Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ sáu, 14/12/2018, 18:39 PM

Duyên số trong hôn nhân dưới góc nhìn Phật giáo

Tôi có xem sách bói toán nói về tuổi tác nam nữ khi lập gia đình, rồi nghiệm bản thân cùng bốn người bạn bị phạm vào tháng “Cô thần”, “Cô quả” hiện tại đều gặp trục trặc trong đời sống hôn nhân.

Dù rằng, họ là những người có nhân cách tốt, là giảng viên giỏi, nhà quản lý tài năng và có đời sống vật chất khá đầy đủ. Vậy có phải do tuổi tác của họ không hợp? Hay là do trong quá khứ họ đã tạo nghiệp nên trong hiện tại chịu quả báo cô đơn? Đây có phải là định nghiệp? Có thể chuyển nghiệp được không và chuyển bằng cách nào?

ĐÁP:

Bài liên quan

Về vấn đề bói toán, trước hết, xin nói rõ cho bạn biết rằng Đạo Phật không có chủ trương bói toán, xem tuổi tác và ngày giờ tốt xấu để phán xét, đoán định vận mạng nơi quá khứ, hiện tại, vị lai. Đạo Phật chủ trương nhân quả và nghiệp báo, với mục đích tìm ra những nguyên nhân hình thành ác nghiệp rồi khắc phục, cải tạo nhân xấu thành nhân tốt và chuyển hoá ác nghiệp thành thiện nghiệp để hoàn thiện nhân cách và đời sống của chúng sanh. Do đó, theo Đạo Phật, những bất hạnh và đổ vỡ trong đời sống hôn nhân của bạn và nhiều người khác không phải là do tuổi tác xung khắc hoặc phạm vào Cô thần, Cô quả như bạn nói. Đó chính là kết quả của Nghiệp do tự thân bạn tạo ra rồi trở lại chi phối, tác động làm tan vỡ đời sống hôn nhân của chính bạn.

Theo Đạo Phật, những bất hạnh và đổ vỡ trong đời sống hôn nhân của bạn và nhiều người khác không phải là do tuổi tác xung khắc hoặc phạm vào Cô thần, Cô quả như bạn nói

Theo Đạo Phật, những bất hạnh và đổ vỡ trong đời sống hôn nhân của bạn và nhiều người khác không phải là do tuổi tác xung khắc hoặc phạm vào Cô thần, Cô quả như bạn nói

Nghiệp là một năng lực được tạo ra do những suy nghĩ, lời nói và hành động có chủ ý. Có nhiều Nghiệp được tạo ra trong quá khứ, quyết định một phần tính cách, hình dáng và hoàn cảnh của một cá nhân. Tuy nhiên, ảnh hưởng và chi phối phần lớn đời sống chúng ta là những Nghiệp được tạo ra

Bài liên quan

trong hiện tại. Như vậy, sự đổ vỡ trong hôn nhân của các bạn ắt hẵn có một phần nguyên nhân của những nghiệp duyên quá khứ nhưng những nghiệp duyên do các bạn tạo ra trong hiện tại giữ vai trò rất quan trọng, gần như quyết định. Những người có học vấn cao, thành đạt trong nghề nghiệp nhưng không phải ai cũng có khả năng chuyển hoá để phù hợp, hòa thuận, sống hạnh phúc với người bạn đời của mình. Sự tổn thương và rạn nứt trong tình cảm vợ chồng, nếu không biết hàn gắn theo thời gian sẽ dẫn đến đổ vỡ. Tiến trình đi đến phá sản hạnh phúc hôn nhân là cả một quá trình tạo nghiệp theo chiều hướng tan vỡ. Nếu nghiệp nhân được tạo ra không mang tính chất cảm thông, thương yêu, chia sẻ và gắn bó thì làm sao tránh khỏi nghiệp quả ly tan.

Tính chất cơ bản của nghiệp là bất định tính. Nghiệp luôn luôn chuyển biến theo hướng thiện hoặc ác tuỳ theo sự tạo nghiệp của thân, khẩu và ý trong đời sống hiện tại của cá nhân. Vì thế, sự đổ vỡ trong hôn nhân tuy có sự tham gia của nghiệp nhân quá khứ nhưng chỉ mang tính tiền đề. Nếu biết cải tạo nghiệp cũ và xây dựng nghiệp mới, tức biết thông cảm, hiểu và thương nhau thật sự, thì “nghiệp cũ đổ vỡ” sẽ bị nghiệp mới là “chia sẻ và thương yêu” triệt tiêu. Vì nghiệp không có định tính cho nên không có định nghiệp. Càng không có định nghiệp theo kiểu số mạng như là “chúng tôi phải chia tay vì duyên số của chúng tôi như vậy”. Đây chính là sự yếu hèn và thiếu sáng suốt của khá nhiều người. Đúng ra, trách nhiệm phải quy về tự thân vì chính cá nhân đó không nỗ lực cải tạo và xây dựng thiện nghiệp của chính mình, lại đem tất cả đổ lỗi cho duyên số, số phận và định mệnh.

Tu tập để chuyển hóa, sửa đổi và thăng hoa nghiệp lực của chính mình là mục đích sống của người Phật tử. Trong đời sống hôn nhân và gia đình thì sự thực tập Chánh pháp để xây dựng hạnh phúc lại càng được chú ý hơn. Hạnh phúc hay khổ đau là do chúng ta tự tạo dựng và quyết định. Không ai có quyền và có thể chi phối đời sống của chúng ta.

Trong kinh tạng, Đức Phật đã dành cho hàng đệ tử tại gia không ít những lời dạy, những phương pháp thực tập để xây dựng đời sống hôn nhân và gia đình hạnh phúc. Cốt lõi của của những lời dạy này không ngoài sự chuyển hoá ba nghiệp của thân, khẩu và ý. Muốn chuyển hoá tốt, trước hết phải tu tập chánh niệm. Phải ý thức một cách rõ ràng về những suy nghĩ, lời nói, hành động của mình đang và sắp xảy ra. Nếu đó là những suy nghĩ, lời nói và hành động đem đến chia rẽ, hận thù và đổ vỡ… thì ngay lập tức chủ thể phải nỗ lực diệt trừ chúng khi còn trong ý niệm. Ngược lại, những suy nghĩ, lời nói và hành động mang đến cảm thông, hiểu biết, yêu thương… thì cần phát huy đến chỗ hoàn thiện. Phải biết lắng nghe những tâm tư, hoài bão và những uẩn khúc của người bạn đời của mình thật sâu sắc để hiểu được họ. Không những thế, phải lắng nghe những tâm sự của chính mình để hiểu mình. Hiểu được mới thương được. Hiểu nhau là cơ sở của thương yêu đồng thời thương yêu là chất liệu để nuôi dưỡng, là nhịp cầu nối liền cảm thông để hiểu nhau thêm trọn vẹn. Chuyển hóa ba nghiệp, thiết lập được hiểu biết và thương yêu là phương pháp xây dựng đời sống hôn nhân và gia đình hạnh phúc theo lời Phật dạy.

(Theo "Phật pháp bách vấn", tập I)

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Bạn phải là người đủ đầy trước

Hỏi - Đáp 10:36 01/11/2024

Hỏi: Thầy ơi, tại sao mối quan hệ của con với người yêu luôn căng thẳng, mâu thuẫn và ngột ngạt. Mà chia tay người ấy thì con cảm thấy cô đơn. Thầy giúp con với!

Người Phật tử không nên ăn thịt và không được ăn thịt chó?

Hỏi - Đáp 08:30 31/10/2024

Hỏi: Có phải những người theo Đạo Phật (Phật tử) thì phải ăn chay, không nên ăn thịt và không được ăn thịt chó? Xin hỏi quan niệm này xuất xứ từ đâu?

Vì sao phải nói Tam quy y khi phóng sanh?

Hỏi - Đáp 16:15 30/10/2024

Hỏi: Tại sao khi thực hiện phóng sanh phải nói Tam quy y cho loài vật đó?

Có thể sửa đổi vận mệnh được không?

Hỏi - Đáp 16:00 30/10/2024

Hỏi: Thưa Thầy, vận mệnh con người trong đời này có sửa đổi được không?

Xem thêm