Thai phụ muốn sinh con khoẻ mạnh hết nghiệp chướng hãy tụng kinh Địa tạng
Tôi bảo cô mỗi ngày tụng một bộ kinh Địa Tạng, như thế liên tục suốt 7 ngày, vừa có thể giúp tiêu trừ nghiệp chướng đời trước, vừa giúp bình ổn nhân duyên oan nghiệt đời trước giữa hai mẹ con.
Bốn năm trước, tôi quen một cô gái tên Hải Ba, là sinh viên, tính điềm đạm, xinh đẹp, rất thông minh. Cô nguyên quán ở Đông Bắc, sinh ra trong một gia đình Phật tử.
Đầu năm nay, Hải Ba có thai được bảy tháng, cô kể tôi nghe đứa con trong bụng cứ chòi đạp tứ tung làm cô đau đớn, và hỏi tôi có cách gì giúp cô không?
Tôi bảo cô mỗi ngày tụng một bộ kinh Địa Tạng, như thế liên tục suốt 7 ngày, vừa có thể giúp tiêu trừ nghiệp chướng đời trước, vừa giúp bình ổn nhân duyên oan nghiệt đời trước giữa hai mẹ con. Ngoài ra, làm như vậy lúc cô sinh nở sẽ dễ dàng, không bị thống khổ mà đứa con sinh ra cũng được an lạc dễ nuôi. Cho dù có lúc phát bệnh thì cũng sẽ mạnh lành. Nếu như bây giờ cô có thể bắt đầu ăn chay, thì sẽ càng tốt hơn nữa!
Hải Ba hỏi lại tôi trứng gà ăn được không? Tôi nói trên thị trường hiện nay chuyên nuôi gà đẻ trứng. Nếu là trứng không trống thì cô có thể ăn.
Hai tháng sau, Hải Ba gọi điện cảm ơn tôi và khoe là mới từ sản viện về nhà. Tất cả đều thuận lợi.
Cô còn vui vẻ báo tin, lúc tôi đề nghị cô tụng bảy bộ kinh Địa Tạng, trong lòng cô thầm phát nguyện tụng 49 bộ. Thật may, nghĩa là tụng xong 49 bộ, thì cô nhập viện, hôm sau thì sinh con.
Lúc sinh, bác sĩ kêu cô ráng sức, lúc đó cô muốn niệm danh Quán Thế Âm Bồ-tát, nhưng cô vừa mới nghĩ như vậy thì đã nghe bác sĩ nói:
- Thấy đầu hài nhi rồi.
Khi bác sĩ bảo là bé trai sinh ra mũm mỉm khỏe mạnh, cô mừng phát khóc luôn.
Cô nằm viện bốn ngày, thấy các sản phụ khác đều phải sinh mổ, chỉ có mình cô là sinh dễ.
Mười ngày sau, Hải Ba gọi điện tới kể là hôm xuất viện về nhà, đứa bé không hề khóc dù một chút. Nhưng ba ngày sau thì lại khóc, liên tục cả tuần nay, bú sữa cũng khóc. Gì cũng không chịu. Bé còn phát sốt nữa, chẳng biết là nguyên nhân gì?
Tôi hỏi:
- Cô có ăn thức gì khác hay không?
Cô giải thích do mẹ chồng từ quê lên, thấy cô ăn chay không ăn thịt, nên rất tức giận. Bà khăng khăng bắt cô phải ăn cá trích để tẩm bổ thân thể. Vì vậy cô phải miễn cưỡng ăn để cho bà vui. Rồi cô than:
- Mẹ chồng con đòi giết gà mái hầm cho tôi ăn. Phải làm sao bây giờ?
Tôi bảo:
- Cháu bé sở dĩ khóc lóc ầm ĩ, là do từ lúc cô tụng cho nó 49 bộ kinh Địa Tạng, thì nó đã tiêu nghiệp, lại tăng thêm huệ căn. Cho nên nó không muốn bú sữa có đồ mặn. Nếu như cô không ăn thịt cá, chắc chắn bé sẽ không khóc.
Hải Ba nói:
- Mẹ chồng tôi ngày mai sẽ giết gà, vậy phải ứng phó ra sao đây?
Tôi nói:
- Để không làm tổn thương tình cảm mẹ chồng, có thể nhượng bộ ăn chút gà, cá, nhưng tuyệt đối không nên giết sống, mà hãy mua đồ bán sẵn ở ngoài chợ. Dù vậy, bản thân cô hằng ngày đếu phải vì gà và cá đó trì chú vãng sinh, hồi hướng công đức cho nó, làm giảm đi tâm oán hận vì bị tàn hại giết ăn.
Hải Ba bèn thương lượng cùng mẹ chồng. Lúc đứa bé bú sữa nó vẫn khóc, nhưng bú xong thì im lặng ngủ.
Hải Ba nghĩ thầm: “Thằng bé xem ra cũng biết thông cảm cho tình cảnh khó xử của mẹ nó!”
Thân mẫu Hải Ba vốn là người ăn chay niệm Phật thuần thành, mấy ngày sau bà từ Đông Bắc lên thăm cháu ngoại. Hải Ba kể, thằng bé vừa thấy bà ngoại đã cười, nhưng hễ thấy bà nội đòi bồng là khóc, còn bà ngoại đưa tay bồng thì không khóc, khiến bà nội nó không hiểu tại sao?
Mẹ ruột Hải Ba biết nguyên nhân đứa bé bú sữa khóc, nên chẳng muốn Hải Ba tiếp tục bị ép ăn mặn, thế là bà viện cớ nơi đây phòng ốc không rộng rãi, xin phép mẹ chồng để đem Hải Ba và cháu ngoại về Đông Bắc nuôi.
Đến nay, nhìn thấy thằng bé lanh lẹ khả ái, ngày một lớn khỏe, cả nhà ai cũng mừng.
GIẢI THÍCH:
Trong kinh Địa Tạng phẩm thứ sáu, Phật dạy: “Về sau, nơi cõi Ta-bà này, nếu có người nào mới sinh con trai hay gái, nội trong bảy ngày, sớm vì đứa trẻ mới sinh ra mà tụng kinh Địa Tạng và niệm danh hiệu của Bồ-tát Địa tạng đủ một ngàn biến, thì đứa trẻ mới sinh ra đó được thoát khỏi tội đời trước nó từng gây ra và sẽ được an ổn, vui vẻ dễ nuôi và sống lâu.
Còn nếu đứa bé ấy đã có sẵn nhiều phước rồi thì phúc thọ càng tăng hơn nữa.”
(Trích Báo Ứng Hiện Đời)
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Sát na là gì? Sát na được tính như thế nào?
Kiến thức 17:08 24/11/2024Trong “Kinh Hoa Nghiêm” nói với chúng ta, thời gian tồn tại của tất cả hiện tượng này là “khoảng sát na”. Trên “Kinh Nhân Vương” nói với chúng ta, một khảy móng tay có 60 sát na, một sát na có 900 lần sanh diệt.
Giải thích các cõi trong lục đạo
Kiến thức 16:00 24/11/2024Ðức Phật đã bảo thế-giới của chúng ta đang ở có ngũ thú là: Ðịa-ngục, Ngạ-quỷ, Bàng-sanh, Nhơn và Thiên. Các loài hữu-tình do tạo nghiệp lành nên được sanh về thiện thú, và bởi gây nhân dữ nên bị đọa vào ác đạo. Nhân duyên ấy như thế nào?
Sự cúng dường ý nghĩa nhất là gì?
Kiến thức 15:37 24/11/2024Trong xã hội ngày nay, với nhiều biến loạn và nhiễu nhương, những người phát tâm học Phật chân chính cần phải có một nhận thức sáng suốt. Trong nhà Phật thường nói: “Muôn việc bỏ lại đời, chỉ có nghiệp theo thân”.
Tứ ân là gì?
Kiến thức 14:50 24/11/2024Tứ ân hay Tứ trọng ân là một trong những giáo lý quan trọng của Phật giáo. Người Phật tử, vâng lời Phật dạy, luôn nêu cao tinh thần tri ân và báo ân trong đời sống tu tập hàng ngày.
Xem thêm