Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Chủ nhật, 29/03/2020, 15:00 PM

Quan điểm của Phật giáo về cơ thể và sức khỏe thể chất

Cơ thể con người vừa là phương tiện để chúng ta tiếp xúc với thề giới, vừa là sự biểu lộ vật lý của tâm thức chúng ta.

 > Ăn chay trường đúng cách để bảo vệ sức khỏe

Trong quan điểm của Phật Giáo, cơ thể của mỗi người chúng ta, cả hình dạng và cấu trúc, là kết quả của nghiệp quá khứ của chúng ta. Cơ thể con người vừa là phương tiện để chúng ta tiếp xúc với thề giới, vừa là sự biểu lộ vật lý của tâm thức chúng ta. Với một phương tiện quan trọng như thế, cơ thể phải được chăm sóc đúng đắn – nghĩa là, con người không được hành hạ nó bằng thực phẩm, rượu, thuốc, hay đè nặng nó với sự trụy lạc quá đáng và sự mất mát.

Ngay dù giác ngộ, mục đích cao nhất của Phật Giáo, cũng không thể đạt được bằng sự hành xác, như đã được chứng kiến trong kinh nghiệm cá nhân của Đức Phật. Điều này là bởi vì sự tương quan, tương duyên, tương tức, tương nhập của tâm và thân. Trí tuệ sáng suốt chỉ có thể thành đạt khi thân thể khỏe mạnh và mọi chức năng của cơ phận trong người đều đầy đủ.

Ngay dù giác ngộ, mục đích cao nhất của Phật Giáo, cũng không thể đạt được bằng sự hành xác, như đã được chứng kiến trong kinh nghiệm cá nhân của Đức Phật.

Ngay dù giác ngộ, mục đích cao nhất của Phật Giáo, cũng không thể đạt được bằng sự hành xác, như đã được chứng kiến trong kinh nghiệm cá nhân của Đức Phật.

Thiền định và sức khỏe

Theo Phật Giáo, bất cứ đời sống nào mà chỉ biết mưu cầu lợi ích cho chính mình là đời sống không giá trị. Do đó, Phật Giáo khuyến khích chúng ta dùng thân thể này cho những mục đích cao cả hơn, đặc biệt cho việc thành đạt mục đích tối thượng niết bàn, giải thoat khỏi vòng sanh tử vô tận. Việc thực tập liên tục nền đạo đức và thiền định sẽ giúp chúng ta tự chế với ham muốn, cảm giác, và vị kỷ.

Sức khỏe thể lực được Phật Giáo xem như là được tạo thành bởi chức năng bình thường của thân thể và các cơ phận tương quan tương duyên của nó. Khi một cơ phận không làm tròn chức năng, thì sự suy nhược và bệnh tật phát sinh. Chức năng bình thường của các cơ phận trong thân thể là kết quả của sự hài hòa và thăng bằng của tứ đại (4 yếu tố) trong thân thể: đất, nước, gió, và lửa. Nếu sự quân bình bị đánh mất, chức năng bình thường bị đổ vỡ và tình trạng bệnh tật xuất hiện. Việc chữa trị là phục hồi lại sự quân bình này, đó là, làm cho toàn bộ cơ thể khỏe mạnh, mà không chỉ có một bộ phận đau khổ vì bệnh, trong điều kiện tốt.

Con người hoàn hảo hay sống khỏe không có nghĩa là không có tất cả đau đớn và khổ sở trong đời sống mà phải biết cách ứng phó với đau đớn và khổ sở và biết khám phá cách dùng nó và vượt qua nó vì mục đích phát triển cá nhân và thông cảm những người khác.

Con người hoàn hảo hay sống khỏe không có nghĩa là không có tất cả đau đớn và khổ sở trong đời sống mà phải biết cách ứng phó với đau đớn và khổ sở và biết khám phá cách dùng nó và vượt qua nó vì mục đích phát triển cá nhân và thông cảm những người khác.

Tác dụng của nhạc Thiền đối với trí tuệ và sức khỏe

Vì mỗi bộ phận của cơ thể con người liên kết với những bộ phận khác, cho nên để có sức khỏe thì cả cơ thể phải ở trong điều kiện tốt. Trong quan điểm thực tế rằng cơ thể, giống như tất cả mọi hiện tượng, luôn luôn trong tình trạng thay đổi, sa sút, suy sụp, thì sức khỏe thể chất không thể kéo dài lâu. Không thể có một cơ thể khỏe mạnh hoàn toàn và không bệnh tật cả đời. Đời sống con người không thể tránh được bệnh tật ở mọi giai đoạn. Bệnh nhắc nhở sự mỏng manh của con người.

Điều này cho thấy rằng sức khỏe hoàn hảo là tình trạng hoàn toàn không thể đạt được. Do vậy, con người hoàn hảo hay sống khỏe không có nghĩa là không có tất cả đau đớn và khổ sở trong đời sống mà phải biết cách ứng phó với đau đớn và khổ sở và biết khám phá cách dùng nó và vượt qua nó vì mục đích phát triển cá nhân và thông cảm những người khác.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Phật dạy thần chú phá trừ những việc xấu ác

Kiến thức 17:33 26/04/2024

Nếu người trì tụng muốn làm pháp này được thành tựu, trước cần phải sạch sẽ trai giới, phát tâm chí thành tụng đà-ra-ni 10 vạn biến cho được thuộc làu rồi, nhiên hậu mới tùy chỗ làm phép được thành tựu.

Thực hiện ước mơ

Kiến thức 13:50 26/04/2024

Người có phước đức, định lực, trí tuệ là điều kiện cần để thực hiện được ước mơ của mình. Không có phước đức trí tuệ thì sẽ rất khó thực hiện được ước mơ của mình. Sống thế nào có thể tăng trưởng phước đức định lực trí tuệ?

Làm thế nào để niệm Phật trong chánh niệm?

Kiến thức 09:52 26/04/2024

Niệm sáu chữ hồng danh Nam Mô A Di Đà Phật tưởng dễ mà không hề dễ chút nào. Bởi mỗi khi chúng ta khởi lên một câu Phật hiệu thì kèm theo đó là những vọng tưởng khởi lên. Bài viết với mong muốn giúp người học Phật tìm được sự nhất tâm trong câu niệm Phật.

Tôi là ai? Ta là ai? Chúng ta là ai?

Kiến thức 08:45 26/04/2024

Một câu hỏi tưởng như không cần thiết, nhưng thật ra là rất cần thiết cho đời sống có ý nghĩa của con người.

Xem thêm