Phương pháp thực hiện chữ “Nhẫn” theo triết lý Phật giáo
"Một điều nhịn là chín điều lành”; "Chữ nhẫn là chữ tương vàng/ Ai mà nhẫn được thì càng sống lâu”. Trong giáo lý nhà Phật “nhịn” hay “nhẫn” là phương pháp để hóa giải những yếu tố tiêu cực từ đó hướng tới tích cực, tạo cho mình một tinh thần thoải mái, tự tại.
> Hạnh nhẫn nhục của bậc tướng quân chánh pháp
Đạo Phật quan niệm về chữ Nhẫn như thế nào?
Trong giáo lý nhà Phật, “Nhẫn nhục” là một trong sáu cách tu để vượt qua bể khổ trần gian, ý nghĩa của nó nhằm chỉ sự tu dưỡng khiến bản thân và những người xung quanh đều đạt được sự thanh tịnh, yên ổn trong tâm hồn. Nếu một người không biết nhẫn nhục thì sẽ khiến bản thân và người xung quanh không đạt được trạng thái yên ổn.
Có thể nói như vậy là do, giáo lý nhà Phật tin rằng, người không biết nhẫn nhục thì cái tâm “sân”, nóng giận hay tức giận, hận thù sẽ rất nặng. Khi sự tức giận và hận thù ngự trị thì trong lời nói, trong suy nghĩ, trong hành vi đều sẽ làm tổn thương đến người khác. Nhiều người do không nhận thức hết được triết lý chữ “nhẫn” trong giáo lý nhà Phật nên nhầm hiểu rằng, nhẫn nhục chỉ là sự đè nén tức giận xuống một cách thông thường, là một biểu hiện của sự bất lực, nhu nhược, cam chịu, chấp nhận định mệnh.
Những nguy hại của sân hận và lợi ích của nhẫn nhục
Vì vậy, nhiều người “thà chết chứ không chịu nhục”. Thế nên, đôi khi chỉ vì một va chạm giao thông nhỏ, một lời nói thiếu lịch sự, một ánh mắt thiếu thiện cảm, tranh chấp nhỏ trong gia đình…mà dẫn đến cãi vã xúc phạm, thậm chí động chân động tay gây án mạng đau lòng hoặc gia đình tan vỡ, người trong nhà không nhìn mặt nhau…
Những hành động và hậu quả trên đều là do sự tức giận, không biết cách nhẫn nhục mà ra cả. Tuy vậy, để hiểu và thực hiện được triết lý trong chữ “nhẫn” lại không hề đơn giản. Vì vậy, trong giáo lý nhà Phật mới nói: “Không có cái nhân nào gây ra cái nghiệp tội lỗi nặng hơn cái nhân nóng giận và hận thù, không có việc tu hành nào khó hơn là nhẫn nhục”. Hay “nhất niệm sân tâm khởi, bát vạn chướng môn khai”. Do nóng giận được coi là ngọn lửa nghiệp chướng, nên mỗi khi phát tác ngọn lửa sẽ lập tức bùng lên, thiêu đốt tất cả.
Mọi tội ác ngôn hành đều từ đó mà sinh ra, tức tự mở cánh cửa nghiệp chướng cho bản thân. Khi nóng giận có thể phạm tội ác tày trời, vi phạm quốc pháp nhân tình, tạo ra ác nghiệp. Vì vậy Phật mới nói: “nóng giận là ngọn lửa trong lòng, có thể thiêu đốt cả rừng công đức”.
Nếu một người luôn có suy nghĩ báo thù, oán thán, làm việc tổn người hại mình thì toàn bộ công đức, việc thiện trước đây đều đem ra đốt hết. Trong mỗi con người luôn tiềm ẩn, tồn tại cái tâm sân, nóng giận, có thể xuất hiện bất cứ lúc nào khi gặp điều kiện thích hợp. Do đó, mỗi khi cơn nóng giận xuất hiện, chúng ta phải sử dụng lực “nhẫn” lớn nhất không để nó hoành hành.
Ở đây, nóng giận là một trong những yếu tố gây đau khổ, nhẫn nhục là cách hóa giải, để vượt qua những khổ đau ấy. Với ý nghĩa ở trên có thể hiểu rằng “nhẫn” trong giáo lý nhà Phật là dùng để đối trị với trạng thái tâm lý “nóng giận” hay “sân”, là cách hóa giải nó tạo cho mình sự thanh thản, tự tại. Nếu coi tức giận là một “căn bệnh” dễ phát tác thì “nhẫn” là một liều thuốc giải, một liệu pháp tâm lý hữu hiệu cho căn bệnh ấy.
Nhưng tác dụng của liều thuốc giải tốt hay xấu, có triệt được tận gốc căn bệnh hay không lại nhờ vào việc sử dụng đúng cách các vị thuốc cần thiết. Trước khi đi vào tìm hiểu làm thế nào để “nhẫn”, chúng ta lại cần phải làm rõ “nóng giận” là gì, nó sinh ra từ đâu và tác hại của nó ra sao, từ đó mới có thể thực hiện chữ nhẫn đúng cách, hóa giải đau khổ trong tâm theo triết lí nhà Phật. Bản chất của sự nóng giận, là khi chúng ta phải đối mặt với những đối tượng gây ra đau khổ về mặt tâm lý, những điều không mong muốn…
Khi sự nóng giận dâng lên sẽ khiến tâm lí bất an, sau đó, nó thôi thúc chúng ta gây ra những hành động sai trái. Dễ đánh mất cái tâm thiện, tức cái tốt, cái tích cực và tạo ra những hành động ác, xấu, tiêu cực. Tức giận thường được biểu hiện ra ngoài dưới những hình thức như: phẫn uất, thù hận, phiền não, đố kị và hãm hại. “Phẫn” là phản ứng tâm lý khi chúng ta gặp phải hoàn cảnh không như ý muốn. Phẫn khiến trong lòng như có ngọn lửa âm ỉ cháy khiến người đó đứng ngồi không yên, ăn không thấy ngon, ngủ không thấy yên giấc, lúc này trạng thái tâm lí chuyển thành “hận”.
“Não” (sầu não) là trạng thái “hận” bị nuôi giữ trong lòng gặp điều kiện thuận lợi nên phát tác ra ngoài bằng hành động tiêu cực, độc ác. Sau đó, sự nóng giận được chuyển hướng tập trung vào một đối tượng khác, hay “giận cá chém thớt”. Trường hợp này, nếu trước đó biết cách hóa giải thì sẽ không phát tác ra ngoài.
“Đố kị”, là trạng thái tâm lý của một người luôn mong muốn có được danh lợi nhưng không đạt được. Ngược lại, những điều mình mong muốn ấy người khác lại đạt được một cách thuận lợi dễ dàng. Lúc đó, trong lòng người ấy cảm thấy bức bối, ngứa ngáy khó chịu. Nếu có điều kiện, người ta sẽ tìm cách ngăn chặn người khác khiến họ không đạt được những điều ấy.
“Hại” là trạng thái tâm lý tương đối đáng sợ, khi phát triển lên đến mức độ này, người ta sẽ làm nhiều việc gây bất lợi cho người khác. Nó khác với trạng thái tâm lý “phẫn” ở chỗ trong lòng không lấy gì làm khó chịu lắm, nhưng lại muốn dày vò người khác, muốn nhìn thấy người khác đau khổ. Có thể nói đây là trạng thái tâm lí rất xấu. Có người thích làm hại người khác để làm niềm vui cho mình, có người nhìn thấy người khác bị hoạn nạn thì trong lòng cảm thấy vui mừng sung sướng.
Ngoài ra, trạng thái tâm lý như buồn chán về căn bản cũng là một biểu hiện của sự tức giận, vì khi sự buồn chán chuyển sang tấn công bản thân thì người ta sẽ có biểu hiện tự ti, tự trách móc bản thân, trong lòng đau khổ khó tả. Lúc này năng lượng của sự tức giận đang phát tác. Về cơ bản, những trạng thái tâm lý trên xuất hiện là do người ta không đạt được những điều mình mong muốn, đồng thời luôn gặp phải những điều mình không mong muốn.
Nói cách khác đây là cái nhân tạo ra sự tức giận và khi gặp điều kiện thích hợp thì nó sẽ tạo thành những hành động tiêu Đoạn tuyệt khổ đau bằng triết lý chữ “nhẫn” của nhà phật Trong cuộc sống thường nhật, vui vẻ an lạc, tinh thần thoải mái luôn là một mong ước lớn lao nhất của con người. Tuy nhiên, trên thực tế, có những sự việc ngoài ý muốn hoặc bản thân tự tạo ra, gây bực bội, nóng giận trong lòng. Đôi khi vì không biết cách hóa giải nó nên thể hiện ra bằng hành động tiêu cực mà sau đó khiến chúng ta phải hối hận.
Nhẫn nhục đối với thiếu niên và tuổi trẻ
Tức giận có mấy loại?
Trong giáo lý nhà Phật, tức giận được chia làm ba loại là “thân”, “khẩu” và “ý”, tức thân thể, lời nói và ý nghĩ. Về thân thể, con người không muốn phải chịu đau đớn, bất kể sự đau đớn đó là do tự nhiên hay con người gây ra. Về ý nghĩ, chúng ta đều không muốn bị người khác kinh thường, muốn được người khác tôn trọng và yêu thương.
Về lời nói, chúng ta đều không thích nghe những từ ngữ thô bỉ mang tính xúc phạm hay những lời nói cảm giác thì rất bình thường nhưng lại khơi gợi, kích bác, nói kháy, nói sóc khiến ta khó chịu. Cũng có nhiều người trước mặt thì rất tốt, nói những lời nói hoàn toàn bình thường.
Nhưng sau lưng lại nói những điều không tốt hòng tác động người khác suy nghĩ không tốt về một người nào đó. Đồng thời, đối với bạn bè, người thân của mình chúng ta đều không muốn họ phải chịu đau khổ, khinh rẻ hoặc những lời nói thô bỉ. Nhưng đối với kẻ thù thì hoàn toàn ngược lại, chúng ta luôn hi vọng họ phải chịu đau khổ và trừng phạt. Những điều vừa nói trên đều là biểu hiện của sự tức giận cần phải hóa giải (nhẫn) mới đem lại tinh thần vui vẻ thoải mái.
Tức giận là điều không thể tránh khỏi trong cuộc sống. Cũng có người cho rằng, nếu biết khống chế tức giận ở một mức độ hợp lý thì sẽ có lợi cho sức khỏe vì nó giúp bảo vệ chức năng của các cơ quan trong cơ thể người. Khi gặp phải tình trạng khó khăn trong cuộc sống, tức giận được biểu lộ ra ngoài khiến người ta có thể vượt qua thời điểm này.
Trong giáo lý nhà Phật thì tức giận là một kiểu phiền não, nó không có lợi cho con người, sẽ đem đến đau khổ và làm người ta mất đi sự yên định trong tâm hồn. Có thể nói như vậy vì giáo lý nhà Phật cho rằng, tức giận vốn dĩ đã mặt trái, là cái xấu, nếu sử dụng tức giận để cải thiện hoặc thay đổi hoàn cảnh bi đát trong hiện tại tức là lấy cái tiêu cực để cải thiện cái tiêu cực. Như vậy không phải là một phương pháp đúng đắn, lấy cái sai để sửa sai thì đã sai lại càng sai thêm.
Ví dụ, khi một ai đó mắc lỗi, bạn tức giận quát tháo, tuy có thể trấn áp được người đối diện phải thay đổi, nhưng đôi khi trên thực tế cũng vì vậy mà mối quan hệ bị rạn nứt không hàn gắn lại được. Đó là gieo mầm khổ cho tương lai. Khi một người thể hiện sự tức giận để bảo vệ lợi ích của mình hết lần này đến lần khác thì đến một lúc nào đó anh ta sẽ phát hiện ra rằng những người xung quanh xa lánh. Bạn bè càng ngày càng ít, người thân trong gia đình lạnh nhạt, sẽ rơi vào trạng thái cô độc. Khi càng cô độc anh ta càng muốn được yêu thương, được bảo vệ nhưng nếu anh ta không nhận ra điều đó, tiếp tục sử dụng tức giận hòng thay đổi những người xung quanh thì ắt sẽ rơi vào tình trạng luẩn quẩn không thoát ra được.
Tư tưởng từ bi, nhẫn nhục và sự hòa thuận trong gia đình
Thực chất, muốn bảo vệ quyền lợi của mình, cải thiện thái độ của người khác thì không cần tỏ thái độ tức giận. Nhiều khi, quyền lợi của một người bị xâm phạm, nhưng lại không thể mở lời để bày tỏ, đó là do sự sợ hãi ngăn cản. Chỉ cần khắc phục được sự sợ hãi là anh ta có thể xử lí được các mối quan hệ. Tức phải phân tích tâm lí một cách kĩ càng, không nên có suy nghĩ sai lầm: anh ta thường xuyên bắt nạt mình, mấy lần trước mình không tiện nói ra, lần này mình phải làm cho bẽ mặt.
Trong trường hợp tương tự, chúng ta nên tự hỏi bản thân tại sao mấy lần trước lại không nói. Tại sao những lần trước không dám thể hiện yêu cầu chính đáng của mình mà lần này lại phải thể hiện thái độ tiêu cực? Ví dụ trên cho thấy, khi sự việc có thể cải thiện thì chúng ta nên tìm cách cải thiện, không nên đợi đến lúc tỏ thái độ tức giận để tự hại mình, tổn thương người khác.
“Nhẫn” trong trường hợp này là phương thức tiếp cận chừng mực, không nóng giận, không thù hận, không đi đến cực đoan. Trên thực tế, nếu sự việc có thể cứu vãn thì chỉ cần nhẹ nhàng tiếp cận là có thể cải thiện được. Nếu sự việc không thể cứu vãn được nữa thì cho dù có có tức giận cũng không giải quyết được vấn đề. Khi nhận thức được điều này chúng ta sẽ càng quyết tâm để hóa giải theo chiều hướng tích cực, từ bỏ tiêu cực trong nội tâm.
Theo quan niệm nhà Phật, tức giận có rất nhiều hệ quả xấu, như những điều tốt đẹp chúng ta gây dựng trước đó, đôi khi chỉ vì một lần tức giận mà bị xóa sạch hết. Nhà Phật gọi là “thiện căn”. Tức giận khiến tâm hồn không được vui vẻ thoải mái. Chắc chắn trong cuộc sống mỗi người đều đã trải qua những cơn nóng giận và đều có thể cảm nhận được điều này. Khi cảm giác tức giận chiếm lĩnh thì chúng ta dường như không còn hứng thú đối với bất kì điều gì khác. Tức giận có thể phá hỏng các mối quan hệ. Cho dù là người thường xuyên giúp đỡ người khác, nhưng vì thường xuyên nóng giận thì đôi khi cũng không tránh khỏi bị người khác xa lánh.
Thậm chí có thể là lấy oán báo ân. Trong mối quan hệ gia đình, một người thường xuyên nổi nóng thì người trong nhà sẽ luôn tránh xa, thậm chí con cái có việc cần nói cũng không dám nói, không dám tâm sự. Tuy chúng ta đều biết tức giận là không tốt nên đôi khi muốn đối phó với nó, tức cần phải nhẫn vì nó có thể tránh làm tổn thương người khác, cũng là làm lợi cho mình. Nhưng “nhẫn” như thế nào mới đúng cách? Nhiều người cố đè nén cảm giác tức giận vào trong lòng và cho rằng như vậy đã là “nhẫn” rồi.
Kìm nén tức giận có thể làm tổn hại đến sức khỏe, tạo ra sự tấn công thụ động, đánh mất bản thân, vi phạm nguyên tắc sống, tổn hại đến công bằng xã hội… Ngoài ra, việc kìm nén khiến ta không thể hoặc không muốn biểu lộ sự tức giận sẽ dễ dẫn đến cao huyết áp. Trong các mối quan hệ thân thiết cũng không được tín nhiệm cao. Những người có khuynh hướng biểu lộ sự tức giận ra ngoài thì tỉ lệ cao huyết áp cũng cao hơn người thường.
Bài học về đức nhẫn nhục của tôn giả La Hầu La đệ nhất Mật hạnh
Có thể thấy, việc biểu lộ sự tức giận ra ngoài hay kìm nén nó vào bên trong đều có hại, vì thực chất cách chúng ta vẫn thường làm là nén tức giận xuống, nó vẫn tồn tại chứ chưa thực sự được hóa giải, chưa tiêu tan. Trường hợp này nguy hại ở chỗ, nó giống như quả bom nổ chậm, do có thể kìm nén lâu ngày không được giải tỏa, lúc gặp duyên đến tức điều kiện chín muồi thì sức công phá càng lớn, mức độ sát thương càng mãnh liệt hơn. Vì vậy, dễ thấy nhiều trường hợp cho rằng mình đã nhẫn nhịn nhưng các mối quan hệ vẫn không được cải thiện.
Thực chất “nhẫn” nhưng trong lòng chưa hóa giải được tức giận thì đó chưa phải là nhẫn. Ngược lại, tức giận sẽ được thể hiện ra ngoài theo nhiều cách, một trong những cách đó là “chiến tranh lạnh”. Tức khi bạn không ưa thích một ai đó, hoặc người đó trước đây xúc phạm đến mình, nay người đó đến hỏi bạn nhưng thái độ của bạn lại rất lạnh nhạt, thờ ơ, khinh khỉnh khiến người đó rất khó chịu nhưng không thể nói được ra.
Ở đây có thể hiểu bạn đang dùng sự lạnh nhạt để tấn công người đó chứ không phải đang thực hiện chữ “nhẫn”. Trường hợp này thường thấy xuất hiện ở những người phụ nữ trong gia đình. Họ là phái yếu nên không thể dùng vũ lực, họ cũng không thích cãi vã mắng mỏ người khác, vì vậy họ sử dụng phương thức “nhìn mà như không thấy”, không quan tâm, không hỏi han, không đả động gì đến đối phương để thể hiện sự tấn công bằng vũ khí “lạnh” của mình. Nếu đối phương cũng sử dụng loại vũ khí này thì hi vọng cải thiện mối quan hệ gần như bằng không. Tấn công thụ động đôi khi còn được thể hiện qua biểu hiện như nghe mà không hiểu hoặc lâu lâu mới hiểu.
Để hóa giải tức giận, có người ngủ một giấc dài, có người đi đánh chén no say, mua sắm, có người kìm nén xuống đợi cơ hội trả thù, có người viết ra giấy…tùy theo từng sở thích thói quen mà mỗi người tự tìm cho mình một cách khác nhau. Tuy nhiên, những cách đối phó này của những người bình thường chỉ là liệu pháp tạm thời, tuy có thể xả năng lượng của sự tức giận ra ngay lúc ấy, nhưng chưa giải quyết được vấn đề căn bản, chưa triệt được tận gốc của sự nóng giận. Vậy phải làm thế nào để xóa bỏ sự nóng giận để thân tâm an lạc.
>Xem thêm Video: Khất thực: một pháp tu truyền thống của đạo Phật:
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
“Người đời tranh nhau những chuyện không đâu”
Kiến thức 16:50 21/11/2024Đời này chúng ta chết rồi sẽ sanh tới cõi nào? Tôi có thể sanh về đâu? Đời sau chúng ta có nắm chắc sanh tới cõi nào hay chăng? Còn tiếp tục luân hồi hay chấm dứt luân hồi?
Làm thế nào để tạo ra phước đức bền vững?
Kiến thức 16:10 21/11/2024Người sống có phúc có đức chắc chắn sẽ an vui hạnh phúc bền lâu, nhưng quan trọng là làm thế nào để tạo ra phước đức bền vững?
Từ, bi, hỷ, xả - bốn tâm vi diệu
Kiến thức 13:12 21/11/2024Bốn tâm vô lượng này tuy riêng biệt nhưng làm nền tảng cho nhau, tương tức với nhau.
Nhớ ơn Thầy Tổ
Kiến thức 08:35 21/11/2024Chúng ta muốn tỏ lòng biết ơn người đi trước, thì không gì thiết thực hơn là phải thực hành theo ba điểm sau đây...
Xem thêm