Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ sáu, 14/05/2021, 13:05 PM

Từ chiến tranh ở Israel, lý giải vì sao có chiến tranh từ quan điểm Phật giáo

Xung đột Israel - Palestine diễn biến ngày càng khốc liệt khiến cộng đồng quốc tế lo ngại bùng nổ chiến tranh toàn diện. Nguyên nhân của chiến tranh được Phật giáo luận giải như thế nào?

Trong thế gian này hận thù không bao giờ làm chấm dứt hận thù, chỉ có không hận thù mới xoá tan hận thù. Đó là quy luật tự ngàn xưa.

Phật giáo được xem là gắn liền với bất bạo động và hoà bình. Trong hệ thống giá trị của Phật giáo ý niệm này đã biểu hiện rỏ nét. Dù nói như vậy không có nghiả là Phật tử luôn đưọc sống trong an lành, các quốc gia theo Phật giáo đều phải đồng gánh chịu chung cảnh chiến tranh và xung đột, khi mà hầu hết các lý do cho các cuộc chiến lại xảy đến từ nơi khác. Vấn đề là làm sao tìm ra một luận giải hợp lý về bạo lực theo quan điểm Phật giáo có thể chấp nhận được và xem Phật giáo như có một phương tiện dồi dào đặc biệt để sử dụng trong việc giải quyết các tranh chấp. Nhìn chung, hầu hết tại châu Á, có người nhận ra rằng Phật giáo được coi như có tác dụng chung nhằm đem lại tính nhân bản, xoa dịu sự quá khích của bạo quyền và quân phiệt, giúp cho các đế quốc rộng lớn (thí dụ như Trung Quốc) tồn tại mà không có nội chiến hay có những cuộc chiến bị khích động nhằm chống lại những người không theo đạo Phật, dù rất hiếm. Hơn nửa, trong chiến cuộc, các tu viện Phật giáo luôn là những nơi trú ẩn an lành.

Lửa khói bốc lên sau cuộc không kích của Israel nhằm vào dải Gaza hôm 12-5

Lửa khói bốc lên sau cuộc không kích của Israel nhằm vào dải Gaza hôm 12-5

Quan điểm của Phật giáo về chiến tranh và xung đột

Nguy cơ chiến tranh toàn diện giữa Israel và Palestine

Đặc phái viên của Liên Hợp Quốc về hòa bình Trung Đông Tor Wennesland cảnh báo vòng xoáy bạo lực giữa Israel và Palestine đang có nguy cơ trở thành cuộc chiến toàn diện. “Dừng bắn ngay lập tức, chúng ta đang leo thang thành chiến tranh toàn diện. Giới lãnh đạo tất cả các bên phải có trách nhiệm xuống thang căng thẳng”, ông kêu gọi. Theo ông Wennesland, cái giá cho chiến tranh ở Dải Gaza là tàn phá và chính những dân thường phải trả.

Israel hiện đã điều 80 chiến đấu cơ không kích Gaza và đã huy động lực lượng bộ binh, thiết giáp đến củng cố cho lực lượng đã tập hợp sẵn ở biên giới. Thủ tướng Benjamin Netanyahu đã tuyên bố tình trạng khẩn cấp tại thành phố Lod, nơi cảnh sát Israel cho biết đã có “bạo loạn diện rộng bùng nổ giữa một số công dân Ả Rập”.

Dải Gaza chìm trong khói lửa vào sáng 12.5 sau đợt không kích của Israel.

Dải Gaza chìm trong khói lửa vào sáng 12.5 sau đợt không kích của Israel.

Luận giải của Phật giáo về nguyên nhân của tranh chấp, bạo lực

Đối với Phật giáo, các nguồn gốc của mọi hành vi tác hại, thí dụ như ham muốn, thù hận và cảm nhận sai lầm được coi như là cội rể cho mọi sự xung đột của con người (1). Khi đã nghĩ như vậy, người ta luôn cho rằng „tôi có quyền và muốn có quyền“, để mà ngược đải người khác(2). Xung đột khởi đầu từ sự ràng buộc vào vật chất: lạc thú, tài sản, đất đai, giàu sang, độc quyền kinh tế và ưu thế chính trị. Phật dạy rằng ý nghiả của lạc thú sẽ đưa ta đến chỗ tìm nhiều lạc thú hơn nữa, từ đó đưa tới sự xung đột giửa con người với nhau, kể các bậc trị vì, cuối cùng là tranh chấp và gây chiến (3). Sư Đà La, Sàntiveda, một thi sỉ thuộc Đại Thừa khi trích kinh Phật trong tác phẩm của mình đã đề cập rằng khi tranh chấp xảy ra giữa con người thì chính lòng ham muốn chiếm hữu là nguyên nhân (4). Bên cạnh lòng ham muốn có thêm thì chính sự mất mát vật chất cũng là căn cơ của xung đột.

Đức Phật thường đề cập đến những tác dụng xấu khi ta bị ràng buộc vào những định kiến hay giả kiến, những giáo điều, kể cả những quan điểm đúng đắn mà cá nhân ta không hề biết được đó là sự thật (5). Kiểm chứng lối suy nghĩ của mình thời trước đây, Đức Phật cho rằng quan điểm luôn bị giao động như một đám rừng. Cố bám giữ quan điểm có thể coi như dể đưa tới chiến tranh tôn giáo hay ý thức hệ (dù là phòng vệ hay tấn công), thánh chiến, cách mạng đẫm máu và phòng hơi nghạt. Thật vậy, ở thế kỷ XX, hàng triệu người chết vì bị ràng buộc vào một ý thức hệ đặc biệt, mà họ cố tình biện minh cho hành vi của họ: đó là Hitler, Stalin, Khmer Đỏ và các khủng bố đủ loại.

Dân quân Hamas phóng rocket nhằm vào Israel từ Dải Gaza tối 12/5.

Dân quân Hamas phóng rocket nhằm vào Israel từ Dải Gaza tối 12/5.

Đức Phật là người bảo vệ hòa bình, chống chiến tranh

Hận thù, có lẽ được châm thêm vào lúc có xung đột do các phương tiện tuyên truyền, có thể bắt nguồn từ sự ràng buộc vào tài sản hay một số vấn đề nào đó. Dù người ta muốn sống trong yên lành, nhưng họ không thể đạt được. Càng nghĩ quanh quẩn về một vấn đề gì thì tư tưởng của ta sẽ tập trung vào một chủ đề riêng biệt, đưa tới lòng ham muốn, và rồi phân biệt giữa hai hạng người muốn và không muốn, và cuối cùng là thèm khát và thù hận (6) Lo sợ và càng thù hận tác động tới mọi ác nghiệp, dù có được biện minh hay không (7).

Hận thù, có lẻ được châm thêm vào lúc có xung đột do các phương tiện tuyên truyền, có thể bắt nguồn từ sự ràng buộc vào tài sản hay một số vấn đề nào đó. Dù người ta muốn sống trong yên lành, nhưng họ không thể đạt được. Càng nghĩ quanh quẩn về một vấn đề gì thì tư tưởng của ta sẽ tập trung vào một chủ đề riêng biệt, đưa tới lòng ham muốn, và rồi phân biệt giữa hai hạng người muốn và không muốn, và cuối cùng là thèm khát và thù hận (6) Lo sợ và càng thù hận tác động tới mọi ác nghiệp, dù có được biện minh hay không (7).

Chú thích:

1 Nyanapokina, 1978, 40

2 Anguttara Nikàya I.121-2

3 Majjihima Nikàya I 86-87

4 Siksà- samuccaya 20

5 Sutta-Nipàtà 766-975; Premasiri, 1972, The Philosophy of the Atthakavagga , Kandy, Sri Lanka BPS

6 Dìgha Nikàya II 276-277

7 Dìgha Nikàya III.182

Peter Harvey / Đỗ kim Thêm dịch

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Nghiệp chướng hôn trầm, ham mê ngủ nghỉ

Kiến thức 15:02 02/05/2024

Đức Phật dạy rằng có năm triền cái – năm trạng thái tâm lý, tình cảm làm ngăn che trí tánh của con người, còn gọi là năm phiền não nghiệp chướng, đó là: ái dục, sân hận, trạo cử, hôn trầm, nghi hoặc, làm trở ngại trên đường tu tập thiền định, phát triển trí tuệ, thành tựu Phật đạo.

Ngộ ra những điều “không thể được” để tùy duyên tiếp vật, sống tự tại an nhiên

Kiến thức 13:05 02/05/2024

Khi nhìn trẻ con khóc lóc cố đòi cho bằng được những vật ngoài khả năng sở hữu của cha mẹ nó, người lớn chúng ta hay mỉm cười cảm thông độ lượng. Chỉ có trẻ con mới cố đòi những vật “không thể được”. Khi nào lớn khôn các cháu sẽ hiểu.

Tụng kinh là ở gần Phật

Kiến thức 09:55 02/05/2024

Là Phật tử dù xuất gia tu hành hay cư sĩ Phật tử tại gia cũng phải thường xuyên tụng kinh niệm Phật ngồi thiền. Như thế không khác gì chúng ta đang ở gần Phật, được Phật giáo hoá, tăng trưởng tâm Phật.

Tâm ý là kẻ tạo tác cảm nhận của chúng ta

Kiến thức 09:12 02/05/2024

Theo quan điểm của Phật giáo thì chẳng có ích lợi gì trong việc tìm kiếm khởi thủy của đời sống và điểm bắt đầu của những trạng thái nhiễu loạn của chúng ta.

Xem thêm