Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ năm, 22/08/2019, 07:01 AM

Chất “Phật” trong con người Hồ Chí Minh (Kỳ II)

Với giáo lý của Phật giáo, chúng ta có thể thấy những ảnh hưởng của Hồ Chí Minh về tư tưởng giáo lý nhà Phật rất rõ nét. Người đã gạn lọc, kế thừa, cách mạng hóa những hạt nhân hợp lý trong triết lý đạo Phật về đạo đức, lối sống.

>>Những giáo lý Phật giáo nên đọc  

Chủ tịch Hồ Chí Minh tặng hoa chúc mừng Đại biểu Phật giáo.

Chủ tịch Hồ Chí Minh tặng hoa chúc mừng Đại biểu Phật giáo.

Thấu được sự khổ của sinh, bệnh, lão, tử và thiếu hiểu biết của con người ở thời kỳ còn sơ khai, Đức Phật nguyện hy sinh địa vị, cuộc sống sa hoa để quyết tu hành, dần khai ngộ trí tuệ, tìm ra chân lý. Người giảng giải, mở mang tâm trí muôn người, tự chân thức, khơi mở “Phật tính”, “làm điều thiện” trong từng con người, tràn tỏa niềm vui niết bàn, an lạc ngay tại cõi đời đang sống.

Đượm nỗi đau dân tộc và xã hội loài người, xuất phát từ tấm lòng từ bi, hỷ xả, quên mình, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã mang lại niềm vui, luôn kêu gọi chúng sinh đoàn kết, Người viết Tuyên Ngôn Độc Lập - một áng hùng văn tuyệt bút hiếm hoi trong hàng nghìn năm dựng nước, giữ nước của dân tộc.

Người luôn chân thành, muốn hòa hợp với tất cả, kể cả kẻ thù của đất nước. Thấm đượm lời dạy của Đức Phật, Người không ghét bỏ, hãm hại mà tìm mọi cách thu phục nhân tâm, mời vào vị trí lãnh đạo cao để giúp dân, phụng sự Tổ quốc.

Hồ Chí Minh mở lòng: “vì trong bốn biển đều là anh em”.

Hồ Chí Minh mở lòng: “vì trong bốn biển đều là anh em”.

Bài liên quan

Đức Phật dạy: “Lấy ân trả oán, tăng ân giảm oán - Lấy oán trả oán, oán oán chất chồng”, Chủ tịch Hồ Chí Minh nhiều lần chủ động gặp gỡ, viết thư gửi Tổng thống, lãnh đạo cao cấp, tướng lĩnh, binh sĩ và tù binh hai nước Pháp, Mỹ tỏ lòng thiện cảm, ứng xử văn hóa, không hằn thù, oán hận, mong muốn các dân tộc cùng hưởng độc lập, tự do và bình đẳng, giúp đỡ nhau trao đổi kinh tế, văn hoá... như những người anh em. Hồ Chí Minh mở lòng: “vì trong bốn biển đều là anh em”.

Người làm theo lòng đại từ, đại bi của Đức Phật, không phân biệt kẻ bị áp bức và người đi áp bức, chia các thành phần giai cấp mà tiêu diệt xóa bỏ lẫn nhau, gieo rắc hận thù, Người đau lòng đến da diết: “Than ôi, trước lòng bác ái, thì máu Pháp hay máu Việt cũng đều là máu, người Pháp hay người Việt cũng đều là người... vì lẽ gì... mà đem máu quí báu của thanh niên Pháp đổ trên non nước Việt Nam... cần phải bắt tay nhau... gây dựng hạnh phúc chung” - Hồ Chí Minh toàn tập, NXB Chính trị Quốc gia tập 4, trang 457.

Từ triết lý, giáo lý của nhà Phật, Hồ Chí Minh đã tích lũy và hình thành cho mình tư tưởng mang giá trị triết lý nhân văn sâu sắc và chính Người luôn luôn hướng đến Phật pháp.

Chủ tịch Hồ Chí Minh về thăm chùa Trầm - xã Phụng Châu, huyện Chương Mỹ, Hà Nội.

Chủ tịch Hồ Chí Minh về thăm chùa Trầm - xã Phụng Châu, huyện Chương Mỹ, Hà Nội.

Bài liên quan

Người luôn ấp ủ trong lòng với những giá trị cao đẹp: “Một ngày mà Tổ quốc chưa thống nhất, đồng bào còn chịu khổ là một ngày tôi ăn không ngon, ngủ không yên”; điều này giống với “Hạnh vô ngã” của Đạo Phật, không nghĩ đến bản thân mình, luôn quên mình vì mọi người.

Cả cuộc đời mình, Hồ Chí Minh đã hy sinh tất cả vì độc lập tự do của Tổ quốc, vì hạnh phúc và sự bình an của dân tộc. Người cũng từng nói: “Muốn cải tạo thế giới và cải tạo xã hội thì trước hết con người phải cải tạo bản thân”, và khẳng định: “Chúng ta phải nhớ câu:“Chính tâm tu thân” để “trị quốc, bình thiên hạ”.

Ở Người, luôn toả sáng những tư tưởng cao đẹp, kết tinh những giá trị tinh túy nhất của văn hóa truyền thống dân tộc và của nhân loại, trong đó có các giá trị tư tưởng của nhà Phật. Ở góc độ là một hệ thống tư tưởng, tư tưởng Hồ Chí Minh có nhiều mặt gần gũi với giáo lý nhà Phật. Cốt túy của Phật giáo là: Từ bi hỷ xả, vô ngã vị tha, cứu khổ cứu nạn. Từ giáo lý đó, Hồ Chí Minh nói: “Tôn chỉ mục đích của đạo Phật nhằm xây dựng cuộc đời thuần mỹ, chí thiện, bình đẳng, yên vui và no ấm”, “tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng… Tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do”.

chat Phật trong chủ tịch Hồ Chính Minh 14

Ngày nay con người chúng ta đang sống, tồn tại trong một xã hội cạnh tranh khốc liệt, con người chà đạp lên nhau để sống, con người sống nhanh, sống gấp, con người vì cái “ngã”, chạy theo những tài sản vật chất, danh lợi địa vị, quyền lợi… Những giá trị nhân bản đạo đức làm người cũng không còn. Nguyên nhân sâu xa đó là từ lòng tham ái mà ra, do vậy chúng ta biết quay về với đạo Phật là quay về cuộc sống chân thiện mỹ, quay về chính mình, để tìm về với Phật tính sẵn có, để chúng ta thức tỉnh tu tập, để đoạn trừ cái “Ngã”, cái tham vọng để đạt đến tinh thần “Vô ngã” và “Giải thoát”.

Đoạn trừ cái “Ngã”, cái tham vọng để đạt đến tinh thần “Vô ngã” và “Giải thoát”.

Đoạn trừ cái “Ngã”, cái tham vọng để đạt đến tinh thần “Vô ngã” và “Giải thoát”.

Bài liên quan

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đến với giáo lý nhà Phật không chỉ là nhu cầu tinh thần của nhân dân, mà Người còn tiếp thu giáo lý Phật giáo với tính cách là những giá trị đạo đức của nhân loại. Người nhận thấy ở Phật giáo những giá trị tốt đẹp phù hợp với đạo đức con người mới và phục vụ cho sự phát triển của thời đại, của đất nước. Hồ Chí Minh viết: “Mục đích cao cả của Phật Thích ca và Chúa Giê su đều giống nhau, Thích ca và Giê su đều muốn mọi người có cơm ăn, áo mặc, bình đẳng, tự do và thế giới đại đồng” - Báo nhân dân số 38, ngày 27 tháng 12 năm 1951 . Người nói: “Chúa Giê su dạy đạo đức là bác ái. Phật Thích Ca dạy: Đạo đức là từ bi. Khổng Tử dạy: Đạo đức là bác ái”.

Chủ tịch Hồ Chí Minh chính là một biểu tượng nhân bản, nhân văn đặc sắc không chỉ của Việt Nam, mà còn của thế giới. Tâm “từ bi” của Người là một tấm gương đạo đức nhân bản cao cả, tính nhân văn sâu sắc, có tình thương yêu bao la đối với tất cả mọi người, mọi dân tộc, mọi tầng lớp nhân dân. Nhân đức cao cả ngời sáng ấy có nhiều điểm tương đồng với đức từ bi, hỉ xả, vô ngã vị tha, cứu khổ chúng sinh của Phật giáo, song đã được nâng lên trong thời đại mới, trong hiện thực cuộc sống trên thế gian này

Nhìn nhận giáo lý Phật giáo qua lăng kính Hồ Chí Minh, đó là sự gặp gỡ giữa thấu kính hội tụ, giữa dân tộc và Phật giáo, giữa đời với đạo, trong sự liên kết những giá trị nhân văn cao cả của Hồ Chí Minh. Là người lãnh đạo đất nước, là người đem đến sự ấm no, hạnh phúc cho nhân dân, vì nhân dân mà quên mình, đúng theo tinh thần “Vô Ngã” của Phật giáo. Có thể nói, chất “Phật” đã thấm đượm trong cả lời nói và việc làm của Người – vị lãnh tụ thiên tài của dân tộc Việt Nam. 

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Tịnh độ trong trái tim ta

Kiến thức 07:50 24/04/2024

Là người học Phật thông minh, thiết nghĩ, thay vì mỏi mòn trông ngóng đến ngày “nhắm mắt xuôi tay” vãng sanh về Tịnh độ, ta nên vãng sanh vào thế giới Cực lạc ấy ngay bây giờ, ở đây, khi hơi thở còn ra vào, trái tim còn gõ nhịp.

Về con chim hai đầu ở chùa Bút Tháp

Kiến thức 15:05 23/04/2024

Đây là con chim ở cõi Tây Phương Cực Lạc, có tên là Cộng Mệnh điểu (Chim đôi cùng mạng sống), được kinh điển Phật giáo ghi chép.

Một thiền giả rối trí đến gặp Đức Phật

Kiến thức 14:07 23/04/2024

Có một vị trưởng lão đáng kính vào thời Phật. Ông là người tu thiền nghiêm túc. Ông muốn tìm ra nguồn gốc mọi vấn đề nên đã đi đến nơi ẩn dật để thiền định.

Tâm nguyện của Đức Phật

Kiến thức 13:35 23/04/2024

Có tối và có sáng; có nóng và có lạnh; có sinh và có tử, và chắc hẳn phải có một trạng thái vượt trên cả sự sinh tử đó. Đức Phật, trước khi giác ngộ, đã suy xét và lý giải theo cách suy luận như vậy.

Xem thêm