Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU

Quả báo nặng nề cho các chính thể ở sự kiện 'Tam Vũ diệt Phật' bên nước Tàu

Lịch sử Trung Quốc có 4 pháp nạn diệt Phật, tức là bắt giết Tăng ni, phá hoại Chùa chiền với quy mô lớn. Điều kỳ lạ là 4 vị vua tiến hành diệt Phật này sau đó đã phải gánh chịu những hậu quả thảm khốc. Cùng nhìn lại những quả báo từ 4 sự kiện chấn động Pháp giới này.

Audio

Bốn Pháp nạn diệt Phật bên Tàu  thường được gọi là Tam Vũ diệt Phật, tức là ba  thể, triều đại họ Vũ tiêu diệt Phật giáo, và những quả báo sau đó làm cho chúng sinh tin vào nhân quả.

Quả báo của Thái Vũ Đế diệt Phật

Sau khi vương triều Tây Tấn diệt vong, các du mục dân tộc thiểu số ở phương bắc như: Hung Nô, Tiên Ti, Hạc, Thị, Khương v.v... giành giật chiếm lĩnh vùng Trung Nguyên, mở ra những cuộc chinh chiến liên tục, không dứt. Do quan hệ chủng tộc và văn hóa, các dân tộc thiểu số này phần đông đều rất tín ngưỡng Phật giáo, họ mời các vị Ðại sư, Cao Tăng từ Trung Á đến phong làm Quốc Sư. Tạo điều kiện thuận lợi cho Chùa chiền cũng như ủng hộ tăng lữ. Từ đó thúc đẩy Phật giáo tại phương Bắc Trung Quốc được truyền bá nhanh chóng và mạnh mẽ.

Phật giáo không ngừng hưng thịnh khiến cho giữa Phật giáo và Ðạo Giáo phát sinh xung đột nghiêm trọng. Ðạo giáo lúc bấy giờ luôn bị lu mờ. Nhưng tình huống này đến đầu triều Bắc Ngụy thì đã có sự biển chuyển. Thời đó, có Ðạo sĩ Khấu Hạo, ông ta rút ra bài học kinh nghiệm thành công từ Phật giáo, sau đó đối với giáo nghĩa, giới nghi, tổ chức v.v... tiến hành 1 cách tân lớn cho Ðạo giáo, làm ảnh hưởng, tác động lớn đến vua chúa quan lại.

Thừa tướng Thôi Hạo hết lòng tin theo Ðạo giáo, ông ta quan hệ qua lại mật thiết với Ðạo sĩ Khấu Hạo để cùng nhau tính kế đẩy lùi địa vị Phật giáo trong xã hội.Vua Bắc Ngụy Thái Vũ Ðế Thác Bạt Đảo (CN 423 – 451 tại vị) là vik vua của triều Bắc Ngụy tôn sùng võ công, đã từng phát động nhiều trận chiến tranh chinh phạt. Do đương thời Phật giáo thịnh hành, người xuất gia rất nhiều, khiến cho lực lượng sản xuất quốc gia giảm đi nghiêm trọng đồng thời đời sống binh sĩ thiếu nguồn cung cấp lương thực. Vì vậy, vào năm 438 Thái Vũ Ðế hạ chiếu lệnh tăng lữ dưới 50 tuổi phải hoàn tục làm dân. Năm kế tiếp, do kiến nghị của thừa tướng Thôi Hạo, Thái Võ Ðế mạnh mẽ tuyên bố tin thờ Ðạo Giáo và đổi niên hiệu là “Thái Bình Chân Quân”, phong Ðại Sĩ Khấu Hạo làm Quốc Sư. Từ đó, bắt đầu cho một trận diệt Phật với quy mô lớn.

Ít lâu sau vụ diệt Phật đình đám này, Thái Võ Đế bị chính hoạn quan tâm phúc Tông Ái đầu độc chết thảm khốc.

Quả báo Bắc Chu Vũ Đế diệt Phật

Bắc Chu Vũ Ðế Vũ Văn Ung (560-578 tại vị) là vị vua đã có cống hiến rất lớn cho sự nghiệp thống nhất đất nước Trung Quốc. Lúc vua vừa kế vị thì cũng giống như những triều đại trước, đề xướng hoằng bá rộng rãi Phật giáo, tán thán ca ngợi Tăng đồ. Nhưng trị vì được khoảng thời gian dài, vua chuyển tâm tín ngưỡng nho giáo. Vua cho rằng chỉ có Nho giáo mới cung cấp chính sách trị quốc tốt, còn chùa chiền Phật giáo thì tích góp của cải vật chất, tranh dành lòng dân với đất nước, rất nguy hại đến sự ngôi vị thiên tử của mình. Năm 567, một vị Sa môn đã hoàn tục tên là Vệ Nguyên Tung dâng sớ lên hoàng đế kiến nghị giảm chùa chiền và số lượng tăng chúng và được Chu Vũ Ðế tỏ ý khen ngợi.

Ðể được công chúng dư luận đồng tình ủng hộ, vua Võ Ðế đã 7 lần triệu tập cả trăm quan lại văn võ cùng các nhân vật lãnh đạo của 3 đạo giáo Nho – Phật – Ðạo biện luận để tranh ngôi thứ tự trước sau trong xã hội.

Năm 568, để biểu thị nhà vua đối với Nho giáo có phần chú trọng, Chu Vũ Ðế đã đích thân giảng “Lễ Ký” kinh điển của Nho gia trước quần thần, Sa môn, Ðạo sĩ. Nhưng do vì tư tưởng và thế lực của Phật giáo, Ðạo giáo đã cắm sâu gốc rễ vào lòng dân nên không dễ gì lung lay, nên qua bao lần tam giáo biện luận trong kế hoạch của Vua nhưng vẫn không có kết quả làm vừa ý, do vậy vua không thể không dùng 1 số biện pháp kiên quyết.

Vào tháng 3 năm 574, Ðạo sĩ Trương Tân và Tăng sĩ Trí Huyền đã mở ra cuộc tranh luận kịch kiệt từ trước chưa bao giờ có ngay trước mặt Châu Võ Ðế. Tranh luận này đủ để Vua thừa cơ hội hạ quyết tâm diệt 2 tôn giáo này.

Sáng sớm hôm sau, Vua lập tức hạ chiếu diệt sạch 2 đạo Phật giáo và Ðạo giáo. Tất cả Sa môn, đạo sĩ đều phải hoàn tục, chùa chiền, tài sản đều phân phát hết cho thần dân. Chiếu chỉ vừa ban xong, trong cung thành phát động mạnh mẽ phong trào”diệt Phật”, “diệt Ðạo”.

Có thể nói, lần này Phật giáo gặp phải sự đả kích tương đối nghiêm trọng hơn so với Ðạo giáo. Tháng giêng năm 577, Chu Vũ Ðế cầm binh vây đánh vào thành của nước Bội, đè bẹp chính quyền Bắc Tề. Ngay lập tức, Vua hạ lệnh triệu tập hơn 500 tăng lữ thành Bồi vào trong cung nội nghe Vua giảng giải về điều tốt xấu, mạnh yếu giữa đạo Phật và Nho giáo, đồng thời hạ lệnh diệt Phật toàn vùng trung nguyên Bắc Tề.

Căn cứ sử Phật giáo ghi lại, lúc đó hơn 500 vị tăng đều yên lặng không nói 1 lời, cuối đầu rơi lệ. Sau đó, cũng có rất nhiều tăng sĩ đứng ra cùng vua biện luận sự lợi ích được mất của chính sách diệt Phật nhưng hoàn toàn không có hiệu quả gì. Pháp lệnh diệt Phật trong những năm Chu Vũ Ðế trị vì phải nói là được thực hiện rất triệt để.

Mặc dù có công tiêu diệt quyền thần Vũ Văn Hộ, thu lại quyền chính, nhưng Vũ Văn Ung cũng bị Vũ Văn Hộ cho uống thuốc độc ngấm chậm qua mỗi bữa ăn, và lăn đùng ra chết trong chiến dịch đánh Trần, quyền chính bị Dương Kiên thao túng.

Quả báo Đường Vũ Tông diệt Phật

Trước lúc Ðường Vũ Tông kế vị, Ðường Kính Tông, Văn Tông đã bắt đầu có sự kiện đào thảy tăng ni, cấm xây cất tự viện. Sau khi Võ Tông kế vị, liền mời đạo sĩ Triều Quy Chân vào cung và một mực tin theo lời của ông ta. Tể tướng Lý Ðức Dụ cũng viết sớ trình tấu chỉ trích Phật giáo là nguy hại của quốc gia cần nên tiêu diệt. Vũ Tông tánh khí vốn nóng nảy, quyết đoán, nên sau khi nghe nhiều phản ánh từ các quan thần thân cận liền hạ chiếu diệt Phật vào niên hiệu Hội Xương thứ 5 (CN 845). Chiếu lệnh quy định 2 vùng Trường An, Lạc Dương mỗi no8i chỉ giử lại 2 ngôi tự viện, mỗi chùa chỉ cư trú tu tập 30 vị. Ngoài ra các tỉnh thành khác trong nước mỗi nơi chỉ giữ lại 1 ngôi chùa, tăng chúng tu trì chỉ từ 5 đến 20 vị. Còn lại các chùa tự, tịnh thất, am tranh tất đều bị tháo dỡ. Tài sản, ruộng vườn đất đai của chùa đều bị tịch thâu, tăng ni hoàn tục, các tượng Phật đúc bằng đồng cho đến đại hồng chung, chuông, khánh v.v.v... đều bị nấu đúc thành tiền đoàng.

Theo chính sử, lần diệt Phật này, gồm có hơn 4600 ngôi chùa bị tháo dỡ, khoảng 64 ngàn tăng ni hoàn tục, tịch thu mấy trăm ngàn mẫu đất ruộng canh tác. Mãi đến thời kỳ Ngũ Ðại, khắp nơi vẫn còn thấy dấu tích “Võ Tông diệt Phật”.

Lúc bấy giờ có vị tăng pháp hiệu Viên Nhân người Nhật, đúng lúc đến Trung Quốc thỉnh kinh cầu pháp. Ngài đã chứng kiến sự kiện diệt Phật của vua Vũ Tông. Sau khi về nước, Ngài đã viết cuốn “Nhập Ðường cầu pháp tuần lễ hành ký”, tường tận ghi lại suốt lộ trình những gì tai nghe mắt thấy, phản ánh chính sách diệt Phật của Ðường Vũ Tông quá khắc nghiệt. Do niên hiệu Ðường Vũ Tông trị vì là “Hội Xương” nên sự kiện diệt Phật của ông ta được các nhà viết sử Phật giáo Trung Quốc xưng là “Pháp nạn Hội Xương”.

Vũ Tông tin theo các thuật luyện đan, lĩnh dược của Đạo giáo từ chì và thủy ngân, nên uống vô người mong trường sinh bất lão. Kết quả là mắc bệnh nan y, bại liệt câm điếc trong những năm cuối đời.

Quả báo hậu Chu Thế Tông diệt Phật

“Pháp nạn Hội Xương” là bước ngoặc lịch sử trong sự nghiệp phát triển Phật giáo Trung Quốc. Từ đó trở đi, Phật giáo tại Trung Quốc bắt đầu từ hưng thịnh chuyển qua giai đoạn suy yếu.

Sau khi Ðường Võ Tông băng hà, Phật giáo lại một lần nữa được phục hồi sôi nổi sinh động lại, nhưng vẫn không thể trở về đỉnh cực thịnh như lúc trước. Dù sao, Phật giáo cũng đã quá vững vàng, kiên cố với vị trí là 1 trong 3 tôn giáo lớn nhất của Trung Quốc.

Vào những năm loạn lạc vào của cuối đời Ðường và thời Ngũ đại, Phật giáo đã có những bước hồi phục rõ nét, rồi lại thêm 1 lần xảy ra mâu thuẫn với chính quyền phong kiến nên cuối cùng đã dẫn đến lần pháp nạn thứ 4 vào thời Ngũ đại Hậu Châu dưới chính sách diệt Phật của Vua Chu Thế Tông Sài Vinh (954-959 tại vị).

Vua Hậu Chu Thế Tông Sài Vinh bắt đầu mở chiến dịch diệt Phật vào tháng 4 năm 955. Chiếu lệnh diệt Phật quy định: Từ nay không cho phép tự ý độ tăng ni. Trong nhà nếu cha mẹ không người nuôi dưỡng thì không được xuất gia.

Phần lớn tự viện, tịnh xá bị đình chỉ cấm xây cất và bị đập bỏ. Chỉ trong vòng năm này, số lượng chùa bị đập hủy là 3.336 ngôi, còn lại khoảng 2.694 ngôi. Một số lượng lớn tượng Phật đồng nấu đúc thành đồng tiền. Phật giáo Trung Quốc một lần nữa lại bị rơi vào sự hủy diệt trầm trọng.

Hậu Chu Thế Tông lâm bệnh chết đột tử năm 38 tuổi, sau 6 năm trị vì, để lại giang sơn cho cháu là Sài Tông Huấn 7 tuổi.

Ít lâu sau, viên tướng dưới quyền mà Thế Tông hết sức tin tưởng là Triệu Khuông Dẫn dựng nên cái gọi là binh biến Trần Kiều, về đoạt ngôi nhà Hậu Chu, lập ra nhà Tống, nhà Hậu Chu diệt vong.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Phật dạy tu thiền định cốt để buông xả các niệm tạp loạn

Nghiên cứu 09:36 21/05/2024

Phật dạy tu thiền định cốt để buông xả các niệm tạp loạn, tâm lặng lẽ thanh tịnh. Theo kinh Nguyên thủy Phật dạy Bát chánh đạo, trong Bát chánh đạo từ Chánh kiến cho tới cuối cùng là Chánh định. Theo kinh Đại thừa Phật dạy Lục độ, thứ nhất là bố thí tới thứ năm là thiền định, thứ sáu là trí tuệ.

Tâm thế nào nhìn ra thế ấy

Nghiên cứu 17:00 20/05/2024

Một hôm, Tô Đông Pha đến chùa Kim Sơn chơi với Thiền sư Phật Ấn cả ngày. Hai người đối nhau luận Thiền, Đông Pha hỏi Phật Ấn: Ngài thấy tôi thế nào?

Chim két chết có xá lợi

Nghiên cứu 14:00 19/05/2024

Vào năm 1987, con chim két này bị người ta đem từ Lạc Sơn tỉnh Tứ Xuyên đến Bao Đầu, bởi vì miệng nó ngu không biết nói, lại không thuần phục, lại hay dùng mỏ mổ người ta. Vì thế nó trở thành kẻ khó ưa. Sau đó người ta chuyển nó cho nhà cư sĩ Vương nuôi.

Trong cõi vô thường

Nghiên cứu 07:19 19/05/2024

Xóm là xóm tha phương, ý mọi người nói là do đủ mọi nơi tìm đến đây sinh sống, lập nghiệp mà tạo ra xóm. Con đường đất cũng cong queo, theo cách cất nhà cái nhô ra cái trồi vào, thấm thía câu nói của Lỗ Tấn: “Khi xưa có đường đâu, người ta đi thét mà thành đó thôi”.

Xem thêm