Phương pháp giải trừ nghiệp chướng thần diệu
Nếu thật sự tin tưởng, tinh thần ý chí chúng ta tập trung vào một câu Phật hiệu, câu Phật hiệu này niệm niệm liên tục, vừa không có phiền não cũng không có tri kiến, thật là một câu Phật hiệu dẹp sạch vọng tưởng, chấp trước. Ðây là pháp môn tiêu nghiệp chướng không thể nghĩ bàn.
>>Phật tử có thể đọc loạt bài về niệm Phật
Tập hợp tất cả sức mạnh của kinh chú, sám hối đều không bằng một câu Phật hiệu này. Ðây là lời của Từ Vân Quán Ðảnh Pháp Sư – thời Càn Long, triều Thanh. Trong chú giải Quán Kinh Vô Lượng Thọ, Ngài nói với chúng ta: Chúng sanh có nghiệp tội sâu nặng, sức mạnh kinh sám nào cũng không tiêu hết được; chỉ có duy nhất một câu “A Di Ðà Phật” này có thể tiêu trừ triệt để. Quán Ðảnh Ðại Sư nói ra câu này, rất không đơn giản. Nếu Ngài không phải là người tái lai thật sự, triệt để thấu hiểu công đức câu danh hiệu thì không thể nói ra câu này. Vì vậy chúng ta có nghiệp chướng, có nghiệp tội, thậm chí luôn luôn có ma quỷ đến quấy rối, dùng cách gì khắc phục? Lão thật niệm Phật.
Trong Kinh Hoa Nghiêm Phật nói: “Nhất thiết chúng sanh giai hữu Như Lai trí huệ, đức tướng, đản dĩ vọng tưởng, chấp trước nhi bất năng chứng đắc” (tất cả chúng sanh đều có trí tuệ, đức tướng của Như Lai, nhưng do vọng tưởng, chấp trước mà không thể chứng đắc). Câu nói này chính là tìm ra nguồn gốc “nghiệp chướng”. “Nghiệp” là tạo tác, “chướng” là chướng ngại; chướng ngại đức năng tâm tánh vốn có của bản thân. “Vọng tưởng” phát triển thì trở thành “sở tri chướng” (trở ngại của tri thức), trở thành tri kiến; chính là ý nghĩ sai lầm, kiến giải sai lầm. “Chấp trước” phát triển thì trở thành “phiền não chướng” (trở ngại của phiền não), tham, sân, si, mạn, nghi thì trở thành chất độc. Hiện tượng nghiệp chướng tiêu trừ chính là tâm thanh tịnh. Không có phiền não nữa, không có vọng tưởng nữa thì nghiệp chướng tiêu trừ.
Trong lúc giảng kinh, tôi thường nói với quý vị, trước hết phải biết “nghiệp chướng” là gì. Nghiệp chướng là gì đều không biết rõ ràng, còn có thể tiêu trừ được sao? Giống như chúng ta phải bắt kẻ trộm, trước hết phải biết kẻ trộm mới không bắt lầm, mới bắt trúng được kẻ trộm. Kẻ trộm là ai, kẻ trộm ở đâu, không biết, không rõ, bạn đi đâu để bắt đây? Làm sao bạn bắt được nó? Ðây là việc không thể nào được. Thích Ca Mâu Ni Phật dạy chúng ta: “Đản dĩ vọng tưởng, chấp trước nhi bất năng chứng đắc” (nhưng vì vọng tưởng, chấp trước mà không thể chứng đắc). Vì thế vọng tưởng, chấp trước chính là nghiệp chướng. Vọng tưởng, chấp trước ngày càng ít đi thì nghiệp chướng sẽ dần dần được tiêu trừ. Trí tuệ tăng trưởng, thân thể khỏe mạnh, tinh thần sung mãn, vui vẻ vô cùng, đấy là hiện tượng nghiệp chướng tiêu trừ.
Nghiệp là gì? Nghiệp là tạo tác. Khởi tâm động niệm chính là tạo nghiệp. Khởi tâm động niệm là ý nghiệp, ngôn ngữ trong miệng là khẩu nghiệp, động tác cơ thể là thân nghiệp. Ba nghiệp thân, khẩu, ý làm ác, làm ác thì chướng ngại tâm thanh tịnh. Nếu dùng đề kinh này để mà nói thì là chướng ngại “Vô Lượng Thọ”, chướng ngại “Trang Nghiêm”, chướng ngại “Thanh Tịnh, Bình Ðẳng, Giác”. Cả ngày từ sáng đến tối suy nghĩ đủ thứ, miệng nói chuyện phiếm, nghiệp chướng làm sao có thể tiêu trừ được?
Khẩu dễ tạo nghiệp nhất, cả ngày từ sáng đến tối đều đang tạo nghiệp. Tạo nghiệp rồi, mà tự mình không biết, đấy là mê hoặc điên đảo. Có câu “nói nhiều ắt dễ sai”, nên chư Tổ Sư Ðại Ðức xưa nay khuyên chúng ta: “Thiểu thuyết nhất cú thoại, đa niệm nhất cú Phật” (nói ít một câu chuyện, niệm nhiều một câu Phật). Câu nói này rất là có lý. Nếu không niệm Phật, lo nói chuyện phiếm là đã tạo nghiệp; lại nói chuyện thị phi nhân ngã, cái nghiệp này đáng sợ lắm. Quả báo của thị phi nhân ngã ở chỗ nào? Nếu như sự thật không phải như vậy, bạn chỉ nghe nói rồi đi nói lại, thì lỗi của vọng ngữ (tức là nói láo, nói lời lừa gạt người khác, nói không thành thật), lưỡng thiệt (tức là nói hai chiều, khiêu khích thị phi, nói lời thêm bớt, khiến cho hai người bất hòa với nhau) ắt đọa tam đồ.
Trong hai mươi bốn giờ đồng hồ, cả ngày từ sáng đến tối khởi tâm động niệm, trong tâm nhớ nghĩ A Di Ðà Phật, miệng niệm A Di Ðà Phật, thân lễ lạy A Di Ðà Phật, đấy gọi là tam nghiệp tu hành. Như vậy mới tiêu nghiệp chướng được. Pháp môn niệm Phật thù thắng đệ nhất, chính là trong tâm chỉ nhớ nghĩ A Di Ðà Phật, miệng chỉ niệm A Di Ðà Phật, thân chỉ lạy A Di Ðà Phật, tam nghiệp đều đặt ở A Di Ðà Phật, nghiệp chướng tự nhiên sẽ không xuất hiện, tội chướng cũng tiêu trừ. Trong tất cả các thiện, cái thiện nhất cũng không hơn nổi một câu hồng danh sáu chữ này. Tâm chúng ta dừng ở đây, miệng cũng dừng ở đây, thân cũng dừng ở đây; tam nghiệp thân, ngữ, ý đều có thể dừng ở sáu chữ hồng danh “Nam Mô A Di Ðà Phật” thì thật sự chí thiện, quả báo có được cũng là chí thiện. Nên biết vọng tưởng, chấp trước chính là nghiệp chướng. Sau khi bạn đi hành hương xong, vọng tưởng có phải đều hết không? Nếu vọng tưởng thật sự hết rồi thì đó mới thật là tiêu nghiệp chướng. Nếu vọng niệm vẫn còn thì nghiệp chướng sẽ không được tiêu trừ. Tụng bảy ngày Lương Hoàng Sám còn có vọng tưởng không? Nếu vẫn còn suy nghĩ đủ thứ, thì nghiệp chướng của bạn cũng chưa được tiêu trừ. Quý vị phải biết rằng: tin thật sự, nguyện tha thiết, tịnh niệm liên tục, thì nghiệp chướng sẽ thật sự được tiêu trừ. Trong tâm từng câu “A Di Ðà Phật” tiếp nối nhau, vọng tưởng sẽ không sanh ra được.
Nghiệp chướng làm sao tiêu sạch? Vọng niệm ít rồi, Phật hiệu nhiều rồi; không niệm thì Phật hiệu cũng hiện tiền, tức là nghiệp chướng tiêu. Trong tâm luôn luôn có câu Phật hiệu chính là thiện căn phước đức hiện tiền. Vì vậy phải hiểu nghiệp chướng là gì, cách tiêu trừ như thế nào. “Tùng hữu niệm xảo nhập vô niệm” (từ hữu niệm khéo léo nhập vào vô niệm) phương pháp quả thật rất xảo diệu. Phật Pháp Ðại Thừa chắc chắn không chủ trương hối hận, hối hận một lần thì lại tạo nghiệp thêm một lần, lại hối hận một lần rồi lại tạo nghiệp thêm một lần nữa, như vậy làm sao được! Bạn cần gì lại đi tạo nghiệp, bạn tạo A Di Ðà Phật thì tốt biết bao. Niệm niệm nhớ nghĩ A Di Ðà Phật, niệm niệm làm A Di Ðà Phật, như vậy tốt. Tất cả nghiệp chướng đều trừ sạch, pháp môn này tuyệt diệu không cùng. Ðấy chính là niệm Phật diệt tội, niệm Phật tiêu tai nạn, niệm Phật là sám hối thật sự.
Trích từ sách Niệm Phật Thành Phật
Pháp sư Tịnh Không
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Tứ như ý túc: Bốn pháp đầy đủ như ý
Kiến thức 18:30 31/10/2024Nói như ý là vì khả năng làm chủ, hướng tâm thành tựu các pháp theo ý muốn. Nói là thần vì linh diệu thông suốt không chướng ngại.
Tu hành theo hạnh Dược Sư, chữa lành thân tâm bệnh của chính mình
Kiến thức 13:10 31/10/2024Phật Dược Sư hiểu rõ được những tâm tư nguyện vọng mong muốn của chúng sanh con người, nên phát ra lời nguyện đáp ứng được mọi ước mơ thực tế. Chỉ cần chúng sanh thật tâm tin tưởng biết tu tâm dưỡng tánh nương theo nguyện lực của ngài thì sẽ đạt như ý nguyện.
Yêu thương hơn, hạnh phúc hơn bằng phương pháp “Quán từ bi”
Kiến thức 12:00 31/10/2024Thực hành phép "Quán Từ Bi", một pháp môn rất vi diệu trong Phật Pháp, được Đức Phật hết sức tán thán, ca ngợi về cả công đức thù thắng, lớn lao, cũng như ý nghĩa quan trọng trong việc tu hành viên mãn đức hạnh.
Hạnh nguyện và năng lực gia trì của đức Phật Dược Sư
Kiến thức 11:10 31/10/2024Hôm nay, nhân ngày kỷ niệm vía đức Phật Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai, chúng tôi xin nói về mười hai hạnh nguyện của Ngài. Đức Phật Dược Sư còn có tên là Đại Y Vương Phật, Ngài là vị giáo chủ cõi Tịnh Lưu Ly ở phương Đông.
Xem thêm