Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ bảy, 22/02/2020, 10:06 AM

Quả vị tu hành của người cư sĩ

Người cư sĩ Phật giáo, đúng nghĩa là cận sự nam, cận sự nữ không phải là người chi đến với Phật giáo như một học giả nghiên cứu triết học Đông phương. Mà phải nhận thức rõ vai trò của mình đối với Phật pháp, phải thiết tha sống theo tinh thần lời dạy của Đức Phật để hướng tìm mục đích giải thoát.

> Đọc thêm loạt bài về Đức Phật 

Có bốn quả vị (phala) tu hành của đời sống phạm hạnh:

1. Quả vị Nhập Lưu (Sotāpattiphala) cũng gọi là Dự lưu, Sơ quả, Tu đà huờn.

Gọi là Nhập lưu hay Dự lưu, nghĩa là dự vào dòng thánh vức; khi đắc quả vị này rồi thì không còn là phàm phu tánh, mà là bậc thánh, nhưng là thánh Hữu học.

Gọi là sơ quả vì đây là thánh quả thứ nhất trong bốn thánh quả.

Gọi là Tu đà huờn, tức là đọc âm của tiếng Sotāpatti.

Vị thánh nhập lưu đã đoạn trừ ba kiết sử là: thân kiến, hoài nghi và giới cấm thủ. Vị thánh nhập lưu có thể còn tái sanh nhưng không quá bảy lần (vì vậy cũng gọi là Thất lai), và nếu có tái sanh cũng chỉ sanh ở cõi vui, nhất định không sanh đọa vào 4 khổ cảnh.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

2. Quả vị Nhất lai (Sakadāgāmiphala), cũng gọi là Nhị quả, Tư đà hàm.

Gọi là Nhất lai, vì bậc này nếu có tái sanh nữa thì chỉ một lần sanh lại cõi dục rồi đắc vô dư y Níp bàn.

Gọi là nhị quả, vì đây là thánh quả thứ hai trong bốn thánh quả, quả vị cao hơn nhập lưu, nhưng cũng là thánh hữu học.

Gọi là Tư đà hàm, tức là đọc âm của tiếng Sakadāgāmi.

Vị thánh Nhất lai tiếp tục giảm trừ hai kiết sử là: dục ái và sân.

3. Quả vị Bất lai (Anāgāmiphala), cũng gọi là Tam quả, A na hàm.

Gọi là Bất lai, vì bậc này sẽ không còn tái sanh lại cõi dục nữa, vị ấy sẽ hóa sanh vào cõi Tịnh cư sắc giới và vô dư y Níp bàn ở đó.

Gọi là tam quả, vì đây là thánh quả thứ ba trong bốn thánh quả, là quả hữu học cao hơn Tu đà huờn và Tư đà hàm.

Gọi là A na hàm, tức là đọc âm của tiếng Anāgāmi.

Vị thánh Bất lai đã hoàn toàn đoạn diệt năm hạ phần kiết sử là: thân kiến, hoài nghi, giới cấm thủ, dục ái và sân.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

4. Quả vị Ưng Cúng (Arahattaphala), cũng gọi là tứ quả, A la hán.

Gọi là Ưng Cúng, vì là bậc xứng đáng cúng dường bởi người đời.

Gọi là tứ quả vì đây là quả vị thứ tư, quả vị cao tột trong bốn thánh quả.

Gọi là A la hán, tức đọc âm của tiếng Arahatta hay Arahaṃ.

Vị thánh A la hán đã hoàn toàn thanh tịnh phiền não, cắt đứt năm thượng phần kiết sử còn dư sót, là Ái sắc, Ái vô sắc, ngã mạn, phóng dật, và vô minh.

Vị A la hán không còn sự tái sanh, nên gọi là bậc vô sanh, vị ấy phạm hạnh đã thành, việc nên làm đã làm, gánh nặng đã đặt xuống, nên gọi là bậc vô học.

Đối với bốn quả vị phạm hạnh này, người tại gia cư sĩ đều có thể đạt được cả.

Tuy vậy, với phẩm mạo cư sĩ khó có người đắc quả A la hán, nếu có thì không giữ được thọ mạng lâu dài. Một ngươi cư sĩ nếu đắc A la hán, có hai sự kiện xảy ra, một là phải lập tức thay đổi phẩm mạo thành bậc xuất gia, hai là phải viên tịch Níp bàn ngay trong ngày hôm ấy.

Trong kinh Milindapañhā, đức vua Milinda bạch hỏi ngài Nāgasena tại sao người cư sĩ không duy trì được mạng khi đắc quả vị A la hán?

Ngài Nāgasena giải thích rằng, vì phẩm mạo của cư sĩ quá thấp thỏi yếu kém, không kham nổi với quả vị cao thượng A la hán. Ngài có thí dụ: người bụng yếu không ăn được vật thực khó tiêu hóa, hoặc như bụi cỏ lau không nâng đỡ nổi tảng đá đặt lên, hoặc như người bần tiện dốt nát không kham nổi địa vị đế vương...

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Những cư sĩ đắc A la hán vẫn có, như là vua Tịnh Phạn (Suddhodana), Đại thần Santati, du sĩ Bāhiya-dārucariya...

Phẩm mạo cư sĩ chỉ có thể kham nổi và tương xứng với quả vị thánh hữu học Tu đà huờn, Tư đà hàm, và A na hàm. Nhưng vị cư sĩ A na hàm thì sống ly thân với gia đình vì pháp tánh của vị thánh này đã diệt dục. Vị cư sĩ Tư đà hàm thì cũng không mấy thiết tha với đời sống gia đình vì bậc ấy đã hạn chế dục vọng. Đa phần cư sĩ vào thời Đức Phật chứng đạt quả vị Tu đà huờn, một quả vị bất thối niềm tin Tam bảo và chắc chắn đang hành trình đạo lộ đến Níp-bàn.

Những cư sĩ đắc Tu đà huờn, như ông Anāthapiṇḍika, ông Jīvika, vua Bimbisāra, bà Visākhā...

Những cư sĩ đắc Tư đà hàm, như Sumanā con gái ông Cấp-cô-độc, Mahānāma ông hoàng Thích ca...

Những cư sĩ đắc A na hàm, như thiện nam Chattapāni ở Sāvatthī, gia chủ Citta ở Macchikāsaṇda, gia chủ Ugga ở Vesāli, Mẹ của thôn trưởng Mātikāgāma, cha và mẹ của nàng Māgandiya...

Các vị chư thiên phạm thiên cũng gọi là cư sĩ vì các chúng sanh này không có phẩm mạo xuất gia. Họ cũng đắc quả vị thánh nhân vô số kể mỗi khi Đức Phật thuyết pháp.

Trích Phật giáo Nguyên thủy - Cư sĩ Giới Pháp

Tỳ kheo Giác Giới (Bodhisīla Bhikkhu) biên soạn

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Công đức chép kinh

Kiến thức 10:46 09/09/2024

Vào đời Đường, có một người tên Phan Quả, ở tại kinh đô. Lúc còn trẻ, tính tình hiền lành nhưng khi lớn lên nhờ biết chút ít võ nghệ nên xin được một chân tiểu lại ở tại huyện đường và thường giao du với một số thanh niên đồng lứa rồi nhiễm theo thói ác.

Tại sao trước ngực của tượng Phật có hình chữ Vạn?

Kiến thức 09:31 09/09/2024

Tại sao trước ngực của tượng Phật có hình chữ Vạn? và ý nghĩa của chữ Vạn như thế nào?

Độ nhất thiết khổ ách - Khi mê thì Thầy độ, ngộ rồi ta tự độ

Kiến thức 16:05 08/09/2024

Một bậc giác ngộ, một bậc minh sư, một bậc thầy điều mà họ có thể làm cho ta là họ chỉ ra con đường, họ chỉ cho ta nhận ra vị Phật ngay bên trong mình, vị minh sư bên trong mình. Còn mỗi người phải tự mình nhận ra, tự mình bước đi, tự mình giác ngộ...

Con đường vườn hoa

Kiến thức 13:57 08/09/2024

Con đường thiện xứ là tu tập tám chi phần thánh đạo. Như vậy, chánh kiến, chánh tư duy, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh tinh tấn, chánh niệm, chánh định là pháp hành căn bản của Phật giáo.

Xem thêm