Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ năm, 28/12/2023, 12:15 PM

Phương pháp siêu độ người thân khi đã qua đời

Trong Kinh, Phật bảo với chúng ta, con người sau khi chết đi chẳng phải liền lập tức đi đầu thai. Người mà sau khi chết liền lập tức đi đầu thai duy chỉ có 2 hạng người. Ngoài 2 hạng người này ra thì tất cả mọi người sau khi chết đều trải qua thời kỳ thân trung ấm.

10450753_1503903443157354_363071242408134538_n

Người mất trong 49 ngày rất trông mong người thân làm phước

1. Là đại Thánh Nhân khi vừa đứt hơi thì liền lên Trời để hưởng thiên phước. Hoặc là người niệm Phật được vãng sanh Tây Phương Cực Lạc, thì vừa đứt hơi liền tức khắc đi ngay.

2. Là người đại ác tạo tội Vô Gián địa ngục, nên chẳng có cách khoảng, vừa đứt hơi thì rơi xuống địa ngục liền.

Ngoài 2 hạng người này ra thì tất cả mọi người sau khi chết đều trải qua thời kỳ thân trung ấm. Đức Khổng Tử trong Dịch Kinh thì gọi thân trung ấm này là du hồn, bởi vì tánh hoạt động của nó rất lớn, tốc độ cũng rất nhanh, nó chẳng cố định một chổ, thường bay qua bay lại, cho nên gọi nó là du hồn rất có đạo lý.

Người thế gian gọi thân trung ấm này là linh hồn, vậy là sai rồi. Vì sao lại sai? Vì nó có linh đâu, nếu như nó linh còn phải đi đến tam ác đạo để mà đầu thai hay sao? Nhất định chẳng chọn tam ác đạo. Do đó, thân trung ấm này chỉ có thể gọi là mê hồn mà thôi, là mê hoặc điên đảo, một tí cũng chẳng linh.

Trong 49 ngày này, cứ mỗi 7 ngày là 1 chu kỳ. Trong mỗi một chu kỳ này họ rất là đau khổ. Cho nên, chúng ta phải vì họ mà tụng Kinh, niệm Phật, hồi hướng để giúp họ giảm thiểu đau khổ. Làm thất là do đây mà có. Nếu như công đức ta làm đó càng là chân thật, chân thành thì họ nhận được đó là thọ thắng diệu lạc, quả thật có thể giúp họ lìa khổ được vui, đây là tự tha lưỡng lợi.

Cho nên, các bạn đồng tu cần phải biết rằng, tuyệt đối chẳng phải chỉ làm thất đầu và thất cuối, còn các thất giữa thì không cần làm là sai. Mỗi một thất đều cần phải làm. Cũng chẳng phải nói người già qua đời mới phải làm thất, còn trẻ con thì không cần làm thất. Người già và trẻ con đều chịu đau khổ như nhau, trong Kinh chẳng có phân biệt giữa người già và trẻ con. Đây đều là do người thế gian hư vọng phân biệt mà thôi.

Trong 49 ngày này thù thắng nhất chính là mỗi ngày chúng ta đều vì họ tụng Kinh, đều vì họ niệm Phật hồi hướng. Nếu như chính mình có thể tụng Kinh, niệm Phật, hoặc có thể hợp bạn bè thân thích lại vì người chết mà tụng 1 thời Kinh, niệm 1 thời Phật hiệu thì quá tốt.

Nếu như mình không biết về Kinh điển thì hãy mời vài vị pháp sư đến thay cho chúng ta tụng niệm. Khi pháp sư tụng Kinh thì chúng ta nương theo họ cùng tụng, tâm địa chân thành mới có được lợi ích chân thật. Nếu như chỉ có miệng mà không có tâm thì Kinh tụng đó đều là vô ích, chẳng thể giúp ích gì được cho người đã chết.

Bên cạnh việc tụng Kinh, niệm Phật hồi hướng, chúng ta nếu có điều kiện thì nên tu thêm thật nhiều điều phước thiện như: phóng sanh, cứu tế cho người nghèo, cúng dường Tam Bảo, in Kinh ấn tống, quyên góp xây dựng cầu đường, xây dựng chùa chiền, ăn chay....Sau đó mỗi ngày đều hồi hướng tất cả phước đức này đến cho người đã chết. Được như vậy mới có thể giúp cho người chết không rơi vào tam ác đạo, có thể tái sanh vào Nhân, Thiên hai đường.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

“Người đời tranh nhau những chuyện không đâu”

Kiến thức 16:50 21/11/2024

Đời này chúng ta chết rồi sẽ sanh tới cõi nào? Tôi có thể sanh về đâu? Đời sau chúng ta có nắm chắc sanh tới cõi nào hay chăng? Còn tiếp tục luân hồi hay chấm dứt luân hồi?

Làm thế nào để tạo ra phước đức bền vững?

Kiến thức 16:10 21/11/2024

Người sống có phúc có đức chắc chắn sẽ an vui hạnh phúc bền lâu, nhưng quan trọng là làm thế nào để tạo ra phước đức bền vững?

Từ, bi, hỷ, xả - bốn tâm vi diệu

Kiến thức 13:12 21/11/2024

Bốn tâm vô lượng này tuy riêng biệt nhưng làm nền tảng cho nhau, tương tức với nhau.

Nhớ ơn Thầy Tổ

Kiến thức 08:35 21/11/2024

Chúng ta muốn tỏ lòng biết ơn người đi trước, thì không gì thiết thực hơn là phải thực hành theo ba điểm sau đây...

Xem thêm