Vì sao cần đi chùa học Phật?
Đi chùa, lễ Phật sẽ có cơ hội học tập Phật pháp, mở mang trí tuệ, bỏ tà theo chánh, làm tăng trưởng thiện tâm, thăng hoa đời sống tâm linh. Đi chùa còn có giá trị giáo dục con người nâng cao trí tuệ đạo đức phẩm chất, hướng đến đời sống hạnh phúc và giá trị hơn
1.Nương Phật sống an lạc có ích
Phật là nơi nương tựa vững chắc an ổn nhất trên đời
Quy y theo Phật là việc làm trí tuệ có ích nhất đời người
2. Bình yên tâm hồn
Chùa chiền thanh tịnh sẽ khiến cho bạn cảm thấy bình an hơn trong đời sống nhiều lo toan
3. Rũ bớt phiền não:
Hoàn cảnh bên ngoài có tác động không nhỏ đến tâm trí ta. Cuộc sống phố phường đầy thị phi, cám dỗ khó có thể rũ bỏ những phiền não. Vì thế ta cần phải tìm một không gian thanh thoát, giảm căng thẳng và tái tạo năng lượng sống. Ở đây, ta thấy thư giãn và cảm nhận được sự bình an trong tâm hồn.
4. Tâm thiện dễ sinh
Thế giới nhiều phiền não, tâm ta dễ nhiễm tính xấu hơn là phát sinh các đức tính tốt. Nhưng khi ở trong môi trường trang nghiêm thanh tịnh, tâm lành của ta dễ sinh

Ảnh minh họa.
5. Giúp tâm được tịnh
Thường tâm ta loạn động khó tập trung, khó tu tập chánh niệm, thiền định. Khi đến chùa viện, tâm bạn bỗng trở nên nghiêm tịnh hơn, bạn dễ dàng nhiếp tâm vào câu kinh hay danh hiệu Phật, hoặc dễ dàng thực hành thiền định.
6. Lễ Phật có phước
Thành tâm kính lễ Phật, chư vị Bồ-tát, thánh hiền sẽ tạo ra phước báo vô lượng. Không phải Phật, Bồ-tát ban phước cho bạn mà chính tâm niệm lành, hành động lành của bạn chiêu cảm quả báo tốt.
7. Học theo hạnh cao thượng
Ngưỡng mộ ai tức là tâm bạn đang hướng về người đó. Phật, Bồ-tát, thánh hiền là đang theo khuynh hướng thiện lành, để noi gương, học tập những đức tính cao thượng nhân văn
8. Quảng kết thiện duyên
Đi chùa lễ Phật ta có cơ hội gặp gỡ, kết duyên với nhiều người, sẽ học tập được nhiều điều hay từ quý thầy, quý sư cô và bè bạn, có dịp trao đổi kinh nghiệm tu học, rút ra được nhiều điều bổ ích cho mình.
9. Gieo trồng phước đức
Phật, Pháp Tăng là phước điền cao thượng. Đa phần người đến chùa đều tùy tâm cúng dường, ủng hộ từ thiện. Thiện tâm thúc giục bạn hành động như thế. Việc làm thiện lành đó sẽ mang lại cho bạn nhiều phước báo trong đời này và đời sau.
10. Mở rộng tâm hồn, thăng hoa trí tuệ:
Đi chùa sẽ có cơ hội học tập Phật pháp, mở mang trí tuệ, bỏ tà theo chánh, làm tăng trưởng thiện tâm, thăng hoa đời sống tinh thần.
Tu tập theo Phật trải nghiệm đời sống tinh thần vững chãi
Các vị đạo cao đức trọng, là điểm tựa tinh thần cho mọi người tu tập. Công đức, phước báo của các bậc cao tăng có tác động tích cực đối với người đến chùa, giúp tâm ta thanh tịnh, an ổn, hoan hỷ. Học và tu trong một đạo tràng có thầy, có bạn cũng sẽ giúp ta phấn khởi, tinh tấn hơn, trải nghiệm nội tâm sâu sắc hơn.
Cầu nguyện cuộc sống tốt đẹp hơn
Mọi người đến chùa đều mong ước, nguyện cầu cho gia đình, tổ quốc, nhân loại, chúng sinh được những điều tốt đẹp, đó chính là đang phát tâm thiện, hạnh lành, và chắc chắn bạn sẽ được thiện quả.
Đi chùa, lễ Phật sẽ có cơ hội học tập Phật pháp, mở mang trí tuệ, bỏ tà theo chánh, làm tăng trưởng thiện tâm, thăng hoa đời sống tâm linh
Đi chùa ngoài ý nghĩa văn hóa, tín ngưỡng còn có giá trị giáo dục con người nâng cao trí tuệ đạo đức phẩm chất, hướng đến đời sống hạnh phúc và giá trị hơn
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn


Phổ Môn giải thoát
Kiến thức
Phẩm Phổ môn trong kinh Pháp Hoa thường được các chùa Bắc truyền dùng trong thời khóa tụng kinh, nhất là tụng thời Tịnh Độ hoặc vào dịp lễ cầu an, nhưng không phải ai cũng hiểu được những giá trị tư tưởng cao quý thâm sâu, cũng vận dụng được trong đời sống sinh hoạt hàng ngày.

Ý nghĩa của ngày vía đức Bồ tát Quán Thế Âm
Kiến thức
Hằng năm, Phật tử thường làm lễ vía Bồ tát Quán Thế Âm thật trang nghiêm vào các ngày: 19/2, 19/6 và 19/9 theo âm lịch. Đức Quán Thế Âm Bồ tát còn được gọi là Bồ tát Quán Tự Tại xuất hiện khá nhiều trong các kinh điển của Phật giáo Đại thừa như trong kinh Hoa Nghiêm, kinh Lăng Nghiêm, kinh Pháp Hoa…

Lời dạy sau cùng của Đức Phật trước khi Ngài nhập niết bàn
Kiến thức
"Này! Các người phải tự mình thắp đuốc lên mà đi! Các người hãy lấy Pháp của ta làm đuốc! Hãy theo Pháp của ta mà tự giải thoát! Ðừng tìm sự giải thoát ở một kẻ nào khác, đừng tìm sự giải thoát ở một nơi nào khác, ngoài các người!..".

Ai là người biết cúng dường Như Lai đúng nghĩa?
Kiến thức
Đức Phật dạy: "Những người tin ta, thương ta, họ sẽ được phước báu nhưng không đủ điều kiện giải thoát. Nhưng những người thực hành giáo pháp, họ sẽ giác ngộ giải thoát". (Vậy muốn được hưởng phước báu hay muốn giải thoát? Quyền nơi bạn.)
Xem thêm