Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ sáu, 15/09/2023, 08:34 AM

Quả báo của việc mua bán thịt động vật sống

Ngô tiên sinh là Hoa kiều ở Thái Lan, là thương nhân thu mua thổ sản. Do nguồn vốn ít, nên chỉ có thể mua liền bán ngay, vì vậy lợi nhuận không nhiều. Gần đây, có người giới thiệu ông thu mua rắn mối, lợi nhuận rất cao. Nhưng Ngô tiên sinh chỉ làm có ba tháng thì không chịu làm nữa.

Bạn bè đều tiếc thay cho ông, gặp công việc kinh doanh có lời cao mà không chịu tiếp tục, lại cam tâm đi làm những việc kiếm lời ít ỏi như thu mua hành tỏi. Thế nhưng Ngô tiên sinh vẫn không hề cảm thấy tiếc, ắt hẳn ông có nguyên nhân gì đó?

Vì sao thu mua rắn mối lợi nhuận rất cao? Thế thì phải bàn từ món “Rượu tắc kè đại bổ”. Trong bản thảo của danh y Lý Thời Trân ngày xưa có viết: “Tắc kè bổ phế, ích khí, bổ thận, ích tinh huyết, định suyễn, ngưng ho”. Đông y trị đàm suyễn đều dùng tắc kè làm thuốc chính, nhân đó mặt hàng dễ bán trên thị trường là rượu tắc kè đại bổ.

Ảnh minh hoạ.

Ảnh minh hoạ.

Tắc kè được mua về bào chế với thuốc và ngâm rượu, nhu cầu ngày càng tăng. Tắc kè bị bắt quá mức hầu như sắp tuyệt chủng. Thế là hiệu thuốc bèn dùng rắn mối thay thế cho tắc kè. Bây giờ ở Trung Quốc rắn mối bị bắt cũng gần như tuyệt chủng. Cho nên nhà thuốc bèn chuyển hướng thu mua rắn mối ở Thái Lan.

Nông dân miền đông bắc Thái Lan những lúc rảnh vụ mùa thì xúm nhau đi bắt rắn mối để gia tăng thu nhập. Có người thậm chí bỏ luôn nghề nông, chuyển sang nghề bắt rắn mối làm giàu, trong đó có nhà Tố Vượng điển hình.

Gia đình Tố Vượng gồm hai vợ chồng và một đứa con, ngày xưa rất nghèo, phải đi thuê ruộng mà làm. Nhưng kể từ khi chuyển qua nghề bắt rắn mối rồi thì trong vòng ba năm ngắn ngủi, họ đã có hơn mười mấy mẫu đất, còn mua được một xe vận tải nhỏ. Có lợi nhuận nồng hậu như vậy, dân làng thấy đều ham. Thế là phong trào bắt rắn mối dâng cao như thủy triều.

Nhưng mà nông dân mỗi ngày có bắt nhiều lắm cũng chỉ được hơn mười con rắn mối. Trong khi Tố Vượng giàu có thấy rõ, y còn có tiền gởi ngân hàng. Bởi vì ngoài việc tự bắt rắn mối ra, Tố Vượng còn thu mua rắn mối sống của dân làng bắt được đem về sấy khô, sau đó mới bán đi. Số rắn mối chết trong tay gia đình Tố Vượng ước tính có tới mấy trăm.

Có hai nguyên nhân thúc đẩy Ngô tiên sinh bỏ nghề thu mua rắn mối:

Nguyên nhân thứ nhất: Hôm nọ, Ngô tiên sinh tình cờ đi ngang qua nhà Tố Vượng, chứng kiến cảnh Tố Vượng làm rắn mối khô. Rắn mối sống được y bắt và thu mua đem về, sau đó dùng dao mổ bụng, moi nội tạng nó….Nhưng lúc này rắn mối vẫn chưa chết, Tố Vượng mới dùng que tre vót nhọn đâm xuyên qua miện nó thẳng tới đuôi, khiến nó không ngừng đau đớn giẫy dụa, nó chết mà đôi mắt nó mở to nhìn trừng trừng vào người giết nó. Sau đó, Tố Vượng mới đem rắn mối đi phơi nắng.

Khi Ngô tiên sinh chứng kiến trực tiếp cảnh tàn nhẫn này, ông không khỏi rùng mình bèn quay đầu đi thẳng, không dám ngó lại nữa.

Nguyên nhân thứ hai: Vào tháng ba năm nọ, nước Thái Lan hàng năm có lễ tát nước, toàn quốc đều được vui chơi. Hôm đó, Ngô tiên sinh từ Thai mai (Chiangmai) về Băng Cốc. Khi qua con đường đèo vùng núi, ông chứng kiến cảnh một tai nạn bi thảm. Chiếc xe vận tải nhỏ bị lật nhào xuống vực sâu ven lộ, hiện trường có ba người chết, đó là gia đình Tố Vượng, gồm hai vợ chồng và đứa con trai.

Hôm đó, mặc dù là lễ tát nước, nhưng Tố Vượng vẫn không nghỉ làm, tiếp tục lái xe đi thu mua rắn mối. Kết quả cả nhà bị tai nạn ngay trên đường đèo, xe hàng hóa lật nhào xuống vực sâu. Vợ con Tố Vượng bay ra khỏi xe, chết không toàn thây. Lúc chết, mắt vẫn còn giương to, trợn trừng, giống như đôi mắt con rắn mối lúc chết vậy. Càng kinh khủng đến không dám nhìn, đó là bản thân Tố Vượng, y từ trong xe bay ra nhanh như đạn bắn, không nghiêng không lệch lại nhè rơi xuống đúng ngay cọc cây trúc nhọn mà công nhân sửa đường vừa chặt phía vực sâu ven đường. Tố Vượng bị cây xuyên thẳng qua miệng tới hậu môn, thảm trạng giống y chang cảnh Ngô tiên sinh từng chứng kiến y sát hại rắn mối.

Do được tận cảnh chứng kiến thảm cảnh cả nhà Tố Vượng chết quá thê thảm, quá kinh khiếp, ông sợ đến nổi gai ốc cả người, chỉ biết buột miệng nói: “Báo ứng! Đúng là báo ứng!”. Từ đó ông mới bỏ hẳn nghề liên quan đến mua bán động vật.

Trích "Báo ứng hiện đời tập 1" - Cư sĩ Quả Khanh biên soạn; Hạnh Đoan dịch.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Thiền sư Vạn Hạnh: Như sương trên cỏ, thịnh suy tĩnh lòng

Tư liệu 11:13 15/11/2024

Thiền sư Vạn Hạnh là người rất chăm chỉ đèn sách, “học hỏi không biết mệt” (TUTA). Sau khi Thiền Ông tịch diệt, ông đã chuyên tâm tu về các loại thiền, đặc biệt là tập kinh Tổng trì tam ma địa, lấy đó làm sự nghiệp.

Cuộc đời vô thường, bướm hoa chỉ là huyền ảo

Tư liệu 09:46 14/11/2024

Sự sống và cái chết, sinh lão bệnh tử là sự tuần hoàn không thể thay đổi được của quy luật tự nhiên, là lẽ thường ai cũng phải trải qua. Quan niệm cuộc đời là huyễn ảo một lần nữa được đề cập tới trong bài kệ “Thị tật” - “Dạy khi có bệnh” của Thiền sư Giác Hải khi răn dạy đệ tử.

Tất cả các pháp đều từ tâm sinh

Tư liệu 13:19 13/11/2024

Trong bài kệ cho đệ tử Cảm Thành, Thiền sư Vô Ngôn Thông mong muốn đệ tử giác ngộ vô thường và nhận biết cái chân thật để từ đó tùy căn cơ mà chú tâm vào việc truyền dạy Phật pháp.

Tâm thiền bình an trong tuyệt tác “Ngư nhàn” của Thiền sư Không Lộ

Tư liệu 09:36 13/11/2024

Thiền sư Không Lộ là một hiện tượng thi ca độc đáo trong dòng thơ thiền Việt Nam. Bài thơ “Ngư nhàn” – “Cái nhàn của ngư ông” được giới chuyên môn đánh giá là sự cất cánh của một tâm hồn thi sĩ.

Xem thêm