Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ ba, 25/04/2017, 13:49 PM

Phước báo thù thắng của bố thí?

Bố thí và cúng dường là pháp tu phổ biến của người phật tử tại gia. Người thực hành bố thí và cúng dường trước hết phải xuất phát từ sự tự nguyện với lòng vui vẻ hân hoan. Bố thí với tâm thanh tịnh, không thấy mình là kẻ ban ơn và cầu trả ơn.

Chuyên mục hỏi hay đáp đúng

Phật tử chùa Thiên Khánh hỏi: Hai người cùng tu tập như nhau, nhưng một người hay giúp đỡ và một người không? Vậy phước có đồng nhau không? Xin thầy chỉ dạy. 
 
Thầy trả lời: Câu hỏi này rất hay và có giá trị. Hai người cùng làm một công việc trong một thời điểm và có tài sức ngang nhau, thế nhưng có người thành công và có người thất bại. Đối với những người không thành công, họ hay tự an ủi mình rằng số mình chưa đến hoặc họ đổ thừa tại bị thì là…. Nhưng ít ai biết rằng tất cả nên hư, thành bại, tốt xấu đều do mình tạo ra trong quá khứ hoặc hiện tại.

Theo tuệ giác Thế Tôn, nếu hai người tu tập như nhau cùng giữ giới đức và có trí tuệ hiểu biết ngang nhau, nhưng về hạnh bố thí giúp đỡ sẻ chia có sự chênh lệch, người bố thí nhiều hơn sẽ được phước báo tối thắng. Người bố thí, sẽ hơn người không bố thí trên năm phương diện thọ mạng, nhan sắc, an lạc, danh xưng và tăng trưởng về mọi mặt. Chính vì thế, người phật tử tại gia cần phải phước huệ song tu, để đạt được kết quả về mọi mặt. Người biết bố thí sẽ xả bớt lòng tham lam ích kỷ, tăng trưởng tâm từ bi để sống đời an vui hạnh phúc ngay tại đây và bây giờ. 

Bố thí và cúng dường là pháp tu phổ biến của người phật tử tại gia. Người thực hành bố thí và cúng dường trước hết phải xuất phát từ sự tự nguyện với lòng vui vẻ hân hoan. Bố thí với tâm thanh tịnh, không thấy mình là kẻ ban ơn và cầu trả ơn.

Đối với chúng tăng, những người thọ thí được phật tử cúng dường càng phải cố gắng tu hành nhiều hơn nữa để hoàn thiện chính mình, bởi vì của biếu là của lo, của cho là của nợ, cho thì còn ăn thì hết. Nếu chúng ta không trau giồi giới đức, tu sửa thân tâm, chuyển hóa phiền não tham sân si thì của tín thí rất khó tiêu. Sự thọ nhận càng nhiều giống như ta ký tờ giấy nợ mỗi ngày càng tăng lãi suất, sau này sẽ mang lông đội sừng để đền trả xứng đáng. 

Mỗi ác nghiệp là tờ giấy nợ
Trả hiện đời hoặc ở kiếp sau
Vay nhiều nợ thêm chồng chất
Biết đến bao giờ mới trả hết đây?

Càng làm lành thì phước càng lớn
Phước theo ta như bóng với hình
Người trí tin sâu nhân quả
Kẻ mê chẳng biết tội phước là gì?

Cúng dường người tu hành chân chính tức tích lũy phước báo cho mình, đó là chúng ta biết đầu tư vào ngân hàng công đức. Giúp đỡ người khác hay cúng dường Chư tăng mà không cầu đền đáp là một việc khó làm đối với những người tham lam bỏn sẻn, keo kiệt. Lại càng khó khăn hơn đối với họ sẽ không dám cho đi những gì mà mình yêu thích. Đa số, những gì mình cho là của thừa thãi, như vậy đối với họ cũng là hay lắm rồi, dù sao vẫn đỡ hơn người chỉ biết đem về cho mình dưới nhiều hình thức khác.

Người phật tử thì lúc nào cũng sáng suốt hơn, ý thức việc bố thí cúng dường, giúp đỡ sẻ chia là một nghĩa cử cao đẹp, nên lúc nào cũng sẵn sàng cho đi mà không cầu nhận lại, thậm chí có khi phải dâng hiến cả thân mạng. Cho những gì mình thích, mình trân quý mới thực sự là cách cho khó làm nhất, vì ai cũng còn chấp ngã bám víu vào cái tôi của mình.

Để đạt được cách cho mà không cầu nhận lại, người phật tử cần phải huân tu trí tuệ, để thấu rõ bản chất của cuộc đời là vô thường duyên sinh và vô ngã. Tuy không mong cầu nhưng phước báo của người cho vẫn đầy đủ và trọn vẹn. Phước báo của mỗi người giống như cây có gốc rễ, thân cành nhánh lá và hoa trái. Chính vì thế, chúng ta cần phải vun trồng cây phước, chăm bón và tưới tẩm thì mới trổ quả phước hương thơm ngọt dịu.

Như chúng ta đã, biết là bố thí cúng dường, giúp đỡ sẻ chia sẽ mang lại phước báo thiện lành tốt đẹp trong hiện tại và mai sau. Tuy nhiên, ngoài việc mong cầu phước báo để có đời sống ổn định, bố thí còn là một phương pháp tu buông xả, để chuyển hóa lòng tham lam ích kỷ và hẹp hòi.

Bố thí, cúng dường là hành động làm phước thiện, theo luật nhân quả, nó là điều kiện thiết yếu để ta tiêu trừ đau khổ, chuyển hóa nghèo cùng khốn đốn, không còn sợ nghèo đói và vượt qua nỗi bất an sợ hãi trong cuộc đời.

Người phật tử chân chính việc thiện dù nhỏ mà ta vẫn chịu khó làm, thì vinh hoa phú quý sẽ đến với ta trong hiện tại và tương lai. Theo tuệ giác Thế Tôn, nếu chúng ta giúp đỡ có điều kiện thì gặt được phước báo có giới hạn trong chừng mực nào đó. Nhưng nếu chúng ta bố thí với lòng thành kính, không toan tính là ta đã biết phước huệ song tu. Chính vì thế, tu tập bố thí giúp đỡ muốn đạt được lợi ích lớn và kết quả lâu dài về hai mặt vật chất lẫn tinh thần thì tâm phải rộng lớn và không mong cầu đền đáp.

Phước báo sống thọ và khỏe mạnh, nhan sắc dung mạo xinh đẹp nhiều người thích ngắm nhìn, lại có đời sống an vui hạnh phúc, có địa vị danh vọng cao, mọi điều vốn tốt đẹp lại càng được tăng trưởng thêm theo thời gian thời gian là ước mơ chung của nhiều người. Do vậy, người phật tử sống và tu tập theo chính pháp Phật-đà luôn thực hành bố thí và cúng dường người tu hành chân chính để sống đời an vui hạnh phúc trong hiện tại và mai sau. Chúc quý phật tử ngày càng tăng trưởng thêm phước đức. Nam mô Phật bổn sư Thích Ca Mâu Ni.

Thích Đạt Ma Phổ Giác

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Từ trong nội tâm phát nguyện làm một người tốt mới là chân sám hối

Hỏi - Đáp 15:05 14/11/2024

Cách sám hối như thế nào vậy? Trước đây, đối với vấn đề này tôi đã từng thỉnh giáo qua với đại sư Chương Gia là phải lạy mấy bộ kinh sám hối phải không? Hay cầu xin Phật Bồ-tát tha thứ? Đại sư Chương Gia lắc đầu, nói: “Không phải như vậy!”.

Vì sao khi phá thai, trách nhiệm nhân quả của người mẹ nặng hơn?

Hỏi - Đáp 09:00 13/11/2024

Hỏi: Xin hỏi về tội phá thai, vì sao tất cả tội lỗi đều đổ lên thân của người mẹ? Lẽ nào người làm cha không chịu chút nhân quả nào?

Người trẻ phải sống bằng trí tuệ trong tình yêu và hôn nhân

Hỏi - Đáp 14:50 12/11/2024

Hỏi: Con và chồng con kết hôn với nhau, cuộc sống lúc đầu rất hạnh phúc. Nhưng sau anh ấy lại ăn chơi sa đọa, đi bồ bịch ở bên ngoài. Làm sao con có thể đối diện với con người bạc tình bạc nghĩa như vậy?

Thay đổi tượng thờ có phạm tội bất kính?

Hỏi - Đáp 16:30 11/11/2024

Hỏi: Nhà tôi lâu nay thờ tôn tượng Bồ-tát Quan Thế Âm, nhưng nay tôi muốn chuyển sang thờ tôn tượng Đức Phật Thích Ca, chẳng biết có được phép không? Có gì bất kính không? Và nếu thay được thì cách thức thế nào? Sau đó tôn tượng Bồ-tát Quan Thế Âm phải làm sao?

Xem thêm