Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ ba, 01/09/2020, 08:03 AM

Ác giả ác báo: Kết cục bi thảm của gian thần Ngụy Trung Hiền

Ngụy Trung Hiền (1568 - 1627) nguyên tên là Ngụy Tiến Trung, là người Túc Ninh, tỉnh Hà Bắc, là một hoạn quan vào cuối triều nhà Minh.

Thời trẻ, Trung Hiền vốn là một kẻ vô lại, ham mê đánh bạc, ăn chơi trác táng. Vì thua tiền, bị đòi nợ, hắn phải trốn chui trốn lủi không còn đường sống, bèn phải tự thiến để vào cung, làm một tiểu hoạn quan.

Tiến Trung nương dựa vào làm thủ hạ của vú nuôi vua Hy Tông là Khách thị (客氏), lời nói nịnh nọt nên rất được Khách thị thương yêu. Sau khi Hy Tông lên ngôi năm 15 tuổi, phong Khách thị làm Phụng thánh phu nhân, Ngụy Trung Hiền được thơm lây, được cho làm chức Bỉnh bút Thái giám đứng đầu 24 nha hoạn quan, được ở gần hầu cận Hoàng đế, phê đáp tấu chương, truyền đạt thánh chỉ. Ngụy Trung Hiền tuy là kẻ mù chữ nhưng đã được Khách thị nâng đỡ, nên mới được chức vụ quan trọng này, nay được vua Hy Tông ban cho hai chữ Trung Hiền thì quyền hành ngang ngửa với Tể tướng, mặc dù nhà Minh đã bãi bỏ chức vụ này từ lâu.

Ác giả ác báo: Kết cục bi thảm của gian thần Dương Tố triều nhà Tùy

Ngụy Trung Hiền (1568 - 1627) nguyên tên là Ngụy Tiến Trung, là người Túc Ninh, tỉnh Hà Bắc, là một hoạn quan vào cuối triều nhà Minh.

Ngụy Trung Hiền (1568 - 1627) nguyên tên là Ngụy Tiến Trung, là người Túc Ninh, tỉnh Hà Bắc, là một hoạn quan vào cuối triều nhà Minh.

Năm 1589, Trung Hiền vào cung cấu kết với Khách Thị là nhũ mẫu của Hoàng đế Hy Tông, bắt đầu “một bước lên mây”, trở thành một trong những hoạn quan chuyên quyền nổi tiếng lịch sử. Khi Hy Tông lên ngôi, Ngụy Trung Hiền được tín nhiệm, bèn câu kết với Khách Thị, bài trừ những người đối lập, kéo bè kết phái.

Năm Thiên Khải thứ 3 (1623) Ngụy Trung Hiền kiêm luôn việc trông coi Đông xưởng là cơ quan đặc vụ của triều đình, thế lực ngày càng mạnh. Nội các của triều đình đều là tay chân của Ngụy Trung Hiền, bọn họ tranh nhau gọi ông là cha, là ông nội, tự xưng mình là con nuôi, cháu nuôi. Nhân vật trọng yếu của đảng hoạn quan Ngụy Trung Hiền là Ngũ hổ (5 con hổ), Ngũ bưu (5 con hổ con), Thập cẩu (10 con chó), Thập hài nhi (10 đứa bé), Tứ thập tôn (40 đứa cháu)... Năm Thiên Khải thứ 5 (1625) nổi lên vụ án oan lớn bắt giết người của đảng Đông Lâm là Dương Liên, làm cho dân chúng nổi dậy ở khắp nơi Giang Âm, Tô Châu...

Năm Thiên Khải thứ 6 (1626), một tuần phủ Triết Giang đã là người đầu tiên đề xướng lập sinh từ cho Ngụy Trung Hiền, tiếp theo các nơi đều bắt chước nên sinh từ có khắp cả nước. Bên trong từ đường thờ tượng của Ngụy Trung Hiền, ai đi qua cũng phải lạy 5 lạy, hô to cửu bách tuế. Ngụy Trung Hiền tự xưng là Cửu bách tuế. Nội các thảo ra các chỉ dụ, đồng xưng là Trẫm và Xưởng thần. Lại có người đề nghị xếp Ngụy Trung Hiền là bậc thánh nhân tôn lên ngang hàng với Khổng Tử, cho rằng ông cống hiến còn cao hơn cả Mạnh Tử. Khắp Trung Quốc dấy lên phong trào trung thành với một gia nô của Hoàng đế, từ đó có thể thấy tình hình chính trị cuối đời Minh thối nát như thế nào.

Hình ảnh Ngụy Trung Hiền trên phim truyền hình Trung Quốc.

Hình ảnh Ngụy Trung Hiền trên phim truyền hình Trung Quốc.

Ác giả ác báo là có căn cứ khoa học

Ngụy Trung Hiền lộng quyền triều chính, giết hại người đối lập đến nỗi mà người ta “chỉ biết đến Ngụy Trung Hiền chứ không biết đến Hoàng thượng”. Tháng 8 năm 1627 Chu Do Kiểm lên ngôi tức Minh Tư Tông, biếm Khách thi xuống, phế truất Ngụy Trung Hiền, đày đến giữ mộ ở đất Phụng Dương, được nửa đường thì có lệnh truy bắt lại. Ngụy Trung Hiền sợ tội, thắt cổ chết. Bọn Yêm đảng đều bị trừng trị nhưng vẫn còn những mầm mống sót lại, sau này xàm tấu hại chết Viên Sùng Hoán, giúp quân Thanh đánh chiếm được Trung Quốc.

Ngụy Trung Hiền lũng đoạn triều đình

Đời Minh không có chức Tể tướng mà thay vào đó là cơ quan Nội các thay quyền Tể tướng. Ngụy Trung Hiền khống chế việc triều chính, nắm lấy các đại quyền trong cung và còn đưa các tay chân thân tín vào nắm lấy Nội các. Các quan trong triều người thì bái lạy Ngụy Trung Hiền để được thăng quan, lên đến "Thủ phụ" (Thủ: đứng đầu, Phụ: quan lớn) hoặc "Nội các đại học sĩ". Thậm chí có người tự xưng là thân thích với Ngụy Trung Hiền vì cùng họ Phùng với vợ trước đây của ông ta nên cũng được làm quan. Những ai không theo phe cánh Ngụy Trung Hiền đều bị loại trừ dần ra khỏi Nội các. Nội các triều Minh biến thành cơ quan riêng của nhà họ Ngụy. Các quan viên tranh nhau đến kết bái Ngụy gia để được làm con nuôi, cháu nội nuôi. Như vậy, từ Nội các, Lục bộ cho đến Tổng đốc, Tuần phủ các nơi đều là phe đảng, vây cánh của họ Ngụy, quyền hành lớn trong ngoài có thể nói đều ở trong tay Ngụy Trung Hiền cả. Ngụy Trung Hiền còn có năm người con nuôi là: Thôi Trình Tú (Thượng thư bộ binh); Hứa Hiển Đồn (Chấn phủ tư Đông xưởng); Khách Quang Tiên (客光先) (Thiên hộ cẩm y vệ); và còn 2 người con nuôi nữa một là Điền Nhị Canh còn một người không rõ tên. Tất cả đều được Ngụy Trung Hiền sử dụng làm tay sai để tiêu diệt phái Đông Lâm.

Cuối đời: Sau khi hoàng đế Hy Tông chết, Ngụy Trung Hiền bị tước hết chức vị và bị đuổi khỏi cung. Ba ngày sau, người ta đã phát hiện xác Ngụy Trung Hiền ở nhà của hắn.

Cuối đời: Sau khi hoàng đế Hy Tông chết, Ngụy Trung Hiền bị tước hết chức vị và bị đuổi khỏi cung. Ba ngày sau, người ta đã phát hiện xác Ngụy Trung Hiền ở nhà của hắn.

Ác giả ác báo: Kết cục bi thảm của Đổng Trác triều nhà Hán

Ngụy Trung Hiền với hai vụ án oan chấn động

Ngụy Trung Hiền tuy là người mù chữ nhưng là người lắm mưu kế, nhiều thủ đoạn. Các hoạn quan Ngụy Triều, Vương An, những người đã từng tiến dẫn Ngụy Trung Hiền đã bị ông ta trở mặt hại chết. Nhưng việc làm độc ác nhất của Ngụy Trung Hiền là việc bức hại những người thuộc đảng Đông Lâm. Thủ đoạn thường dùng là sai khiến các đảng viên vu cáo lẫn nhau, dùng cực hình ép cung làm liên lụy nhau thành vụ án lớn.

Vụ án oan thứ nhất xảy ra năm 1625 khi Ngụy Trung Hiền cho bắt Uông Văn Ngôn người đảng Đông Lâm, dùng nhục hình tra khảo ép ông ngụy tạo khẩu cung. Ông thà chết không nghe theo liền bị bức chết. Ngụy Trung Hiền sau đó đã làm giả khẩu cung để tiếp tục hại 6 vị quan khác về các tội danh bao che cho tướng bại trận ở Liêu Đông là Dương Hạo, Hùng Đình Bật, hối lộ tham ô... Họ phải chịu mọi cực hình tàn khốc như đánh đập, còng, kẹp, treo

Cuối đời: Sau khi hoàng đế Hy Tông chết, Ngụy Trung Hiền bị tước hết chức vị và bị đuổi khỏi cung. Ba ngày sau, người ta đã phát hiện xác Ngụy Trung Hiền ở nhà của hắn.

Xem thêm video "Tu thân theo lời Phật dạy":

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Lối sống mang lại hạnh phúc từ triết lý tiết độ trong kinh Trung A Hàm

Tư liệu 08:10 01/11/2024

Phật dạy phải biết tinh tấn tu tập. Để làm được như thế, con người phải biết làm chủ mình trong cuộc sống thông qua tinh thần kỷ luật, mà trong Phật học gọi là Giới. Đó là “những điều răn cấm do Đức Phật chế định cho hàng xuất gia và tại gia để ngăn ngừa tội lỗi của ba nghiệp”.

Chuyện vãng sanh của thân phụ Sư cô Huệ Tâm ở Biên Hòa

Tư liệu 13:20 29/10/2024

Tôi thấy công đức niệm Phật thậm thâm vi diệu. Cha mẹ tôi thuở sanh tiền là một thương gia ở chợ Biên Hòa, công việc rất bận rộn, ông bà chỉ dành ít thời gian để đi chùa, phần lớn là niệm Phật và bố thí. Hơn 60 năm, đêm nào trước khi đi ngủ, ông cũng niệm Phật cho đến khi ngủ quên.

Ăn chay hồi hướng cho cha mẹ được khỏi bệnh

Tư liệu 12:20 28/10/2024

Thái Phúc là một nông dân sống Trong thị trấn Tân Trang, Đài Bắc, Đài Loan. Cha của anh tên là Thái Qua Tử, bị bệnh hen suyễn đã lâu, mỗi khi đến mùa đông, tiết trời se lạnh, bệnh cũ bắt đầu hành hạ, nhiều khi dường như đứt hơi.

Hành thiện sâu dày thoát nạn động đất

Tư liệu 10:50 28/10/2024

Sau khi được cứu sống ông Tường mới biết toàn bộ tòa nhà nơi mình sinh sống đều bị vùi lấp trong đống gạch ngói, duy chỉ có một góc phòng khách của ông có khe hở, còn những gian phòng khác trong nhà ông đều bị san thành bình địa giống như cả tòa nhà.

Xem thêm