Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU

Quả báo của lãng phí, coi thường đồ ăn

Tiết kiệm nghĩa là không bỏ đi những gì vẫn còn có thể sử dụng được. Người Việt Nam có văn hóa nhặt hạt cơm rơi để ăn chứ không bỏ. Văn hóa đó dạy ta biết bao nhiêu điều quý giá.

Audio

Mỗi hạt cơm đến được mâm cơm là đã đi qua nhiều chặng đường khó nhọc. Một hạt cơm thì rất ít ỏi nhỏ bé, nhưng chứa đựng nhiều công lao gắn theo đó. Ta yêu quý hạt cơm nghĩa là ta yêu quý tấm lòng và công lao gắn theo đó. Đạo đức chính là chỗ ta yêu quý được tấm lòng và công lao của người khác.

Tệ bạc chính là khi ta thờ ơ trước tấm lòng và công lao của người khác. Ai cũng quý công lao của mình, ai cũng thấy quan trọng tấm lòng của mình. Ta đặt mình vào tâm người sẽ hiểu điều này, thế nên, đừng phụ bạc người, đừng làm tổn thương người, ta phải biết yêu quý tấm lòng và công lao của mọi người.

Tấm lòng và công lao của người được bày tỏ trong tất cả món đồ, vật dụng, thực phẩm, tiền bạc, mà đã đến được với cuộc đời ta. Có khi ta không dùng hết, nhưng đừng dại khờ vất bỏ vì chúng vẫn còn có thể được sử dụng cho người khác, cho trường hợp khác.

Bới thùng rác tìm thức ăn là hiện tượng khá phổ biến hiện nay ở các độ thị. Ảnh: AFP

Bới thùng rác tìm thức ăn là hiện tượng khá phổ biến hiện nay ở các độ thị. Ảnh: AFP

Người biết tiết kiệm từng chút thì sẽ được luật Nhân quả đưa đến một cuộc đời không bị thiếu thốn. Còn người hay phí phạm, thấy thừa một chút là vất bỏ, sau này sẽ rơi vào tình trạng thiếu trước hụt sau. Nhất là những ai cứ vất thức ăn thừa vào thùng rác thì sẽ có lúc moi tìm thức ăn trong thùng rác trở lại.

Người dùng tiền phí phạm sai mục đích, sẽ thiếu tiền.

Người sai gia nhân thuộc hạ làm chuyện vô bổ, sẽ cô độc trơ trọi.

Người đập nhà còn tốt, sau này có lúc homeless (không có nhà cửa).

Một hình ảnh ở Venezuela. Ảnh minh hoạ, không phải là nhân vật trong bài viết.

Một hình ảnh ở Venezuela. Ảnh minh hoạ, không phải là nhân vật trong bài viết.

Người uống nước không hết bỏ dở, sau này có lúc ở sa mạc hay rơi vào tình trạng khát khô vì không có nước uống.

Người nóng lên đập phá đồ đạc, sau này tìm cái bàn, cái ghế, cái bát, cái cốc không ra.

Người đun củi cho lửa cháy phừng phừng không cần thiết, sau này thiếu thốn chất đốt…

Ngược lại, những ai tinh tế tiết kiệm mọi thứ, thì sẽ không bị thiếu thốn.

Nguồn: Trang Nghiêm Tịnh Độ

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Nhà sư luôn giúp trò nghèo và người bệnh

Phật pháp và cuộc sống 09:54 12/05/2024

Thời gian qua, ngoài thực hiện tốt công tác Phật sự, ĐĐ.Thích Huệ Trí và Ban Hộ trì Tam bảo chùa Linh Quang (xã Phú Hòa, huyện Định Quán) còn tích cực thực hiện công tác an sinh xã hội thông qua việc giúp đỡ học bổng cho học sinh; tổ chức bếp ăn từ thiện; đóng góp xây dựng công trình nông thôn…

Hương mùa hạ

Phật pháp và cuộc sống 15:49 11/05/2024

Tháng Tư. Nắng chang chang. Những rặng thông phủ trên sườn núi không ngăn nổi cái nóng gói theo trong những đợt gió Lào tới mùa lại phủ trùm xứ sở. Những buổi trưa, đường sá vắng hoe. Nắng nóng như đốt, người ta ngại chẳng muốn ra đường, cả thị trấn nhỏ vắng lặng như tờ.

Cho em lựa chọn một con đường...

Phật pháp và cuộc sống 18:30 10/05/2024

Tôi đã từng nói với em con đường tu rất đẹp và dĩ nhiên, nó đẹp bởi tâm hồn người xuất sĩ rộng mênh mông như trời cao, nhẹ nhàng như mây trắng và phẳng lặng như hồ trong.

Hội luận: Sinh nhật (6)

Phật pháp và cuộc sống 10:45 10/05/2024

Bé Ti kêu: “Ông nội chở về chỗ Đại học Thủ Dầu Một ăn cơm chay ông nội”. Và hai ông cháu có bữa tiệc sinh nhật là bữa cơm chay.

Xem thêm