Thứ tư, 31/03/2021, 09:59 AM

Phật tử nên gọi là Quán Âm Bồ tát hay Quan Âm Bồ tát?

Mặc dù hiện nay xưng tán danh hiệu Quan Âm hay Quán Âm đều được, tùy thói quen của mỗi người. Nhưng xét theo ngữ nghĩa thì Quán Âm (Quán Thế Âm) hợp với hạnh nguyện của Ngài hơn.

Quán Âm hay Quan Âm là cách gọi khác nhau của 觀音 (lược xưng của 觀世音, Phạn ngữ: Avalokitesvara). Chữ 觀 (Guan) có hai âm Quan và Quán. Quan có một số nghĩa là xem, nhìn, quan sát. Quán có nghĩa là xem xét kỹ lưỡng, quán chiếu thâm sâu, quan sát tường tận. Quan là nghe, nhìn thông thường của giác quan; nhận biết về một cái gì đó. Quán thiên về tuệ giác, thấy rõ như thật bản chất của các pháp như nó đang là; thấy nghe với tuệ giác vô thường, vô ngã. Quán Thế Âm là lắng nghe, quán xét sâu sắc âm thanh khổ đau cầu cứu của thế gian để cứu độ. Quán Tự Tại là quán chiếu sâu sắc thân năm uẩn không có tự tính nên được tự tại, vượt thoát khổ ách.

Như vậy, mặc dù hiện nay xưng tán danh hiệu Quan Âm hay Quán Âm đều được, tùy thói quen của mỗi người. Nhưng xét theo ngữ nghĩa thì Quán Âm (Quán Thế Âm) hợp với hạnh nguyện của Ngài hơn.

Chân dung các vị Bồ tát

Bồ tát Quán Thế Âm là hình tượng nổi bật nhất của Đại Từ bi.

Bồ tát Quán Thế Âm là hình tượng nổi bật nhất của Đại Từ bi.

Quán Thế Âm Bồ tát là ai?

Bồ tát Quán Thế Âm, còn được gọi là Bồ tát Quán Tự Tại (Avalokitesvara Bodhisattva) chỉ xuất hiện và xuất hiện khá nhiều trong các kinh điển Đại thừa như Hoa nghiêm, Lăng nghiêm, Pháp hoa, Bát nhã Tâm kinh, Đại Thừa Trang Nghiêm Bảo Vương, Đại Từ Đà la ni, Chuẩn đề Đà la ni… và rất nhiều các ký, sớ, giải, luận về Bồ tát. Ngài được xem là vị Đại bi (trong kinh Pháp hoa) nguyện cứu độ tất cả chúng sinh và Đại trí (trong Bát-nhã Tâm kinh) liễu ngộ năm uẩn đều là không.

Các kinh điển trên đều nói đến Bồ tát Quán Thế Âm với hình tướng nam tính, nam giới chứ không phải nữ giới. Bồ tát tượng trưng cho từ bi và trí tuệ. Ngài nghe hết tiếng kêu khổ, tiếng niệm danh hiệu ngài, tiếng cầu xin ngài để được như ý muốn, được cứu độ khỏi khổ đau, tai nạn…

Bồ tát Quán Thế Âm được quan niệm là hình ảnh phụ nữ, là mẹ, là Phật… có lẽ dính dáng đến nguyên lý Mẹ mà rất nhiều văn hóa, tín ngưỡng, tôn giáo… theo đó đều có các thánh nữ. Đặc biệt, trong Phật giáo Mật tông Tây Tạng có thờ thánh mẫu Tara gồm nhiều vị. Truyền thuyết cho rằng vị Tara được sinh ra từ nước mắt của Đức Quán Thế Âm; rằng trong kiếp xa xưa, mẹ Tara đã là một vị công chúa quyết tâm tu, quyết giữ hình hài nữ giới cho đến khi thành Phật. Xin nói thêm, thánh nữ Tara còn được hiểu là hàng chục vị, có thể đến hơn một trăm vị, được phân biệt theo màu sắc của các tranh tượng. Tara màu xanh (Lục độ Tara) là vị tiêu biểu nhất.

Quán Thế Âm là lắng nghe, quán xét sâu sắc âm thanh khổ đau cầu cứu của thế gian để cứu độ. Quán Tự Tại là quán chiếu sâu sắc thân năm uẩn không có tự tính nên được tự tại, vượt thoát khổ ách.

Quán Thế Âm là lắng nghe, quán xét sâu sắc âm thanh khổ đau cầu cứu của thế gian để cứu độ. Quán Tự Tại là quán chiếu sâu sắc thân năm uẩn không có tự tính nên được tự tại, vượt thoát khổ ách.

Tu tập hạnh lành của Bồ tát

Trong kinh Pháp hoa, phẩm Phổ môn, nêu rất rõ và rất ấn tượng về ý nghĩa cứu khổ cứu nạn vẫn được coi là tượng trưng cho hạnh nguyện của Bồ tát Quán Thế Âm.

Kinh cho ta thấy Bồ tát Quán Thế Âm là hình tượng nổi bật nhất của Đại Từ bi; những hóa thân của ngài gồm 33 hay 35 hình tướng để có thể thuận tiện cứu khổ cho chúng sinh. Lòng Đại từ bi ấy có thể xem như lòng mẹ đối với con cái, lại phù hợp với truyền thống của nhiều tôn giáo có một vị nữ được ví như là Mẹ của tất cả: Đức mẹ Kali, Đức mẹ Maria, Đức Mẫu… Do đó, mặc dù Bồ tát Quán Thế Âm có thể hóa thân thành Phật, Bích chi, Thanh văn, Phạm vương, Tự tại thiên, Đại Tự tại thiên, Đại tướng quân, Tỳ sa môn Thiên vương… Tiểu vương, Trưởng giả, Cư sĩ, Tể quan, Bà-la-môn, nam nữ Tỳ kheo... nét nổi bật nhất của hóa thân ngài vẫn là hình ảnh phụ nữ, hình ảnh mẹ hiền.

Kinh điển Đại thừa, đặc biệt là kinh Pháp hoa, được truyền sang Trung Quốc, các bản dịch chính kinh và phụ kinh của kinh này được phổ biến khá rộng từ năm 255 đến năm 601. Và quan niệm Bồ tát Quán Thế Âm mang hình tướng nữ giới được hình thành dần dần, đến đời Đường (618-907) thì hình tướng này hình như hoàn toàn phổ biến, nhất là trong giới bình dân, tạo thành một tín ngưỡng quan trọng.

Mặc dù Bồ tát Quán Thế Âm có thể hóa thân thành Phật, Bích chi, Thanh văn, Phạm vương, Tự tại thiên, Đại Tự tại thiên, Đại tướng quân, Tỳ sa môn Thiên vương… Tiểu vương, Trưởng giả, Cư sĩ, Tể quan, Bà-la-môn, nam nữ Tỳ kheo... nét nổi bật nhất của hóa thân ngài vẫn là hình ảnh phụ nữ, hình ảnh mẹ hiền.

Mặc dù Bồ tát Quán Thế Âm có thể hóa thân thành Phật, Bích chi, Thanh văn, Phạm vương, Tự tại thiên, Đại Tự tại thiên, Đại tướng quân, Tỳ sa môn Thiên vương… Tiểu vương, Trưởng giả, Cư sĩ, Tể quan, Bà-la-môn, nam nữ Tỳ kheo... nét nổi bật nhất của hóa thân ngài vẫn là hình ảnh phụ nữ, hình ảnh mẹ hiền.

12 Đại nguyện của Quán Thế Âm Bồ tát 

Nguyện Thứ Nhất:

Khi thành Bồ Tát

Danh hiệu tôi: Tự Tại Quán Âm

Mười hai lời nguyện cao thâm

“Nghe tiếng cứu khổ” Quán Âm thề nguyền.

Nguyện Thứ Hai:

Không nài gian khổ

Quyết một lòng cứu độ chúng sanh

Luôn luôn thị hiện biển đông

Vớt người chìm đắm, khi dông gió nhiều.

Nguyện Thứ Ba:

Ta Bà ứng hiện

Chốn U Minh nhiều chuyện khổ đau

Oan oan tương báo hại nhau

Nghe tiếng than thở, mau mau cứu liền.

Nguyện Thứ Tư:

Hay trừ yêu quái

Bao nhiêu loài ma quỉ gớm ghê

Độ cho chúng hết u mê

Dứt trừ nguy hiểm, không hề nhiễu nhương.

Nguyện Thứ Năm:

Tay cầm Dương Liễu

Nước cam lồ rưới mát nhân thiên

Chúng sanh điên đảo, đảo điên

An vui mát mẻ, ưu phiền tiêu tan.

Nguyện Thứ Sáu:

Thường hành bình đẳng

Lòng từ bi thương xót chúng sanh

Hỷ xả tất cả lỗi lầm

Thường hành bình đẳng, chúng sanh mọi loài.

Nguyện Thứ Bảy:

Dứt ba đường dữ

Chốn ngục hình, ngạ quỉ, súc sanh

Cọp beo . . ., thú dữ vây quanh

Quán Âm thị hiện, chúng sanh thoát nàn.

 Nguyện Thứ Tám:

Giải thoát còng la

Nếu tội nhân sắp bị khảo tra

Thành tâm lễ bái thiết tha

Quán Âm phò hộ, thoát ra nhẹ nhàng.

Nguyện Thứ Chín:

Cứu vớt hàm linh

Trên con thuyền Bát Nhã lênh đênh

Bốn bề biển khổ chông chênh

Quán Âm độ hết, đưa lên Niết Bàn.

Nguyện Thứ Mười:

Tây Phương tiếp dẫn

Tràng hoa thơm, kỹ; nhạc, lộng tàn

Tràng phan, bảo cái trang hoàng

Quán Âm tiếp dẫn, đưa đàng về Tây.

Nguyện Thứ Mười Một:

Di Đà thọ ký

Cảnh Tây Phương, tuổi thọ khôn lường

Chúng sanh muốn sống miên trường

Quán Âm nhớ niệm, Tây Phương mau về.

Nguyện Thứ Mười Hai:

Tu hành tin tấn

Dù thân nầy tan nát cũng đành

Thành tâm nghiêm chỉnh thực hành

Mười hai câu nguyện độ sanh đời đời.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Chép hồng danh Phật sẽ có công đức lớn

Kiến thức 10:57 12/12/2024

Chép hồng danh Phật hay chép Nam mô A Di Đà Phật là một trong những phương pháp tiêu nghiệp và giúp tăng phước.

Ngày vía Phật A Di Đà là ngày nào?

Kiến thức 09:11 11/12/2024

Ngày vía Phật A Di Đà là ngày tưởng nhớ Đức Phật A Di Đà, tác lễ tri ân công đức mà Ngài đã dày công tạo lập Thế giới cực lạc. Hằng năm ngày vía Phật A Di Đà được tổ chức vào ngày 17/11 âm lịch.

Vì sao ngày 17/11 âm lịch hằng năm là ngày vía Phật A Di Đà?

Kiến thức 08:00 11/12/2024

Những hành giả tông Tịnh Độ hiện nay gần như ai cũng biết và tham gia lễ kỷ niệm vía Phật A Di Đà đản sanh vào ngày 17 tháng 11 âm lịch hàng năm. Tuy nhiên, trong các kinh văn có đề cập đến lịch sử Phật A Di Đà thì tuyệt nhiên không thấy nói chính xác ngày Đản sanh của Ngài.

Trước khi tụng Kinh, trì chú, nên đọc nghi thức như thế nào?

Kiến thức 09:15 04/12/2024

Thực ra mỗi tông môn, thậm chí mỗi chùa sẽ có cách thức khác nhau, nên Nghi thức sau chỉ mang tính tham khảo. Đạo hữu nào thấy phù hợp có thể áp dụng, xong bạn cần hiểu đây không phải quy định bắt buộc, thậm chí không có nghi thức khai Kinh chú thì vẫn cứ trì tụng không vấn đề gì.

Xem thêm