Quả báo nhãn tiền vì lòng tham
Khi chúng ta nhìn thấy ai đó gieo hạt dưa thì tự biết rằng sẽ cho họ quả ngọt, hoặc nếu họ gieo hạt ớt thì dù chưa đến kỳ trái chín ta cũng đã biết người đó sẽ thu về quả cay, ngay tự thân ta tạo ra kết quả cũng không ngoại lệ.
Phật xưa đã dạy: “Nhân 因 và quả 果 là lẽ tự nhiên. Nhân quả không phải Phật chế, nhân quả không do Thượng đế tạo ra”.
Dù người có tôn giáo hay không theo một tôn giáo nào, vẫn tin rằng hễ làm lành thì kết quả lành, làm xấu thì nhận quả xấu. Ngày nay đến các chùa, hoặc trên băng đĩa những lời ấy chư Tăng đã nhắc đi nhắc lại hoài qua những thời thuyết giảng.
Trên thế giới xưa nay tốn không biết bao nhiêu là giấy mực để ghi chép lại những chuyện nhân quả báo ứng để cho người đời xem đó mà làm lành lánh dữ, nhưng trước mắt cái lợi thu về quá lớn đã làm cho họ mờ mắt để đến khi quả báo đã tới thì họ đành chấp nhận chứ cái lợi kia nhất quyét không buông! Bỡi vô minh nên cũng không biết rằng “Tự ta gieo tai hoạ cho ta”.
Ác giả ác báo: Kết cục bi thảm của gian thần Ngụy Trung Hiền
Thế nên Phật còn dạy “Người trí sợ nhân, kẻ ngu sợ quả" bởi người có trí hiểu biết đâu có gây cái nhân, mà không gây cái nhân thì làm gì có cái quả. Sau đây là câu chuyện quả báo tôi biết được mà ghi ra để mọi người đọc và suy gẫm.
Mấy mươi năm định cư nước ngoài, bác cư sĩ nọ một đời tín tâm quy y theo Phật, ngoài tụng Kinh niệm Phật, bác thường xuyên phát tâm hoan hỷ cúng dường Tam Bảo, gặp ai khó khăn bác cũng giúp nên con cháu của bác ai ai cũng thành đạt, cuộc sống luôn bình yên.
Giờ đây mái tóc cũng đã điểm sương, bác mới có dịp trở về thăm quê hương đất mẹ nơi sinh ra và nuôi bác khôn lớn. Sau những chuyến đi từ thiện giúp người, hỗ trợ bà con nghèo các nơi, cùng với ông bạn cũ chí thân từ thời còn trai trẻ, nhờ chú ấy đưa bác ghé thăm và đảnh lễ Tam Bảo trong ngôi chùa quê đã xuống cấp.
Trước khi trở lại định cư nước ngoài, bác nhờ chú ấy đứng tên mua một thuở ruộng rồi bỏ vốn giao cho chú đó ở tại quê hương canh tác, mỗi mùa chú được ăn chia theo tỷ lệ thu hoạch đã thỏa thuận với bác, phần lúa còn lại bác nhờ chú ấy đem cúng dường cho ngôi chùa đó để cùng nhau bồi công tạo phước, tâm nguyện và việc làm ấy bác với chú kia cũng chỉ một vài người nữa biết thôi.
Nhưng ở đời không phải ai cũng như mình nghĩ, bỡi người đạo tâm thì ít, mà kẻ tham thì nhiều. Khi từ giã quê hương bác giao trọn quyền hành cho chú nọ, thế nhưng khi thu hoạch những mùa đầu chú chọn lúa tốt cho phần mình, lúa xấu đem cúng cho chùa. Dần dần về những mùa lúa sau chú không còn mang qua cúng cho chùa nữa.
'Ác giả ác báo' trong kinh Bốn Mươi Hai Chương
Nhờ mua đúng thửa ruộng tốt, nhờ kinh nghiệm canh tác giỏi nên mỗi năm thu hoạch sản lượng càng tăng khiến cho gia đình chú ấy cuộc sống ngày càng sung túc hơn. Qua mấy năm bán nhiều lúa, ngoài sắm sửa trong nhà trong cữa chú còn góp tích số tiền cũng khá, bác kia từ nước ngoài nghe tin bèn gọi về nhắc nhở, chú vẫn bỏ ngoài tai.
Nhưng quy luật xưa nay hễ có nhân thì ắt phải có quả như đã nói trên, vợ và các con chú đang khỏe mạnh tự dưng lần lượt từng người đổ bệnh, bệnh từ nhẹ lần lần chuyển qua nặng, bác sĩ nào hay cũng đến, lương y nào giỏi cũng tìm, thuốc đắt mấy cũng phải mua, những đồ đạt trước chú mua sắm trong nhà rồi cũng lần lần bán hết mà bệnh mỗi ngày một tăng, từ một người ngày ngày siêng năng với đồng ruộng, giờ đây chú phải lo nuôi bệnh cho vợ và các con từ bệnh viện ỉnth lên đến bệnh viện thành, ban đầu từ mượn trong họ hàng sau cùng buộc lòng phải đi vay tiền góp, căn nhà đang ở giờ chú cũng phải bán để trả lãi và mua thuốc men cho cả nhà, nhưng rồi trải qua những năm dài đau bệnh vợ và các con cũng lần lượt từng người bỏ chú mà đoàn tụ với ông bà ở bên kia thế giới, giờ còn lại mình chú đơn độc trong căn chòi tranh rách nát trên vũng đất hoang cuối làng, với cơ thể khập khiễn, gầy gò, đen điu, tiều tụy sau cơn khủng hoảng và đột quỵ
Vì nhu cầu thiết yếu nên tới đâu thì tới, chứ đám ruộng của bác kia chú cũng phải bán để trả lãi nợ nần, cho cái ăn, viên thuốc…
Chú mong được chết, nhưng cái Quả không lành từ lòng tham mà chú tạo nó không cho chú chết, chú phải sống để cảm nhận những gì mình đã làm, khi ngộ ra thì chú không còn đâu sức khỏe và tâm trí để chú sám hối.
Ngoài nhà cữa gia đình vợ con không còn nữa, đám ruộng của bác kia thì chú cũng đã bán mất, nhưng cái nợ lớn với Tam bảo (Phật Pháp Tăng ), với thần linh…chú vẫn mãi mãi còn, không những trong kiếp này và nhiều kiếp kế tiếp ……
Thế nên cổ nhân có dạy:
善 有 善 報,惡 有 善 報
若 還 不 報 時 時 未 到
Thiện hữu thiện báo, Ác hữu ác báo
Nhược hoàn bất báo, thời thời vị đáo
Nghĩa là:
Có thiện thì thiện báo, có ác thì ác báo
Bây giờ chưa thấy báo là vì chưa đến.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Luận bàn hai chữ “Cuộc đời” trong bài kệ của Thiền sư Pháp Loa
Tư liệu 13:32 21/11/2024“Cuộc đời của mỗi con người chỉ như một giấc chiêm bao – vô thường. Nếu không có hiểu biết, không tìm thấy cái ta chân thật, thì dù làm bao nhiêu việc cũng chỉ là làm mộng, bao nhiêu cái biết, cũng chỉ là cái biết hư vọng”.
Mối quan hệ giữa đời sống và việc tu hành của Phật hoàng Trần Nhân Tông
Tư liệu 14:05 20/11/2024Phật hoàng Trần Nhân Tông luôn nhấn mạnh quan niệm tiến bộ của Phật giáo Đại Việt rằng “Phật giáo là cuộc sống, không có sự cách li, phân biệt, bởi vì Phật giáo là gì nếu không phải đó là một quá trình đi tìm chân lý.
Tiếc là con người chỉ có hai tay
Tư liệu 08:20 19/11/2024Ngày xửa ngày xưa, có một cô gái đến tuổi gả chồng, có hai gia đình Đông gia và Tây gia cùng đến cầu thân.
Bay qua miền hạnh phúc
Tư liệu 17:30 18/11/2024Phật pháp chính là diệu pháp, đã chắp cho tôi đôi cánh, giúp tôi bay lên cao, ra khỏi vực thẳm tuyệt vọng, đi đến miền hạnh phúc…Tôi xin cảm tạ Chư Phật Bồ Tát, cảm tạ tất cả những thiện hữu đã nhọc nhằn tâm lực, công sức vì tôi.
Xem thêm