Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ sáu, 04/10/2019, 08:18 AM

Quan điểm của Phật giáo về bình đẳng và sự bình đẳng trong quan hệ hôn nhân

Đức Phật chính là người đã mang lại triết lý về tinh thần bình đẳng thực sự cho nhân loại. Câu nói “Ta là Phật đã thành, các ngươi là Phật sẽ thành” của Đức Phật Thích Ca, là minh chứng rõ ràng nhất cho một giá trị tôn trọng quyền bình đẳng tột cùng của đạo Phật.

 >>Phật pháp và cuộc sống

Bài liên quan

Vào thời Đức Phật, xã hội bị thống trị bởi giai cấp giàu có và đầy quyền lực. Quyền lợi và nhân phẩm của người phụ nữ không được xem trọng. Vậy mà, tại thời điểm ấy, Đức Phật đã có một cách nhìn nhận và quan niệm hoàn toàn khác. Đức Phật chính là người đã mang lại triết lý về tinh thần bình đẳng thực sự cho nhân loại. Câu nói “Ta là Phật đã thành, các ngươi là Phật sẽ thành” của Đức Phật Thích Ca, là minh chứng rõ ràng nhất cho một giá trị tôn trọng quyền bình đẳng tột cùng của đạo Phật.

Trong kinh Trung A Hàm, con người bình đẳng trong mọi lĩnh vực, từ việc bình đẳng trong giai cấp, địa vị đến việc xuất gia tu học, đặc biệt nhấn mạnh việc bình đẳng giữa nam và nữ. Trong kinh Tiện dân (Nipata), câu 136 là một minh chứng cụ thể về tinh thần bình đẳng: “Không ai sinh ra là tiện dân, không ai sinh ra là Bà-la-môn. Do hành vi mà con người thành tiện dân, do hành vi mà con người thành Bà-la-môn”.

Vào thời Đức Phật, xã hội bị thống trị bởi giai cấp giàu có và đầy quyền lực. Quyền lợi và nhân phẩm của người phụ nữ không được xem trọng. Vậy mà, tại thời điểm ấy, Đức Phật đã có một cách nhìn nhận và quan niệm hoàn toàn khác. Đức Phật chính là người đã mang lại triết lý về tinh thần bình đẳng thực sự cho nhân loại.

Vào thời Đức Phật, xã hội bị thống trị bởi giai cấp giàu có và đầy quyền lực. Quyền lợi và nhân phẩm của người phụ nữ không được xem trọng. Vậy mà, tại thời điểm ấy, Đức Phật đã có một cách nhìn nhận và quan niệm hoàn toàn khác. Đức Phật chính là người đã mang lại triết lý về tinh thần bình đẳng thực sự cho nhân loại.

Bài liên quan

Trong mối quan hệ nam nữ, Đức Phật không đồng tình với tư tưởng trọng nam khinh nữ của đạo Bà-la-môn truyền thống với quan niệm cho rằng đàn ông có giới tính ưu việt hơn phụ nữ. Dưới ánh sáng tâm linh Phật pháp, không tồn tại vấn đề kỳ thị giới tính hay nói cách khác ta có thể thấy được tinh thần bình đẳng và sự tôn trọng đối với người phụ nữ… Đặc biệt, giá trị của người phụ nữ, sự hy sinh cao cả của người mẹ được biểu hiện cụ thể qua tình mẫu tử trong kinh “Vu Lan Báo Hiếu”.

Tinh thần giải thóat giác ngộ bình đẳng, không phân biệt nam nữ cũng được thể hiện rõ nhất trong kinh Thắng Man. Thắng Man phu nhân là người nữ, do đã tu nhiều đời và nương oai thần lực của Phật mà nói lên tư tưởng Đại thừa nhất phương tiện và bà còn được Phật thọ ký sẽ thành Phật trong tương lai. Như vậy, có thể thấy rõ được lời chư Phật dạy trong kinh Đại Niết Bàn: “Tất cả chúng sanh đều có Phật tánh” không phân biệt giai cấp, nam nữ, địa vị, nguồn gốc.

Từ sự bình đẳng nam nữ trong xã hội, đạo Phật nêu lên sự bình đẳng của người vợ và người chồng trong cuộc sống hôn nhân. Đức Phật dạy rằng: Chồng đối với vợ có năm điều cơ bản: lấy lễ đối đãi với nhau, oai nghiêm đĩnh đạc, ăn mặc tùy thời, trang sức hợp thời, giao phó việc nhà. Vợ cũng phải lấy năm điều sau để cung kính với chồng: Dậy trước, ngủ sau, nói lời hòa nhã, kính nhường tùy thuận, sớm lĩnh ý chồng. Làm được điều này chắc chắn hôn nhân sẽ được bền lâu.

Đức Phật dạy rằng: Chồng đối với vợ có năm điều cơ bản: lấy lễ đối đãi với nhau, oai nghiêm đĩnh đạc, ăn mặc tùy thời, trang sức hợp thời, giao phó việc nhà. Vợ cũng phải lấy năm điều sau để cung kính với chồng: Dậy trước, ngủ sau, nói lời hòa nhã, kính nhường tùy thuận, sớm lĩnh ý chồng. Làm được điều này chắc chắn hôn nhân sẽ được bền lâu.

Đức Phật dạy rằng: Chồng đối với vợ có năm điều cơ bản: lấy lễ đối đãi với nhau, oai nghiêm đĩnh đạc, ăn mặc tùy thời, trang sức hợp thời, giao phó việc nhà. Vợ cũng phải lấy năm điều sau để cung kính với chồng: Dậy trước, ngủ sau, nói lời hòa nhã, kính nhường tùy thuận, sớm lĩnh ý chồng. Làm được điều này chắc chắn hôn nhân sẽ được bền lâu.

Bài liên quan

Trong kinh Thiện Sanh, để mối quan hệ giữa vợ chồng được êm đẹp, người chồng nên lấy năm điều mà yêu thương, tôn trọng vợ làm kim chỉ nam để đem đến giá trị hạnh phúc hôn nhân đích thực: Một là yêu thương vợ. Hai là không khinh rẻ. Ba là sắm các thứ chuỗi ngọc, đồ trang điểm. Bốn là tôn trọng quyền tự do cá nhân. Năm là xem vợ như chính mình.

Trong kinh điển Pali, từ được dùng để biểu hiện sự tôn trọng ấy là sammananaya, có nghĩa là “với sự tôn trọng và ngưỡng mộ”. Quan trọng hơn nữa, những điều ấy không chỉ bày tỏ qua những lời nói hời hợt, giả tạo; mà nó phải xuất phát từ bên trong ý nghĩ, thể hiện qua hành động cụ thể. Theo quan niệm của Đức Phật, người vợ xứng đáng được chồng tôn trọng như thế: “Người vợ không phải là sở hữu cá nhân của chồng, người cho mình quyền tiêu khiển vợ theo ý riêng, mà người vợ là một thành viên bình đẳng và đáng được tôn trọng trong mối quan hệ này”.

Để tương xứng với người chồng như đã đề cập ở trên, trong kinh Bảy Loại Vợ, Đức Phật từng nêu lên 7 loại người vợ trên cuộc đời này là: vợ như kẻ sát nhân, vợ như người ăn trộm, vợ như chủ nhân, vợ như người mẹ, vợ như người em, vợ như người bạn, vợ như người hầu. Trong đó, chúng tôi xin mạn phép trích dẫn hình ảnh người vợ được đề cập đến trong bảy loại vợ trên mà theo chúng tôi đó không chỉ được xem như là hình mẫu lý tưởng trong xã hội thời đức Phật hiện tiền hay thuyết giảng mà còn có ý nghĩa cho đến hiện nay: “Sáu là, người vợ nào luôn luôn niềm nở, vui vẻ, hòa thuận với chồng như thể khi hội ngộ một người bạn thân từ lâu mới gặp lại. Luôn giữ tiết hạnh và thủy chung với chồng. Người vợ như vậy, Như Lai gọi là loại vợ như bạn. Bảy là, người vợ nào luôn mềm mỏng, không nóng tánh, không sân hận, giận dỗi. Dù bị chồng đối xử không đẹp nhưng vẫn nhường nhịn, không tỏ thái độ lỗ mãng, lớn tiếng. Trái lại còn biết tùy thuận để khuyên răn và chinh phục chồng mình ...”.

Hiếm có một tôn giáo nào, mà bổn phận của người chồng và người vợ được cụ thể hóa rõ ràng như đạo Phật. Đó không chỉ là trách nhiệm của riêng lẻ mỗi cá nhân mà còn là trách nhiệm chung để xây dựng và gìn giữ một gia đình an vui, hòa thuận. Trách nhiệm và bổn phận đó chính là sự thể hiện bình đẳng trong quan hệ hôn nhân của người chồng và người vợ.

Hiếm có một tôn giáo nào, mà bổn phận của người chồng và người vợ được cụ thể hóa rõ ràng như đạo Phật. Đó không chỉ là trách nhiệm của riêng lẻ mỗi cá nhân mà còn là trách nhiệm chung để xây dựng và gìn giữ một gia đình an vui, hòa thuận. Trách nhiệm và bổn phận đó chính là sự thể hiện bình đẳng trong quan hệ hôn nhân của người chồng và người vợ.

Bài liên quan

Đức Phật dạy rằng, đối với những người vợ biết yêu thương chồng con, vun vén, chăm lo cho hạnh phúc gia đình, khi mất đi sẽ được sanh về cõi lành còn nếu ngược lại sẽ sanh vào cõi xấu: “Này Su-cha-ta, trong bảy loại người vợ mà Như Lai vừa nói, ba hạng đầu là loại vợ như sát nhân, như những người bất hảo, do đó con nên xa tránh. Những hạng vợ như vậy do sống không giới hạnh, ác khẩu và vô lễ, sau khi qua đời phải sanh vào cõi xấu. Bốn loại vợ sau là đáng tôn kính và noi theo. Đó là vợ như mẹ, vợ như em, vợ như bạn và vợ như người hầu. Những hạng vợ này khi sống thì tạo ra hạnh phúc cho gia đình và con cái; khi qua đời thì được sanh vào cõi lành”.

Có lẽ, hiếm có một tôn giáo nào, mà bổn phận của người chồng và người vợ được cụ thể hóa rõ ràng như đạo Phật. Đó không chỉ là trách nhiệm của riêng lẻ mỗi cá nhân mà còn là trách nhiệm chung để xây dựng và gìn giữ một gia đình an vui, hòa thuận. Trách nhiệm và bổn phận đó chính là sự thể hiện bình đẳng trong quan hệ hôn nhân của người chồng và người vợ.

Trong xã hội Việt Nam, vì chịu ảnh hưởng nặng nề của tư tưởng phong kiến và Nho giáo, vấn đề bất bình đẳng giới trong cả gia đình và xã hội trở thành một vấn nạn “ăn sâu và bám rễ” vào đời sống nhiều thế hệ. Sự du nhập và ảnh hưởng của Phật giáo có vai trò góp phần hạn chế sự cứng nhắc của tư tưởng Nho giáo trong các mối quan hệ gia đình. Tư tưởng bình đẳng, tôn trọng người phụ nữ của đạo Phật đã hòa quyện cùng truyền thống trọng Mẫu của người Việt tạo nên những nét đặc trưng trong văn hóa gia đình Việt.

Do đó, mặc dù có vị trí thấp hơn nam giới nhưng so với các nước phương Đông cùng chịu ảnh hưởng của tư tưởng Nho giáo thì địa vị của người phụ nữ Việt Nam trong gia đình vẫn cao hơn rất nhiều.

Vị trí và vai trò của người phụ nữ ngày càng được khẳng định. Tuy nhiên, trong nhiều khía cạnh của đời sống gia đình, tư tưởng bất bình đẳng vẫn đang còn tồn tại. Việc áp dụng tư tưởng bình đẳng của Phật giáo trong việc vun đắp mối quan hệ giữa vợ chồng là hết sức cần thiết.

Vị trí và vai trò của người phụ nữ ngày càng được khẳng định. Tuy nhiên, trong nhiều khía cạnh của đời sống gia đình, tư tưởng bất bình đẳng vẫn đang còn tồn tại. Việc áp dụng tư tưởng bình đẳng của Phật giáo trong việc vun đắp mối quan hệ giữa vợ chồng là hết sức cần thiết.

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng rất quan tâm về vấn đề bình đẳng giới. Người đã từng khẳng định: Công dân đều bình đẳng trước pháp luật. Đàn bà có quyền bình đẳng với đàn ông về các mặt chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và gia đình. Như vậy, ta có thể nhận thấy nét tương đồng trong tư tưởng “tôn trọng nữ giới” của Phật giáo và tư tưởng Hồ Chí Minh. Bởi lẽ, hơn ai hết, Đức Phật và Hồ Chí Minh đều sống trong thời đại mà ở đó quyền lợi của người phụ nữ bị tước đoạt, bị áp bức, chịu đau khổ và chịu nhiều thiệt thòi nhất.

Bài liên quan

Trong những năm gần đây, tại Việt Nam vấn đề bình đẳng giới và đảm bảo quyền của phụ nữ được cụ thể hóa trong nhiều văn bản quy phạm pháp luật, tiêu biểu là Luật bình đẳng giới có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2007. Việt Nam cũng là một trong 6 nước đầu tiên tham gia kí kết công ước xoá bỏ tất cả các hình thức phân biệt đối xử chống lại phụ nữ của Liên Hợp Quốc (CEDAW- convention on the elimination of all forms of Discrimination against women). Tính đến năm 2014, tỉ lệ phụ nữ tham gia vào hội đồng nhân dân và đại biểu quốc hội chiếm hơn 25%. Qua đó có thể thấy được những nỗ lực của nước ta trong việc thu hẹp khoảng cách trong việc phân biệt, đối xử giữa những người khác giới. Vị trí và vai trò của người phụ nữ ngày càng được khẳng định. Tuy nhiên, trong nhiều khía cạnh của đời sống gia đình, tư tưởng bất bình đẳng vẫn đang còn tồn tại. Việc áp dụng tư tưởng bình đẳng của Phật giáo trong việc vun đắp mối quan hệ giữa vợ chồng là hết sức cần thiết.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Ra đi để biết nẻo về

Phật giáo và người trẻ 13:50 01/11/2024

Có một cô bé vì làm quấy nên bị mẹ quở mắng, cô cãi lại mẹ rồi tức giận bỏ nhà ra đi. Cô đi lang thang từ sáng đến tối mà chẳng biết về đâu, bụng đói meo vì không có gì bỏ vào cả, trong túi của cô cũng chẳng có tiền.

“Thành tâm niệm Phật đi, sẽ có những điều mầu nhiệm”

Phật giáo và người trẻ 13:55 31/10/2024

Lúc còn nhỏ, không hiểu vì lý do gì mà đột nhiên tôi có khối u ở cổ, ăn uống chẳng được, cơ thể mệt mỏi, đau nhức lắm. Lúc đầu bác sĩ ở tỉnh tưởng là viêm tuyến giáp nên cho uống thuốc kháng sinh, uống được một tuần nhưng khối u càng lúc càng to.

Nhớ lại bốn kiếp luân hồi, thấm thía sự công bằng của nhân quả

Phật giáo và người trẻ 13:00 30/10/2024

Chịu những quả báo bệnh tật, tai ương, tôi không còn oán thán, than trời trách đất, mà bình thản lãnh chịu. Dù cho đau khổ có gấp nhiều lần hơn thế nữa, thì cũng là nhân quả công bằng, mình làm mình chịu.

Trì tụng chú Đại Bi, điều kỳ diệu đã xảy ra với tôi

Phật giáo và người trẻ 11:15 30/10/2024

Tôi không thể tin rằng khi tôi vô tình trì tụng Chú Đại Bi mà điều kỳ diệu sẽ xảy ra với tôi! Nhìn lại chặng đường đã qua, tôi thật sự biết ơn ảnh hưởng của đạo Phật nên tôi đã kịp thời cảnh tỉnh. Chú Đại Bi đã khai mở trái tim đại bi của tôi...

Xem thêm