều ở yên. Đây là một thử thách cho sự kiên tâm trì chí tu hành của những người mới, sơ tâm. Bấy giờ, việc thực hành công phu, duy trì thời khóa tu tập hàng ngày tùy thuộc vào sự tự giác, tự nguyện của mỗi người. Đến nay dịch bệnh đã vơi bớt, mọi sinh hoạt bình thường trở lại thì việc tham gia tu tập, sinh hoạt với các chùa, đạo tràng cần được khởi động, kết nối và duy trì.

Lợi ích đi chùa lễ Phật

Sức sống đích thực của đạo Phật phải dựa trên nền tảng minh triết, thanh tịnh, đoàn kết, hòa hợp.

Sức sống đích thực của đạo Phật phải dựa trên nền tảng minh triết, thanh tịnh, đoàn kết, hòa hợp.

Đừng đi chùa vì mê tín và mong cầu

Bạn trước đây đã tích cực tham gia tu tập cùng đại chúng, sau hai năm tự tu học, giờ đây có dấu hiệu không muốn trở lại đạo tràng với lý do vì hoàn cảnh cá nhân. Nếu như bạn đã biết tự tu, là người đã “biết sống một mình” thì ý niệm đó có thể chấp nhận. Nói có thể chấp nhận là về phương diện tự lợi của riêng bản thân bạn, còn phương diện lợi tha tức sự có mặt của bạn và những người đã biết tu trong đạo tràng sẽ là động lực, trợ duyên cho nhiều người sơ cơ khác tinh tấn, vững chãi, gắn kết với Tam bảo nhiều hơn.

Còn nếu vì dịch bệnh phải tạm xa chùa, được “nghỉ ngơi” lâu ngày quá nên lười biếng, không còn tinh tấn nữa thì bạn hãy tâm niệm sám hối và nhanh chóng phát nguyện tinh tấn, khắc phục các chướng ngại để được cộng tu với thầy bạn. Những lý do như nhà xa chùa, công việc nhiều quá nếu mình thực sự quyết tâm thì có thể khắc phục dễ dàng. Quan trọng nơi cái tâm, nếu quyết tâm thì sẽ vượt qua tất cả.

Việc đi chùa trong những ngày quan trọng như 30, 14 (hay mùng 1, 15) để sám hối, cầu an rất cần thiết cho sự tu học của hàng Phật tử tại gia. Đến chùa, ngoài việc tham dự các khóa lễ sám hối, cầu an bạn còn được gặp thầy cùng các bạn đạo để được nghe pháp, kết nối nguồn mạch tâm linh và hâm nóng đạo tình. Chính đạo tình của thầy bạn cùng với những lời sách tấn, động viên sẽ truyền cảm hứng tu tập và hộ pháp, tạo ra một không gian tâm linh ấm áp, và những người trong cuộc sẽ cảm nhận được năng lượng an lành nhờ sống chung trong ngôi nhà đạo. Đây là những cảm xúc và giá trị tâm linh to lớn mà người tự tu ở nhà không tìm thấy được dù tinh tấn, nỗ lực một mình.

Muốn tu tập tiến bộ, muốn Chánh pháp hưng thịnh ở thế gian, Tăng Ni và Phật tử cần phải cộng tu trong tinh thần thanh tịnh, đoàn kết, hòa hợp.

Muốn tu tập tiến bộ, muốn Chánh pháp hưng thịnh ở thế gian, Tăng Ni và Phật tử cần phải cộng tu trong tinh thần thanh tịnh, đoàn kết, hòa hợp.

Mặt khác, tuy đạo Phật khuyến khích sự tự giác, không bắt buộc phải đến chùa và tham gia thường xuyên các hoạt động tôn giáo nhưng luôn kêu gọi lục hòa, đoàn kết, phát huy sức mạnh của Tăng thân và Phật tử. Sức sống đích thực của đạo Phật phải dựa trên nền tảng minh triết, thanh tịnh, đoàn kết, hòa hợp. “Tăng ly chúng Tăng tàn, hổ ly sơn hổ bại”. Tăng - Ni - Phật tử khi tách rời khỏi đoàn thể để tự tu chỉ có thể lợi ích trong một thời điểm, giai đoạn nào đó mà thôi. Còn nếu cách ly hẳn Tăng thân và đoàn thể thì việc tu tập của tự thân cũng không tiến bộ mà đạo pháp nói chung cũng bị chia rẽ, manh mún, suy yếu.

Do vậy, muốn tu tập tiến bộ, muốn Chánh pháp hưng thịnh ở thế gian, Tăng Ni và Phật tử cần phải cộng tu trong tinh thần thanh tịnh, đoàn kết, hòa hợp.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Con đường của ngoại hình xấu đẹp

Kiến thức 08:37 23/04/2024

Thân hình không đoan chánh nghĩa là ngoại hình có vấn đề không như ý. Như lùn quá hay cao quá, đen quá hay trắng quá, mập quá hay ốm quá, khiếm khuyết hay tật nguyền chỗ này hoặc chỗ kia,... Ngược lại, thân hình đoan chánh là người có hình thể cân đối, vẻ ngoài dễ nhìn, nhiều người có thiện cảm.

Triết lý giác ngộ và ý nghĩa văn chương trong Kinh Pháp Hoa (2)

Kiến thức 08:15 23/04/2024

Như phần trước đã đề cập, kinh Pháp Hoa ngoài việc chuyển tải giáo nghĩa giải thoát, khẳng định khả năng và con đường thành Phật cho tất cả chúng sanh thì đồng thời và trước tiên, nó được xem là một tác phẩm văn học.

Phúc báo của việc tín thọ giới luật

Kiến thức 07:05 23/04/2024

Thuở xưa Đức Phật diễn nói Kinh Pháp cho hàng trời người ở tại Tinh xá Kỳ Viên gần thành Phong Đức. Bấy giờ có hai vị Khất Sĩ mới xuất gia ở thành Vương Xá và muốn đến bái kiến Đức Phật. Tuy nhiên, ở khoảng giữa của hai nước đó đều chẳng có người sinh sống.

Triết lý giác ngộ và ý nghĩa văn chương trong Kinh Pháp Hoa (1)

Kiến thức 16:00 22/04/2024

Kinh Pháp Hoa, còn gọi là “Kinh Diệu Pháp Liên Hoa” (có tên đầy đủ là “Giáo Bồ tát pháp Phật sở hộ niệm Diệu pháp Liên hoa kinh”) ra đời vào thời Phật giáo Đại Thừa Ấn Độ, được xem là tinh hoa, đỉnh cao của triết lý Đại Thừa.

Xem thêm