Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ, 10/06/2024, 13:13 PM

Phiền não tăng vì lạm dụng mạng xã hội

Những “tín đồ” của các phương tiện truyền thông xã hội (social media) có thể cho rằng việc đăng tải và nhấn nút Like giúp kết nối họ với những người khác.

Nhưng một nghiên cứu gần đây lại cho thấy rằng, dành nhiều thời gian cho các diễn đàn truyền thông xã hội thật sự có liên quan đến khả năng cảm thấy bị cô lập về mặt xã hội.

Ảnh minh hoạ.

Ảnh minh hoạ.

Sự cô lập về mặt xã hội - được các chuyên gia định nghĩa là thiếu cảm giác thuộc về, cảm giác có liên hệ với người khác và các mối quan hệ mỹ mãn. Điều này có liên quan đến nguy cơ cao đối với bệnh tật và thậm chí là tử vong, theo nghiên cứu.

Hiện nay, các bất ổn tinh thần và sự cô lập về mặt xã hội đang ở mức “đại dịch” trong cộng đồng người trẻ, chia sẻ của chuyên gia Brian Primack - giám đốc Trung tâm Nghiên cứu về Truyền thông, Công nghệ và Sức khỏe thuộc Đại học Pittsburgh.

Mặc dù truyền thông xã hội có thể được sử dụng để làm dịu đi các cảm giác bị cô lập về mặt xã hội nhưng nếu dùng truyền thông quá nhiều cũng có thể mang đến tác động ngược lại ở người trẻ, thể hiện qua việc làm giới hạn đi các tương tác giữa các cá nhân với nhau. Kết quả nghiên cứu này đăng trên Tạp chí Journal of Preventive Medicine của Hoa Kỳ đầu tháng 3 qua.

Ngoài ra, truyền thông xã hội có thể mang lại cho con người ấn tượng rằng người khác đang có cuộc sống hạnh phúc và vui vẻ hơn, vì đôi khi cách họ xuất hiện trực tuyến không thật sự hoàn toàn trung thực.

Để xác định mối liên hệ giữa truyền thông xã hội và cảm giác bị cô lập, các nhà nghiên cứu gửi một bảng câu hỏi đến cho hơn 1.700 người trưởng thành ở Hoa Kỳ trong độ tuổi từ 19-32. Bảng câu hỏi đánh giá mức độ cô lập xã hội của cá nhân và thời lượng cũng như mức độ thường xuyên mà người tham gia sử dụng 11 diễn đàn truyền thông xã hội được yêu chuộng hiện nay; trong đó có Facebook, Twitter và Instagram.

Theo đó, trung bình người tham gia nghiên cứu dành hơn một giờ đồng hồ (khoảng 61 phút) mỗi ngày cho truyền thông xã hội và “ghé thăm” các trang truyền thông xã hội trung bình khoảng 30 lần mỗi tuần - nghiên cứu kết luận.

Hơn ¼ (tức 27%) người tham gia nghiên cứu cho biết họ có cảm giác ở mức cao với sự cô lập xã hội. Và việc sử dụng truyền thông càng nhiều thì cảm giác về sự cô lập này càng lớn hơn.

Nghiên cứu cũng chưa rõ đâu là nguyên nhân và đâu là hệ quả của mối liên hệ này, tức vẫn chưa xác định được là do cảm giác cô lập dẫn đến việc sử dụng nhiều các kênh truyền thông xã hội hay ngược lại.

Tuy nhiên, các chuyên gia giả thiết rằng “có thể người trẻ ban đầu cảm thấy bị tách biệt nên chuyển sang sử dụng các sản phẩm truyền thông xã hội” hay “việc sử dụng truyền thông xã hội quá nhiều làm tăng cảm giác bị cô lập bên ngoài đời sống thật” hoặc đây cũng có thể là “sự kết hợp của cả hai” - Miller chia sẻ.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Sự màu nhiệm của Chú Dược Sư

Góc nhìn Phật tử 17:21 28/09/2024

Tôi đã nghe qua nhiều câu chuyện về sự linh ứng của việc trì tụng chú Dược Sư, nhưng mãi đến khi trực tiếp trải nghiệm, tôi mới thật sự thấu hiểu sâu sắc sức mạnh của lòng thành kính và niềm tin vào giáo lý nhà Phật.

Ngôi chùa trong tâm

Góc nhìn Phật tử 16:53 28/09/2024

Mỗi một hành động có sự chiếu soi của chánh niệm tỉnh thức, là ta đang đảnh lễ được đức Phật trong tâm. Mỗi một việc làm có sự kết hợp của từ bi, bình đẳng là ta đang sống được với Pháp bảo.

Vai trò của người Phật tử trẻ với sứ mệnh xiển dương đạo Pháp

Góc nhìn Phật tử 16:33 28/09/2024

Là một người Phật tử trẻ, tôi nhận thấy rằng sứ mệnh xiển dương đạo Pháp không chỉ là trách nhiệm của những người tu hành, mà còn là nhiệm vụ của tất cả chúng ta – những người may mắn được tiếp cận với giáo lý từ bi, trí tuệ và tỉnh thức.

Biết khi nào mới đủ?

Góc nhìn Phật tử 10:10 28/09/2024

Trong cuộc đời mỗi người, chúng ta thường tự hỏi: “Bao giờ mới là đủ?” Khi còn trẻ, tôi cũng như nhiều người khác, luôn nghĩ rằng chỉ cần có thêm một chút nữa – thêm tiền, thêm thành công, thêm sự công nhận – tôi sẽ cảm thấy đủ đầy và hạnh phúc.

Xem thêm