Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ ba, 23/08/2022, 10:04 AM

Phật tử nên hiểu sao về câu: “Tu hành thì không nên nói lỗi người”

Trong kinh sách Phật giáo thường dạy “tu hành thì không nên nói lỗi người”. Như vậy, trong trường hợp muốn góp ý với các bạn đồng tu về những hạn chế, lầm lỗi của họ thì phải làm sao?

Một trong những phẩm hạnh của người tu là không nói lỗi người. Tuy vậy, một trong những bổn phận của người tu là soi sáng, góp ý về những hạn chế của người thân, của bạn đạo để cùng nhau tiến bộ.

Không nói lỗi người là vì chúng ta luôn hướng ngoại mà ít khi nhìn lại chính mình. Phần lớn chúng ta thường có xu hướng ganh tỵ, soi mói, tìm lỗi của người để chỉ trích, phê phán và cười cợt. Điều này chẳng những không mang đến lợi ích cho sự tu tập mà còn gây ra sự tạp loạn, phóng dật và ngã mạn, tạo ác nghiệp không nhỏ.

Muốn tâm thanh tịnh đừng nên để ý đến lỗi người khác

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Mỗi người nhìn chung đều có tốt và xấu, những phụng sự tích cực và các lầm lỗi tiêu cực. Cần phải nhìn nhận toàn diện về một người để có đánh giá khách quan và công bằng. Cho nên, thực hành không nói lỗi người cốt để rèn luyện cách nhìn nhận tích cực, thân thiện hơn với mọi người mà quan trọng nhất là dành thời giờ, tập trung tâm lực để hướng nội, tịnh hóa thân tâm của chính mình.

Tuy nhiên, sự góp ý và soi sáng cho nhau trong gia đình và các bạn đạo trong tu học là vô cùng cần thiết. Nếu quan sát tâm sẽ thấy rõ động cơ cũng như biểu hiện của hai tâm niệm “tìm lỗi để chỉ trích” và “góp ý nhằm xây dựng” hoàn toàn khác nhau. Góp ý xây dựng cho người thành công là cả một nghệ thuật. Người góp ý ngoài thiện tâm phải có đạo đức và uy tín; biết chọn thời điểm, không gian, hoàn cảnh thích hợp; vận dụng năng lượng ái ngữ linh hoạt để thuyết phục và cảm hóa người. Cho nên, nói lỗi người bằng tâm từ bi, ngôn ngữ hòa ái, thể hiện chân tình với mong muốn xây dựng thì sẽ mang đến hiệu ứng trị liệu và chuyển hóa rất tích cực.

Vì vậy, người tu chỉ tùy duyên “nói lỗi người” trong tâm từ, mong ước chuyển hóa và tự kiện toàn để cùng nhau hướng thiện.

Chúc bạn tinh tấn!

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Cúng vong linh, cúng cô hồn có phải là pháp của đạo Phật?

Hỏi - Đáp 10:18 19/11/2024

Tôi là người theo đạo Phật và muốn hiểu rõ hơn về giáo pháp. Tôi có câu hỏi xin quý Báo trả lời giúp: Cúng vong linh, cúng cô hồn có phải là pháp của đạo Phật? Nếu có, xin vui lòng chỉ giúp Đức Phật dạy các điều ấy trong những kinh nào?

Tượng Phật có từ bao giờ?

Hỏi - Đáp 10:31 18/11/2024

Hỏi: Tôi là một Phật tử chuyên hỷ cúng tượng Phật cho các chùa, nhưng chưa hiểu rõ lắm về nguyên nhân do đâu mà có tượng Phật. Vậy tượng Phật có từ bao giờ? Ai là người đầu tiên tạo tượng Phật? Xin cho biết sơ lược về việc tạo tượng Phật vào lúc đó.

Tu tập trong hoàn cảnh không có Phật

Hỏi - Đáp 10:00 17/11/2024

Tôi thích lạy Phật nhưng vì không có bàn thờ nên tôi tự hình dung Đức Phật trước mặt rồi lễ bái. Tôi tu tập như thế và cảm thấy an yên, được Tam bảo che chở rất nhiều. Có lúc tôi tự hỏi mình tu tập trong hoàn cảnh như thế có đúng Chánh pháp không?

Sám hối thay cho ba mẹ có nên không?

Hỏi - Đáp 20:00 15/11/2024

Trong trường hợp ba tôi nghiệp báo sâu dày và tôi muốn lạy sám hối thay cho ba mẹ thì phải hành trì như thế nào? Tôi mong được làm tròn chữ hiếu với ba mẹ theo đúng tinh thần của đạo Phật.

Xem thêm