Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ, 19/07/2021, 14:08 PM

Phước họa trong đời sống

Sống ở đời ai cũng mong muốn được nhiều phước đức. Người sống có nhiều phước đức thì ít bị tai họa. Người có ít phước đức thì tai họa thường xảy đến nhiều hơn. Còn người vô phước dù sống ở đâu cũng khó tránh tai họa.

Ai có phước đức hoàn toàn thì tại họa không có. Đó là đúng theo luật Nhân Quả. Nhưng thực tế ở thế gian, ít thấy người nào cả đời không bao giờ gặp chuyện sầu não. Có lẽ vì những người có phước cao dày, khi mạng chung đã được sanh làm Phạm thiên ở cõi Trời hưởng phước hết rồi!

Phước hay hoạ đều là do chính con người tạo ra.

Phước hay hoạ đều là do chính con người tạo ra.

Thế nào là trong họa có phước trong phước có họa?

Đã là người đâu ai muốn tai họa đến với mình, nhưng làm sao để đời sống của chúng ta luôn được bình an hạnh phúc, tránh xa mọi điều hung hiểm. Người mê tín thì cho rằng tai họa hay phước đức do Trời Phật, Bồ Tát hay Thần linh ban bố, vì thế khi gặp chuyện không may thì họ đến chùa này, đình nọ, miếu kia... để lễ bái cầu xin. Khi gặp tai ương, bối rối, lo sợ...  tâm lý chung, nghe ai chỉ bảo điều gì thì họ liền làm ngay không cần suy nghĩ, chỉ mong được Thần linh cứu vớt ra khỏi tai họa mà họ đang gánh chịu. Có khi gặp nạn nhẹ thì qua mau, khiến cho họ càng tin nơi Thần Thánh. Nhưng nếu vấn nạn không thể một ngày một bữa giải quyết được, thì tâm trí họ rối bời, khủng hoảng, u mê, chỉ biết khóc than trách Trời hận đất, phỉ báng Thần linh tạo thêm khẩu nghiệp.

Thực ra, ở thế gian này tội ai làm người ấy tự chịu. Đối với pháp luật thế gian cũng không ai lấy tình cảm riêng tư mà xử trí được. Như tội con, thì con phải gánh. Cha mẹ dù thương xót sợ con chịu khổ, tình nguyện chịu phạt thay con cũng không được. Đối với luật Nhân Quả cũng thế. Mình gây Nghiệp nhẹ thì lãnh quả nhẹ, nếu gây Nghiệp nặng tổn hại đến người khác thì mình phải chịu Quả bị tổn hại về tinh thần lẫn vật chất nặng nề, có than van cầu khẩn thì cũng không ai gia giảm được tội nghiệp mình đã gây ra, không ai chịu thế cho mình.

Đức Phật đã dạy cuộc sống của chúng ta do chúng ta làm chủ. Chúng ta tác tạo Nhân nào thì chúng ta sẽ nhận thọ Quả đó. Cho nên đã sanh ra ở cõi Người này, thì chắc chắn ít nhiều gì chúng ta cũng phải chịu đựng thăng trầm khi hưởng Phước lúc chịu Họa. Điều quan trọng là chúng ta hành xử như thế nào khi tai họa đến thăm, hay phước đức đến viếng.

Chúng ta nên hiểu được rằng phước hay họa chính là do nghiệp của mỗi người tạo nên chứ không phải do một đấng siêu nhiên nào sắp đặt.

Chúng ta nên hiểu được rằng phước hay họa chính là do nghiệp của mỗi người tạo nên chứ không phải do một đấng siêu nhiên nào sắp đặt.

Khi đã hiểu Luật Nhân Quả hay Nghiệp Quả rồi chúng ta tự biết khi chúng ta đang sống an vui hạnh phúc tức chúng ta đang hưởng Phước, thì chúng ta không quá đắc ý vui mừng, kiêu ngạo, xem thường những người kém may mắn xung quanh, bởi chúng ta biết rằng đây là kết quả của việc thiện lành nào đó mà chúng ta đã làm trong nhiều đời quá khứ. Hành động đúng đắn của người biết "sợ Nhân"  (Bồ Tát sợ Nhân, chúng sanh sợ Quả), là khi đang hưởng Phước, hưởng Quả, nên cần chắt mót tạo thêm Phước, để dành Phước, nghĩa là chúng ta chuyên tâm tu tập thêm, hành thiện nhiều thêm, để phòng hờ khi Họa tới chúng ta còn có Phước để xan xẻ làm nhẹ bớt Họa gánh chịu.

Khi Họa ở đâu chợt tới, là người có học Phật, chúng ta biết đó là do Nghiệp xấu của chính chúng ta gây ra trước kia, bây giờ trổ Quả, chúng ta không thể tránh khỏi, cho nên thay gì hoảng hốt, run sợ, khóc than, oán hận... chỉ khiến cho bản thân chúng ta và các thành viên trong gia đình thêm đau khổ. Chúng ta hãy hết sức cố gắng giữ bình tỉnh, kham nhẫn chịu đựng, tìm cách giải quyết và vẫn tiếp tục hành thiện trong khả năng. Khi tâm bình tỉnh không dao động, sự quan sát nhận định của chúng ta sẽ rõ ràng sáng suốt hơn, đó là cách khi gặp Họa, chấp nhận trả Nghiệp có trí tuệ. Cũng là đang trả Nghiệp xấu, nhưng trả với cái tâm thản nhiên chấp nhận thì chuyện không may nặng sẽ thành nhẹ, chuyện nhẹ xem như không có gì.

Chuyện Họa Phước đến bất ngờ không ai biết được. Ít khi nào Phước đến nhiều lần trong đời, nhưng Họa thì đến nhiều hơn. Người xưa đã trải qua kinh nghiệm đó nên có câu: "Phước bất trùng lai, Họa vô đơn chí", nghĩa là Phước không đến hai lần, mà tai họa thì không chỉ đến lẻ loi một lần, tức là Họa thường hay đến với con người nhiều lần.

Chúng ta cũng thường nghe nói: "Phước đấy, Họa đấy", ám chỉ ở đời trong cái may có cái rủi hay ngược lại, như câu chuyện trong sách Cổ Học Tinh Hoa kể rằng: "Người kia phơi cỏ dưới chân rào. Hôm sau ra gom cỏ, nghe tiếng kêu "chích chích" trong cỏ. Anh bới cỏ lên bắt được một con chim trỉ. Anh vui mừng lắm, để cỏ y như trước. Mấy ngày sau, anh đến bên đống cỏ lắng tai nghe, cũng có tiếng kêu "chích chích". Anh lật đật dùng tay bới cỏ lên, hy vọng sẽ bắt được con chim trỉ khác. Nhưng không ngờ anh bị con rắn Hổ mổ ngay tay. Không kịp cứu chữa, nên chết ngay tại chỗ".

Chúng ta hãy hết sức cố gắng giữ bình tỉnh, kham nhẫn chịu đựng, tìm cách giải quyết và vẫn tiếp tục hành thiện trong khả năng.

Chúng ta hãy hết sức cố gắng giữ bình tỉnh, kham nhẫn chịu đựng, tìm cách giải quyết và vẫn tiếp tục hành thiện trong khả năng.

Phước vô hình nhưng che chở mình

Một câu chuyện nổi tiếng nói về Họa Phước khác, ai cũng biết, đó là câu chuyện "Tái Ông Mất Ngựa". Chuyện kể rằng: " Ở phía Bắc nước Tàu, gần biên giới giáp nước Hồ, có một lão ông tên gọi là Tái Ông. Tái Ông có nuôi một con ngựa. Một hôm ngựa chạy qua nước Hồ mất dạng. Người hàng xóm biết chuyện đến nói lời an ủi chia buồn. Ông lão điềm nhiên trả lời: "Biết đâu con ngựa chạy mất lại là điều tốt cho tôi". Vài tháng sau con ngựa trở về dẫn theo một con ngựa Hồ cao lớn khoẻ mạnh. Người hàng xóm nghe tin đến chúc mừng, nhắc lại lời ông lão nói bữa trước. Ông lão chẳng vui mừng chỉ nói: "Biết đâu việc được ngựa này sẽ dẫn đến tai họa cho tôi". Quả nhiên việc này đúng như thế. Cậu con trai của ông rất thích cởi ngựa, thấy ngựa Hồ cao khoẻ thì thích lắm, liền nhảy lên lưng phóng chạy. Không ngờ ngựa Hồ chưa thuần nên nhảy loạn xạ. Cậu con bị ngựa hất xuống đất gãy xương đùi mang tật lớn. Người trong xóm biết chuyện, đến chia buồn. Ông lão lại nói: "Biết đâu nhờ họa này mà được phước khác". Một năm sau, nước Hồ kéo quân sang xâm lấn Trung Nguyên. Trai tráng trong vùng biên đều phải xung vào quân ngũ chống giặc, chết ngoài chiến trường. Cậu con trai nhờ chân gãy không bị xung quân nên còn sống". Nội dung câu chuyện này cho thấy Họa là cái gốc của Phước, Phước là cái gốc của Họa. Cả hai luân phiên xuất hiện. Cho nên khi được Phước không nên quá vui mừng mà quên đề phòng cái Họa sẽ đến. Khi gặp Họa cũng không nên quá đau khổ khiến tinh thần bị tổn hại.

Sống ở đời, quả thật hết may tới rủi, hết rủi tới may, khó mà lường trước được. Tuy là như vậy, nhưng thực tế không phải lúc nào có Phước là liền có Họa, hay có Họa là liền có Phước. Có khi Phước đi liền với Họa, cũng có khi Phước Họa không đi liền, vì ở giữa còn được hạnh nghiệp, còn có duyên tốt hiện đời của mình quyết định. Ngay Phước ấy mà tỉnh giác tu tập, tạo thêm Phước thì Phước thêm Phước. Ngay Phước ấy mà tạo ác nghiệp thì Phước sinh Họa.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Tu hành là gì? Như thế nào gọi là tu hành?

Kiến thức 10:00 22/11/2024

Mọi người nhất định không nên hiểu lầm, hiểu sai đi ý nghĩa của hai chữ tu hành này. Như thế nào gọi là tu hành?

Bố thí sinh phiền não

Kiến thức 09:32 22/11/2024

Thuở xưa, khi mà Ngài Xá-lợi-phất đang tu Bồ-tát đạo, công phu tu tập chưa được vững. Một hôm có người Bà-la-môn đến thử Ngài. Họ nói: - Người tu hạnh Bồ-tát cần phải bố thí. Tôi nay có chút việc đến xin Ngài giúp cho.

Tâm là gì?

Kiến thức 09:16 22/11/2024

Trong chữ Hán, chữ (心) được mô tả bằng bốn câu thơ như sau: “Tam điểm như tinh tượng/ Hoành câu tợ nguyệt tà/ Phi mao tùng thử đắc/ Tố Phật dã do tha”.

Học Phật giản đơn

Kiến thức 08:00 22/11/2024

Luôn giữ tâm thanh tịnh, chánh niệm tỉnh giác xa lìa các pháp cấu uế, bất thiện dần hướng đến an lạc, Niết bàn miên viễn.

Xem thêm