Thứ, 13/07/2020, 09:35 AM

Phật tử nên thờ tượng Phật nào trong nhà?

Tượng Phật không phải là việc ngẫu hứng thích là mua được. Việc mua tượng Phật phải xuất phát từ sự thành tâm của mỗi Phật tử, mỗi người muốn mang tượng Phật về nhà để thờ.

Chiêm ngưỡng những pho tượng Phật cổ độc đáo, quý hiếm ở Nghệ An

Thờ Phật tại gia từ lâu đã trở thành tâm niệm của nhiều Phật tử. Nhiều Phật tử không biết nên thờ tượng Phật nào trong nhà vì mỗi đức Phật lại mang một ý nghĩa tâm linh khác nhau. Việc chọn vị Phật nào để thờ tại gia tùy thuộc vào từng mục đích khác nhau của gia đình. Trước hết cần tìm hiểu ý nghĩa khi thờ tượng Phật từng vị:

Nên thờ tượng Phật nào trong nhà

Ý nghĩa thờ tượng Quan Thế Âm Bồ Tát tại gia

Trong kinh phật thì Quan Thế Âm Bồ Tát hiện thân trong nhiều hình dáng khác nhau để cứu độ chúng sinh qua các hoạn nạn nhất là nạn lửa, nước, quỷ dữ và đao kiếm.

Tượng Quan Thế Âm Bồ Tát thường được tạo hình dưới hình dạng nữ thể hiện sự từ bi luôn an ủi, khuyên can chúng sinh sống có đức. Luôn giúp đỡ nhau trong hoàn cảnh khó khăn của cuộc sống. Nơi nào có khổ ải, buồn đau thì Phật bà đều xuất hiện để cứu giúp.

Tượng Quan Thế Âm Bồ Tát.

Tượng Quan Thế Âm Bồ Tát.

Cách lập bàn thờ Phật tại gia mang lại điều tốt lành

Ý nghĩa thờ tượng Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni

Là người dám từ bỏ ngai vàng, phú quý, giàu sang để đi tìm chân lý của cuộc đời với bao khó khăn, đói khổ và đã giác ngộ, giải thoát bản thân khỏi thế tục, Phật Bổn Sư Thích Ca chính là người khai sinh ra Phật giáo. Vì vậy, việc thờ tượng Phật Thích ca thể hiện sự giác ngộ của gia chủ: thành tâm hướng thiện, muốn giải thoát mình khỏi các thói xấu tham sân si ở đời và muốn cầu cho gia đạo luôn được an lành, tâm thanh tịnh. 

Tượng Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni

Tượng Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni

Ý nghĩa thờ tượng Phật A Di Đà tại gia

Ðức Phật A Di Ðà có công đức rất lớn và hạnh nguyện rất quảng đại. Ngài có nhân duyên hóa độ chúng sinh ở thế giới Ta Bà này rất nhiều. Muốn cho chúng sinh cõi này vượt khỏi kiếp lầm than của những cái khổ, sinh, già, bệnh, chết. Vì thế Đức Phật Thích Ca nói rõ nhân địa hạnh nguyện của Phật A Di Ðà và khai thị pháp môn Tịnh độ tu hành rất dễ dàng. Mọi người, ai cũng vậy, nếu chuyên tu, cũng sẽ được vãng sanh cả. Đức Phật A Di Đà đến thế giới này với vai trò là một thế lực cứu độ chúng sinh, giúp chúng sinh tái sinh vào cõi cực lạc

Tượng Phật A Di Đà

Tượng Phật A Di Đà

Cách sắp xếp bố trí bàn thờ Phật tại gia

Ý nghĩa thờ tượng Phật Dược Sư

Đức Phật Dược Sư là một vị giác ngộ có lòng từ bi vĩ đại đối với tất cả chúng sinh. Ngài bảo vệ chúng sinh khỏi bệnh tật cả thể chất và tinh thần, những nguy hiểm, những chướng ngại trong cuộc sống, và giúp họ loại bỏ ba chất độc đó là sự dính mắc, hận thù và vô minh.

Bảy vị Phật Dược Sư có thể giúp chúng ta làm dịu những trở ngại cho việc đạt được hạnh phúc tạm thời, và cả hạnh phúc tối thượng của sự giác ngộ trọn vẹn. Bảy chư Phật Dược Sư không chỉ có sức mạnh trong việc chữa bệnh, mà còn trong sự tịnh hóa, cho cả người sống và người chết. Việc thực hành Dược Sư có thể tịnh hóa ngay cả những người đã chết và giải thoát họ khỏi khổ đau. Nó cũng mạnh mẽ trong việc mang lại thành công, cả tạm thời và viên mãn.

Tượng Phật Dược Sư

Tượng Phật Dược Sư

Tùy tâm, có thể thờ Tam Thế Phật (Đức A Di Đà – Đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni – Đức Di Lặc), hoặc Tây Phương Tam Phật (Đức A Di Đà, Đức Quán Thế Âm, Đức Đại Thế Chí), hoặc chỉ đơn giản là hình tượng Đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật hay A Di Đà Phật (đặt ở giữa bàn thờ) và mẹ Quán Thế Âm Bồ Tát (đặt ở bên trái bàn thờ, nhìn từ ngoài vào). Hình tượng Phật, Bồ Tát nên chọn sao cho khuôn mặt, diện mạo cân đối, toát lên vẻ Từ Bi Hỷ Xả, trang nghiêm thoát tục. Sở dĩ nói vậy vì một số người đúc tượng, vẽ hình Phật “không” có tâm nên sản phẩm họ làm ra nhìn rất mất thẩm mỹ, thậm chí khuôn mặt cau có, mày nhăn, môi chúm… không mang nét Từ Bi Hỷ Xả vốn có của nhà Phật.

Tùy tâm, có thể thờ Tam Thế Phật (Đức A Di Đà – Đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni – Đức Di Lặc), hoặc Tây Phương Tam Phật (Đức A Di Đà, Đức Quán Thế Âm, Đức Đại Thế Chí).

Tùy tâm, có thể thờ Tam Thế Phật (Đức A Di Đà – Đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni – Đức Di Lặc), hoặc Tây Phương Tam Phật (Đức A Di Đà, Đức Quán Thế Âm, Đức Đại Thế Chí).

Cách lập bàn thờ Phật và gia tiên tại gia

Cách thỉnh Tượng Phật về thờ tại gia

Tượng Phật không phải là việc ngẫu hứng thích là mua được. Việc mua tượng Phật phải xuất phát từ sự thành tâm của mỗi Phật tử, mỗi người muốn mang tượng Phật về nhà để thờ. Thờ Phật với tâm hướng luôn luôn mong mỏi lĩnh hội được ngọn đèn trí tuệ của các Ngài. Để biết điều đúng sai, một lòng hướng thiện giúp ích cho đời. Chứ không phải để cầu ban phước trừ họa, che dấu để làm điều bất lương. Tốt nhất nếu có dịp nên đến các chùa để các thầy hướng dẫn các chọn tượng cho phù hợp với mục đích thờ của gia chủ. Có thể mua tượng Phật bằng gỗ, bằng gốm sứ, bằng đồng…đều được.

Thỉnh Phật, Bồ Tát ra khỏi cửa hàng là đi thẳng về nhà ngay, không ghé dừng lại giữa đường ở bất kỳ nơi đâu. Khi về đến nhà lập tức thượng an vị Phật lên bàn thờ, không để trên bàn hay ghế… Do đó, gia chủ cần chuẩn bị mọi thứ trên bàn thờ Phật cho chu đáo trước khi thỉnh tượng Phật về an vị. 

Tượng Phật không phải là việc ngẫu hứng thích là mua được.

Tượng Phật không phải là việc ngẫu hứng thích là mua được.

Tượng Phật 1.300 tuổi bất ngờ xuất hiện trên mặt hồ

Thờ Phật, Bồ Tát thì bàn thờ phải trang nghiêm, hàng ngày cần quét dọn, rút bớt chân hương, nếu hoa trái khô héo thì nên thay mới để cúng dường. Vào những ngày sóc vọng (ba mươi, mùng một - mười bốn, mười lăm âm lịch hàng tháng) thì nên sắm sanh nhang đèn, hoa trái trang nghiêm dâng cúng. 

Không nhất thiết phải lau tượng mỗi ngày. Chỉ khi nào nhận thấy tượng Phật, Bồ Tát bị khói bụi bám vào thì mới “tắm” tượng. Dùng một chiếc khăn sạch mới tinh lau tôn tượng Ngài theo hướng từ trên xuống cho đến khi sạch sẽ. 

Không nên xức các loại nước hoa thơm cho Phật, Bồ Tát. Vì đó là những sản phẩm với hương vị đặc thù tạo ra sự dính mắc, trói buộc và mê đắm cho thế gian, nói chung là “mùi thơm bất tịnh”. 

Thờ Phật phải thành tâm. Gia chủ phải giữ gìn Ngũ giới, đặc biệt là không sát sinh tại tư gia. Nên tập chay tịnh vào ngày mùng 1, ngày rằm và các ngày vía Chư Phật, Bồ Tát (nhiều hơn hoặc nếu trường chay thì càng tốt). Giữ gìn thân - khẩu - ý trong sạch, tham thiền, niệm Phật, lạy sám hối, làm lành lánh dữ…

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Chép hồng danh Phật sẽ có công đức lớn

Kiến thức 10:57 12/12/2024

Chép hồng danh Phật hay chép Nam mô A Di Đà Phật là một trong những phương pháp tiêu nghiệp và giúp tăng phước.

Ngày vía Phật A Di Đà là ngày nào?

Kiến thức 09:11 11/12/2024

Ngày vía Phật A Di Đà là ngày tưởng nhớ Đức Phật A Di Đà, tác lễ tri ân công đức mà Ngài đã dày công tạo lập Thế giới cực lạc. Hằng năm ngày vía Phật A Di Đà được tổ chức vào ngày 17/11 âm lịch.

Vì sao ngày 17/11 âm lịch hằng năm là ngày vía Phật A Di Đà?

Kiến thức 08:00 11/12/2024

Những hành giả tông Tịnh Độ hiện nay gần như ai cũng biết và tham gia lễ kỷ niệm vía Phật A Di Đà đản sanh vào ngày 17 tháng 11 âm lịch hàng năm. Tuy nhiên, trong các kinh văn có đề cập đến lịch sử Phật A Di Đà thì tuyệt nhiên không thấy nói chính xác ngày Đản sanh của Ngài.

Trước khi tụng Kinh, trì chú, nên đọc nghi thức như thế nào?

Kiến thức 09:15 04/12/2024

Thực ra mỗi tông môn, thậm chí mỗi chùa sẽ có cách thức khác nhau, nên Nghi thức sau chỉ mang tính tham khảo. Đạo hữu nào thấy phù hợp có thể áp dụng, xong bạn cần hiểu đây không phải quy định bắt buộc, thậm chí không có nghi thức khai Kinh chú thì vẫn cứ trì tụng không vấn đề gì.

Xem thêm