Thế nào là trong họa có phước trong phước có họa?
Cuộc sống của con người ở thế gian này không ai định trước mình sẽ sống bao lâu? Một năm? Hai năm? Mười năm? Hai chục năm? Bảy chục năm? Chín chục năm? Hay trăm tuổi? Dù cuộc sống có thọ bao lâu chăng nữa, thì con người vẫn không thoát được hai chữ "họa phước" trong đời.
Căn nguyện họa phước
Khi nói đến họa người ta thường nghĩ đến các cụm từ tai họa, tai nạn là những điều không ai muốn gặp phải. Hễ nói đến tai nạn, người ta lại nghĩ đến tai ương là sự đau khổ buồn rầu không sao kể siết. Họa thường hay đến bất ngờ chẳng hạn như gia đình đang sống an lành bỗng dưng tai biến xảy ra khiến nhà tan cửa nát, sản nghiệp tiêu tan, nợ nần chồng chất. Hoàn cảnh khốn khổ, tai ương hoạn nạn như thế, khiến con người lâm vào tình trạng sầu lo không lối thoát đưa đến quẩn trí, nhẹ thì mắc bệnh trầm cảm, nặng thì nghĩ đến cái chết để trốn tránh nỗi khổ niềm đau. Lâm vào hoàn cảnh này người ta gọi đó là "Họa".
Phước là nhân tố hình thành đời sống an vui hạnh phúc. Họa là nhân tố khiến con người sống trong điên đảo bất hạnh khổ đau. Phước và họa không phải tự nhiên mà có, cũng không phải do chư Phật, chư Bồ Tát, Thượng đế hay Thần linh nhúng tay vào giáng họa hay ban phước cho bất kỳ ai. Bởi vì chư vị đó là những người có lòng từ bi, trắc ẩn trước nỗi khổ của con người mà phát nguyện tu hành, tìm lối thoát cho chính mình và giúp chúng sanh thoát khổ, thì không vị nào nỡ có hành động bất công và độc ác khi ban hạnh phúc bình an cho người này lại gieo rắc bất hạnh đau thương cho kẻ khác. Trên đời này có vô số người hiền lương cứ phải gánh chịu nhiều thảm họa khổ đau, còn những kẻ gian ác lường gạt bất lương lúc nào cũng thấy họ sống nhỡn nhơ trong hoàn cảnh tốt lành.
Theo lời Phật dạy thì Phước hay Họa đều do Nghiệp là những hành động, tạo tác của con người thông qua thân, khẩu, ý, tức suy nghĩ, lời nói hành động việc làm. Tạo nghiệp tốt thì gọi là thiện nghiệp, phước nghiệp. Tạo nghiệp xấu ác thì gọi là bất thiện nghiệp, họa nghiệp, tội nghiệp, ác nghiệp. Trong đời sống hiện tại hay quá khứ chúng sanh đã tạo vô số nghiệp thiện lẫn nghiệp ác, cho nên phải chịu thọ hạnh phúc và đau khổ xen lẫn nhau. Những ai tạo ác nghiệp nhiều hơn thiện nghiệp thì đời sống sẽ phải trải qua nhiều thăng trầm đau khổ hơn người tạo nhiều nghiệp tốt. Vì thế, mới có người giàu sang, hạnh phúc, quyền uy tột bực, lại có người nghèo hèn khốn khổ tột cùng.
Thế nào là trong họa có phước và trong phước có họa?
Ngày xưa có một ông vua có rất nhiều cận thần thân tín. Tuy nhiên ông ta tỏ ra đặc biệt yêu mến một người trong số họ bởi người này rất thông minh, giỏi giang và luôn luôn đưa ra những lời khuyên hữu ích.
Một ngày nọ, nhà vua bị một con chó cắn vào ngón tay và vết thương ngày càng trở nên trầm trọng. Nhà vua liền hỏi người cận thần rằng đó có phải một điềm xấu hay không. Người cận thần trả lời: “Đó là điều tốt hay xấu thì khó mà có thể nói trước được, thưa đức vua”.
Cuối cùng, ngón tay của nhà vua bị hoại tử nặng và cần phải cắt bỏ. Nhà vua liền hỏi lại người cận thần: “Hẳn đây là một điềm xấu?”.
Một lần nữa, người cận thần vẫn trả lời như cũ: “Tốt hay xấu rất khó để nói, thưa đức vua”. Nhà vua tức giận tống giam người cận thần của mình.
Vào một ngày nhà vua đi săn trong rừng. Ông khấp khởi mừng thầm khi mải mê đuổi theo một con nai rồi ngày càng dấn sâu hơn vào rừng rậm. Cuối cùng nhà vua nhận thấy mình bị lạc. Điều tồi tệ hơn là ông bị thổ dân bắt lại làm vật tế thần. Nhưng họ bất ngờ nhận ra rằng nhà vua thiếu mất một ngón tay. Ngay lập tức họ thả nhà vua ra vì ông ta không phải là một người đàn ông hoàn hảo và không phù hợp để dâng cúng - Tế Thần.
Sau đó nhà vua đã tìm được đường về cung điện. Nhà vua hiểu ra lời nói của người cận thần năm xưa:
“Tốt hay xấu thì khó mà có thể nói trước được”. Nếu không bị mất một ngón tay, nhà vua có thể đã bị giết.
Ngay lập tức, nhà vua truyền lệnh thả người cận thần của mình và xin lỗi anh ta. Nhưng người cận thần không có vẻ gì oán trách nhà vua khi bị tù đày. Trái lại, người cận thần nói: “Đó không hẳn là điều tồi tệ khi đức vua giam thần lại”.
“Tại sao?”, nhà vua hỏi.
“Bởi nếu đức vua không giam thần lại, thần sẽ được đi theo trong chuyến đi săn. Nếu người dân bản địa nhận ra rằng nhà vua không thích hợp cho việc cúng tế, họ sẽ sử dụng thần để dâng lên vị thần của họ”.
Đôi khi chúng ta luôn cảm thấy thất vọng, đau buồn khi mọi thứ không suôn sẻ như mong đợi. Cũng có khi cảm giác như cả thế giới đang sụp đổ. Khi điều đó xảy ra, không có gì là sai khi chúng ta khóc hoặc cảm thấy thất vọng. Nhưng một khi bạn bình tĩnh và kiểm soát bản thân trở lại, hãy thử nhìn chúng dưới một góc độ khác, có thể bạn sẽ nhận ra rằng chúng không tồi tệ như bạn nghĩ và đôi khi là cơ hội để bạn có được điều tốt hơn.
Có những điều tưởng chừng như thuận lợi ban đầu lại có kết thúc tồi tệ và ngược lại. Không có gì thực sự xác định được là xấu hay tốt. Hay chăng chỉ là vấn đề mà chúng ta nhìn nó theo chiều hướng tích cực hay bi quan mà thôi.
Sống ở đời, quả thật hết may tới rủi, hết rủi tới may, khó mà lường trước được. Tuy là như vậy, nhưng thực tế không phải lúc nào có phước là liền có họa, hay có họa là liền có phước. Có khi phước đi liền với họa, cũng có khi phước họa không đi liền, vì ở giữa còn được hạnh nghiệp, có duyên tốt hiện đời của mình quyết định. Ngay phước ấy mà tỉnh giác tu tạo thêm phước thì phước thêm phước. Ngay phước ấy mà tạo ác nghiệp thì phước sinh họa.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Vì sao Đức Phật không cứu độ hết chúng sinh thoát khỏi khổ đau?
Kiến thức 20:09 02/11/2024Phật không thể chuyển được nghiệp của chúng sinh, mà chỉ có thể từ bi chỉ dạy chúng sinh tự mình nỗ lực để thay đổi cuộc đời của mình.
Lục hòa: Sáu pháp sống chung hòa hợp
Kiến thức 14:50 02/11/2024Đây là phép sống chung hòa hợp để tu tập hướng đến giải thoát giác ngộ. Người tu hành mà không học tập sống chung cùng đại chúng một cách hòa hợp thì khó mà tu tập thăng tiến.
Thứ lớp quả vị của Bồ tát Thập địa
Kiến thức 13:29 02/11/2024Nhờ có trí tuệ thấy rõ khổ đau và thực hành Bát chính đạo cùng giáo lý Trung đạo, hành giả phát khởi Bồ đề tâm, hành trì Lục độ Ba la mật để dần đạt các cấp độ thành tựu trên con đường Giác ngộ.
Nói về Tứ niệm xứ
Kiến thức 10:40 02/11/2024Học, hiểu và tu tập Tứ niệm xứ là rất cần thiết dù tu sĩ hay cư sĩ giúp ta sống chất lượng, sâu sắc ý nghĩa, thanh tịnh thân tâm, thành tựu đinh lực trí tuệ hướng đến an vui giác ngộ giải thoát hoàn toàn ra khỏi mọi nỗi khổ niềm đau.
Xem thêm