Người mất trong 49 ngày rất trông mong người thân làm phước
Kinh văn: “Khi người chết đó chưa được thọ sanh, trong bốn mươi chín ngày luôn luôn trông ngóng hàng cốt nhục quyến thuộc tu tạo phước lực để cứu vớt cho”.
Kinh văn: “Khi người chết đó chưa được thọ sanh, trong bốn mươi chín ngày luôn luôn trông ngóng hàng cốt nhục quyến thuộc tu tạo phước lực để cứu vớt cho”.
Đây là sự thật, khi còn sống thì không biết, chết đi gặp phải khổ nạn nên lúc bấy giờ không nơi nương tựa, đích thật là khổ sở, cô độc lẻ loi. Hy vọng duy nhất của họ là mong người nhà có thể làm phước cho họ, có thể siêu độ họ. Nhưng rất nhiều thân quyến chẳng hiểu đạo lý này, tùy thuận theo tập tục thế gian sát sanh tế lễ quỷ thần cầu tà đạo, không những chẳng ích lợi mà còn hại thêm. Đây là vì người thế gian vô tri, chẳng có ai chỉ dẫn, chúng ta nói đến sự đáng thương, nói đến sự thê thảm thì không ai hơn họ, còn nặng nề hơn lúc họ chịu khổ nạn lớn lao khi còn sống, chẳng biết lớn hơn gấp bao nhiêu lần.
Những việc gia đình cần làm để người mất được lợi ích
Sự tội phước nói trong Kinh đích thật chính là thập thiện, thập ác, chúng ta đừng nói quá cao, quá huyền diệu, chỉ đơn giản dùng ngũ giới, thập thiện để làm tiêu chuẩn. Phá giới tạo ác là tội nghiệp vô biên,trì giới tu phước, tu phước nghĩa là sốt sắng làm theo thập thiện, đây là điều căn bản lớn lao để làm người. Con người sau khi chết đi rồi, những người khác có thể nhờ cậy để giúp đỡ được, chẳng biết được mấy kẻ? Đặc biệt trong thời đại hiện tại, những thành phần trông cậy được càng ngày càng thấp, người trong xã hội hiện thời cho đó là mê tín. Chúng ta xem thử những người trẻ tuổi hiện nay, nếu không có người dạy dỗ họ đàng hoàng, thì sẽ còn ai tin nữa?
Nói cách khác, sau khi chết đi và gặp những sự khổ nạn này thì bạn phải dựa vào ai để giúp bạn? Chẳng có ai giúp hết. Sự thật này là một vấn đề thiết thật đối với chúng ta, hơn nữa vừa nghĩ đến thì liền là việc ở trước mắt, rất gần với thời gian của chúng ta.
Ở đây Đức Phật dạy chúng ta, nhắc nhở chúng ta, thừa lúc thân thể hiện nay còn khoẻ mạnh, nhất định phải hết lòng, nỗ lực tu học, thì công đức, phước đức này mình được trọn. Đây là y cứ trong Kinh điển cho việc cúng thất cho người chết.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Vì sao Đức Phật không cứu độ hết chúng sinh thoát khỏi khổ đau?
Kiến thức 20:09 02/11/2024Phật không thể chuyển được nghiệp của chúng sinh, mà chỉ có thể từ bi chỉ dạy chúng sinh tự mình nỗ lực để thay đổi cuộc đời của mình.
Lục hòa: Sáu pháp sống chung hòa hợp
Kiến thức 14:50 02/11/2024Đây là phép sống chung hòa hợp để tu tập hướng đến giải thoát giác ngộ. Người tu hành mà không học tập sống chung cùng đại chúng một cách hòa hợp thì khó mà tu tập thăng tiến.
Thứ lớp quả vị của Bồ tát Thập địa
Kiến thức 13:29 02/11/2024Nhờ có trí tuệ thấy rõ khổ đau và thực hành Bát chính đạo cùng giáo lý Trung đạo, hành giả phát khởi Bồ đề tâm, hành trì Lục độ Ba la mật để dần đạt các cấp độ thành tựu trên con đường Giác ngộ.
Nói về Tứ niệm xứ
Kiến thức 10:40 02/11/2024Học, hiểu và tu tập Tứ niệm xứ là rất cần thiết dù tu sĩ hay cư sĩ giúp ta sống chất lượng, sâu sắc ý nghĩa, thanh tịnh thân tâm, thành tựu đinh lực trí tuệ hướng đến an vui giác ngộ giải thoát hoàn toàn ra khỏi mọi nỗi khổ niềm đau.
Xem thêm