Trở về chính mình – một con người đích thực
Mỗi lời nói, hành động, suy nghĩ đều mang “chữ ký” của mình. Chúng ta phải có trách nhiệm với nó, phải có trách nhiệm với chính tự thân mình. Cho dù ở đâu, đứng hay ngồi thì ta cũng là một con người tự do. Ta trở về với chính mình, ta vẫn là ta, vẫn là người thầy cho chính mình.
Thông thường trong đời sống gia đình, người ta phải thương lượng thỏa hiệp để có bình an. Người ta “mua” một ít bình an để có thể cầm cự qua ngày. Nếu chúng ta cũng sống như vậy, thì chúng ta chẳng khác gì một cái bát nứt, không thể chứa đầy một bát cháo.
Thiền sư Lâm Tế đã khuyên chúng ta nhiều lần là phải làm chủ hoàn cảnh của mình. Điều đó không có nghĩa là ta phải đấu tranh hay đàn áp người kia. Giả sử ta có một người bạn rất dễ nổi giận, ta nghĩ người đó đang có vấn đề nên ta tìm cách đè cơn giận của người đó xuống.
Ta có thể nghĩ rằng vì người kia lên giọng nên ta phải lên giọng. Hoặc ta có thể làm chủ chính mình trong tình huống này. Hoặc ta có thể làm chủ chính mình trong tình huống này, thương những khó khăn của người kia.
Bạn là người quyết định hạnh phúc hay khổ đau cho chính mình
Đôi khi người đó không phải là con người trong hiện tại, mà là con người trong quá khứ, nhưng ta nghĩ đó là nguyên nhân chính của vấn đề. Chúng ta nói rằng ta hành xử như vậy là vì ba mẹ, hay ai đó đã hành xử với mình như thế khi mình còn nhỏ.
Nhưng mỗi người đều có một nghiệp lực riêng, và mỗi người đều là người thầy trong chính hoàn cảnh hiện tại của mình, mà không phải là nô lệ của quá khứ hay hiện tại của người khác. Con người đích thực không đi tìm thầy bên ngoài.
Ta phải có trách nhiệm cho vận mệnh, cho lời nói, suy nghĩ và hành động của chính mình. Chánh niệm sẽ giúp chúng ta làm được điều này. Ta sẽ nhận ra: Tôi đang suy nghĩ như vậy. Tôi có trách nhiệm cho những suy nghĩ ấy của mình. Tôi đã nói như vậy. Tôi có trách nhiệm cho lời nói của mình. Tôi đã làm như vậy. Tôi có trách nhiệm cho hành động của mình.
Luôn nghĩ về người khác nhiều hơn là chính mình
Chúng ta phải ý thức được rằng, mỗi lời nói, hành động, suy nghĩ đều mang “chữ ký” của mình. Chúng ta phải có trách nhiệm với nó, phải có trách nhiệm với chính tự thân mình. Cho dù ở đâu, đứng hay ngồi thì ta cũng là một con người tự do. Ta trở về với chính mình, ta vẫn là ta, vẫn là người thầy cho chính mình.
Chúng ta chỉ cần sống với tám chữ: “Dù ở đâu cũng làm con người đích thực” là đủ để làm học trò của thiền sư Lâm Tế, xứng đáng với sự tếp nối của Ngài. Hãy viết tám chữ này ra giấy, và treo ở đâu đó để tự nhắc nhở mình.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Bình an không phụ thuộc vào điều kiện bên ngoài
Sống an vui 07:45 03/11/2024Bình an không phải là một mục tiêu xa xôi mà chúng ta phải đuổi theo. Nó không phải là điều kiện hoặc mục tiêu bên ngoài mà chúng ta phải đạt được. Thay vào đó, bình an là một trạng thái tinh thần mà chúng ta có thể kích thích và nuôi dưỡng từ bên trong.
Mỗi tần số năng lượng đều có vẻ đẹp riêng
Sống an vui 13:00 02/11/2024Mỗi người trong chúng ta, dù sống giữa một thế giới chung, lại sở hữu một tần số năng lượng riêng biệt, tạo nên sự khác biệt không ai giống ai.
Hãy để chính đời sống ta trở thành lời hùng biện đánh tan những thị phi
Sống an vui 07:45 02/11/2024Thị phi là điều mà mỗi chúng ta sẽ có ít nhất vài lần đối diện trong cuộc đời, vì lẽ đơn giản sống ở đời chúng ta phải tiếp xúc với những người xung quanh. Trong lúc tiếp xúc thì không tránh khỏi những va chạm, ghen tỵ, và sự đố kỵ… từ người khác.
Hóa thân một kiếp cũng vì chữ duyên
Sống an vui 18:00 01/11/2024Dẫu đời trôi chảy mênh mông/ Vui buồn cũng hóa dòng sông xuôi dòng/ Thân này một kiếp hư không/ Nào hay tan hợp cũng vòng tử sinh.
Xem thêm