Đạo đức và trách nhiệm trong hôn nhân theo lời Phật dạy
Câu chuyện người thầy dạy võ bạo lực với chính người vợ của mình đang gióng lên hồi chuông về đạo đức và trách nhiệm trong hôn nhân đang có dấu hiệu đi xuống. Học theo lời dạy của Đức Phật để cuộc sống hôn nhân gia đình được hạnh phúc và bền lâu hơn.
Câu chuyện "Võ sư bạo lực vợ"
Sáng 27/8, cư dân mạng vô cùng phẫn nộ khi xem đoạn video ghi lại cảnh người chồng tung chưởng đánh vợ vô cùng dã man. Qua tìm hiểu được biết, người chồng trong clip chính là võ sư Nguyễn Xuân Vinh (sinh năm 1987). Anh Vinh từng học tán thủ, hiện đang là thầy giáo, mở lớp dạy dạy võ Wushu tại quê nhà ở huyện Mê Linh, Hà Nội.
Sau khi clip lan truyền trên mạng xã hội, võ sư Nguyễn Xuân Vinh thừa nhận mình chính là nhân vật trong clip đánh vợ trên. Anh này cho rằng vợ chồng cãi nhau là bình thường và "tát vợ có mấy cái, chuyện nhỏ có gì mà ầm ĩ".
Từ câu chuyện bạo lực gia đình trên, ta thấy đã có nhiều cặp vợ chồng bắt đầu cuộc sống gia đình với hạnh phúc vô bờ, với nhiều niềm tin về một cuộc sống phía trước. Thế nhưng chỉ sau một thời gian ngắn chung sống, trong đa số trường hợp, họ không còn thấy tin tưởng và hạnh phúc như những ngày đầu nữa. Đó là vì những chuyện thường ngày sẽ rất dễ bào mòn tình cảm và hạnh phúc.
Hạnh phúc không tự nhiên mà có, để có được cuộc sống gia đình trọn vẹn, hạnh phúc, mỗi người đều phải dành thời gian và tâm sức để xây dựng gia đình. Nếu cuộc sống gia đình là sự không hòa hợp giữa hai nửa và là sự không hiểu nhau giữa hai tâm hồn thì cả hai vợ chồng cần tìm hiểu, nhìn nhận vấn đề cho đúng và cùng nhau khắc phục vấn đề chứ không đổ lỗi cho nhau, không chịu đựng sự bất hòa hợp hay dẫn đến những vụ việc bạo lực gia đình như trên.
Chúng ta vẫn thường nghĩ “có trách nhiệm với gia đình” nghĩa là đem nhiều tiền về cho gia đình mình. Điều này chưa đủ. Chúng ta còn phải dành thời gian và tình cảm cho các thành viên trong gia đình nữa. Chúng ta làm ra thật nhiều tiền, xây căn nhà thật lớn, cho con cái học những trường quốc tế thật nhiều tiền. Thế nhưng: căn nhà to mà lạnh ngắt, con cái học giỏi nhưng cô đơn không có cha mẹ dìu dắt, hay chỉ vì những mâu thuẫn nhỏ mà dẫn đến những sự tình không đáng có. Đó không phải là một gia đình hạnh phúc. Đặc biệt trong một gia đình, mối quan hệ giữa vợ và chồng, mối quan hệ hôn nhân có tính chất đặc biệt.
Lời Phật dạy để giữ hạnh phúc hôn nhân trong Kinh Thiện Sinh
Để có được đời sống hôn nhân gia đình hạnh phúc, trong giáo lý nhà Phật, Đức Phật đã từng nhắc đến rất nhiều trong các bộ kinh như: Kinh Bảy Loại Vợ, Kinh Người vợ mẫu mực, Kinh Thiện Sinh. Trong đó, kinh Thiện Sinh, Đức Phật đã dạy về đạo đức và trách nhiệm trong hôn nhân như sau:
Đối với người chồng, có 5 bổn phận:
Một là: Lấy lễ đối đãi với vợ
Nghĩa là phải tôn trọng vợ mình, đưa giá trị của người vợ ngang bằng với mình. Không được có quan điểm chồng vua vợ tôi rồi xem thường sự có mặt của người vợ trong mọi tình huống. Người chồng phải vượt qua cái ngưỡng của lòng tự tôn, dẹp bỏ cái tôi để đối đãi yêu thương với vợ.
Hai là: Chuẩn mực nhưng không hà khắc
Là người chồng, người cha trong gia đình, người đàn ông phải có tư cách đạo đức chuẩn mực để nuôi dạy con cái và làm nghiêm cho gia đình là điều tất nhiên. Nên có câu “ Mẫu từ phụ nghiêm” là như vậy. Cần phải giữ khuôn phép, gia giáo trong gia đình nhưng không vì đó mà chén ép, áp đặt người khác như thời phong kiến. Một người chồng, người cha như thế rất dễ tạo nên khoảng cách vô hình đối với những người thân xung quanh.
Ba là: Tùy từng thời gian, thời điểm, người chông phải cung cấp thức ăn, quần áo cho người vợ của mình.
Bốn là: Tùy thời cung cấp trang sức
Hai lời dạy này chúng ta thấy rằng Đức Phật có cái nhìn rất tâm lý. Đời sống no ấm, được làm đẹp là nhu cầu của người phụ nữ. Nên người đàn ông phải hiểu tâm lý này mà quan tâm, đối đãi phù hợp với người vợ đúng lúc. Một người hậu đậu sẽ rất dễ gây sự nhàm chán của cuộc hôn nhân và người vợ không hạnh phúc.
Năm là: Cùng vợ làm tốt việc nhà
Đối với phương Tây việc này là bình thường vì đó là bổn phận cần thiết với vợ mình nhưng đàn ông Việt Nam điều này rất khó. Vì tính gia trưởng ảnh hưởng từ quan điểm thời phong kiến và tính sĩ diện cao nên nhiều người khoán tất cả việc nhà cho vợ. Đặt bản ngã, cái tôi của mình không phù hợp nên sẽ dễ làm mất đi tình thân trong mối quan hệ.
Đối với người vợ, có 5 bổn phận:
Một là: Siêng năng thức dậy trước chồng
Điều này còn phải tùy thuộc vào tính chất công việc hiện tại. Có người làm đêm thì sáng phải được nghỉ ngơi. Nên vấn đề này cả hai phải linh hoạt sắp xếp nhau, người chồng phải thông cảm cho vợ.
Hai là: Nể chồng trước sau trong ngoài
Nghĩa là phải chấp nhận điểm xấu của nhau. Một người vợ hay người chồng khôn ngoan thì trước hôn nhân, không những thể hiện cái tốt mà phải thể hiện đối phương thấy cái xấu nhiều hơn. Vì sao ? Thường người ta sẽ bất mãn vì cái xấu hơn cái tốt.
Nên nếu một người yêu chúng ta thật sự, họ sẽ yêu luôn cái xấu và giúp nhau khắc phục nó. Chúng ta không thể che đậy cái xấu mãi suốt đời được.
Vì thế, cứ thẳng thẳn chia sẻ những điểm yếu của mình cho đối phương biết để cả hai hiểu nhau, chấp nhận nhau. Từ đó hôn nhân mới bền vững bằng sự tôn trọng, cảm thông nhau.
Ba là: Dùng lời hòa nhã xây dựng
Đức Phật đang dạy chúng ta về tư cách trong lời ăn tiếng nói đối với nhau, phải dùng lời lẽ ôn hòa với nhau. Cũng cùng một vấn đề, người khôn ngoan sẽ biết cách nói tế nhị để người khác thấu hiểu. Ngược lại một người nói khó nghe sẽ khiến vấn đề trầm trọng hơn.
Bốn là: Nhún nhường ủng hộ điều hay
Những quan điểm tốt của chồng, người vợ phải ủng hộ và khuyến khích để chồng mình được vui vẻ và có động lực làm nhiều điều tốt hơn nữa.
Năm là: Hiểu chồng cảm thông chia sẻ
Con người quen nhau, chung sống với nhau thì dễ nhưng để hiểu nhau thì rất khó. Một người hiểu được người khác là một người thông minh và sâu sắc. Đó phải là người tấm lòng bao dung, độ lượng và tinh tế mới hiểu được nỗi niềm của người khác. Ngược lại, một người có lối sống ích kỷ, chỉ lo cho bản thân, hờ hợt, cạn mỏng tình cảm thì suốt cuộc đời, đừng mong họ sẽ thật sự hiểu mình.
Trong mỗi cuộc hôn nhân, chúng ta thường hay nghe thấy hai chữ “thủy chung”. “Thủy” là khởi nguồn, “Chung” là kết thúc. Một khi đã mang danh phận vợ chồng phải trước sau như một, vững lòng vững dạ, không thay đổi trước những bất đồng và biến cố của cuộc đời. Tuy vợ chồng không cùng huyết thống nhưng tình cảm này vô cùng thiêng liêng, đẹp đẽ và đáng trân trọng, chỉ có thể là một. Trừ khi hai người mất đi mới không thể sống chung nữa.
Quý thiện nam, tín nữ nên suy nghĩ về đạo nghĩa vợ chồng mà Đức Phật đã dạy để hoàn thiện suy nghĩ, lời nói, việc làm của mình đúng theo tinh thần Đức Phật đưa ra, có như thế, chắc chắn sẽ giữ vững được hạnh phúc lâu dài cho tổ ấm gia đình, chẳng những trong hiện tại, mà còn làm cho người bạn đời của mình mong muốn được gặp lại và cùng chung sống trong kiếp lai sinh.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Nhất tâm niệm Phật
Phật pháp và cuộc sống 10:07 21/11/2024Trong giáo lý của đạo Phật, pháp môn niệm Phật được xem là con đường dễ hành trì, nhưng lại mang đến lợi ích lớn lao cho những ai chí tâm tu tập.
Nhớ về một người Thầy
Phật pháp và cuộc sống 09:12 21/11/2024Trong cuộc sống, ắt hẳn rằng mỗi người ai trong chúng ta cũng mong muốn có một cuộc sống thật tốt đẹp và hạnh phúc nhưng đối với tôi một cuộc sống hạnh phúc đã không còn tồn tại vào năm tôi lên ba tuổi khi thần chết đã cướp đi người mẹ mà tôi yêu quý và người cha mà tôi luôn kính trọng.
Những người Thầy khả kính
Phật pháp và cuộc sống 21:55 20/11/2024Sự thật thì làm cha mẹ, ai cũng muốn con của mình được sống hạnh phúc, thành công. Họ chấp nhận hy sinh mọi thứ để đánh đổi cuộc đời cho những đứa con thơ, bởi lẽ không có cha mẹ nào mà chẳng thương núm ruột của mình dứt ra.
'Ru những muộn phiền' để lòng bình yên đi qua giông bão
Phật pháp và cuộc sống 19:22 20/11/2024Tập thơ 'Ru những muộn phiền' là sáng tác đầu tay của Cao Thanh Hương sau gần 20 năm hoạt động trong lĩnh vực báo chí. Ở tác phẩm này, cô thể hiện những cảm xúc của người đã trải qua một vài biến cố. Có buồn, có đau nhưng không trốn tránh...
Xem thêm