Quặn lòng với cậu học trò mồ côi ở trọ, ăn mì gói mong học đại học
Không thể kìm được nước mắt khi chứng kiến cậu học trò sau giờ học lại lủi thủi ra về một mình, nhưng cũng không có tổ ấm để quay về.
Em không cha, cũng đã mất mẹ, suốt 3 năm qua Nguyễn Phan Nguyên Trường chỉ một mình trong căn phòng trọ nhỏ bé với ước mơ cháy bỏng được học đại học.
Cậu học trò nghèo vượt lên nghịch cảnh
14 tuổi đã sống cảnh đời mồ côi
Những ngày đầu hè, căn phòng trọ trên gác lửng ở đường Đặng Văn Bi, P.Bình Thọ, TP.Thủ Đức (TP.HCM) của cậu học trò lớp 12A13 Trường THPT Thủ Đức nóng hầm hập nhưng vẫn không ngăn được quyết tâm ôn bài thật tốt để nuôi ước mơ vào giảng đường đại học.
Năm Trường học lớp 1, ba bị ung thư gan và mất. Từ đó một mình mẹ làm công nhân nuôi Trường ăn học. Cuộc sống lúc đó vô cùng khó khăn khi đồng lương công nhân ít ỏi mà bao nhiêu thứ phải lo, nhưng mẹ lúc nào cũng dặn dò Trường phải luôn cố gắng học. Thương mẹ lại hiếu học nên em luôn đạt thành tích học sinh giỏi nhiều năm liền.
Tưởng rằng cuộc đời bù đắp cho 2 mẹ con, thế nhưng đến năm Trường học lớp 8 thì biến cố một lần nữa lại ập đến, mẹ bị ung thư vú và cũng qua đời để lại một mình em. Cả bầu trời như sụp đổ trước mắt cậu bé.
Sau khi mẹ mất, Trường được dì ruột đưa về cưu mang, nhưng vì không sống được với dượng, nhiều lần dượng nói những lời khó nghe khiến em tủi thân, nên dì đành để em một mình đi ở trọ.
“Tôi buôn bán áo quần ngoài chợ nhưng một tuần chỉ được cho bán 3 ngày, lại lớn tuổi rồi (65 tuổi) không thể chạy bán được nhiều nơi, nên cũng đành chịu. Tiền bán được cũng chỉ đủ trang trải cuộc sống hằng ngày, nên cũng phải cố gắng rồi chạy vạy nhưng cũng thiếu trước thiếu sau, không thể lo đầy đủ cho cháu nên thương cháu vô cùng”, cô Nguyễn Thị Xuân, dì của Trường, nghẹn ngào chia sẻ.
Ngày Trường một thân một mình ra ở trọ, chỉ có hành trang là mấy bộ đồ, chiếc chiếu, cái chăn và vài dụng cụ để cậu học trò có thể tự nấu ăn hằng ngày. Nhìn cái chăn cũ kỹ, chiếc chiếu đã sờn rách khắp nơi, Trường bảo đã 3 năm rồi chưa thay mới nhưng không dám báo với dì vì sợ dì lại thêm gánh nặng.
Nhân duyên trở thành bác sĩ giỏi của một học trò nghèo Hà Tĩnh
Bao năm qua, cứ học xong là Trường về phòng trọ ngay, chưa một ngày dám đi chơi với bạn bè vì biết bản thân không có tiền. Về phòng, em lại lủi thủi nấu cơm, có hôm thì luộc quả trứng, có hôm thì pha gói mì tôm để ăn.
“May trời thương, em ăn gì cũng được. Bữa nay còn đỡ, những ngày trong dịch rất khó khăn, dì không đi làm được nên cũng không có tiền gửi cho em, những tháng ngày đó em suốt ngày ăn mì gói của các nhà hảo tâm cho”, Trường nhớ lại.
Khát khao được học đại học
Trường có gương mặt rất hiền và nụ cười tươi, nhưng ẩn đằng sau là cả một cuộc đời đầy bất hạnh. Mỗi lần nhắc đến mẹ, dù em bảo đã quen dần với cảm giác một mình, nhưng ánh mắt vẫn ngấn lệ.
“Thường cứ về đêm, nằm một mình là em lại nhớ mẹ, tủi thân và khóc. Ngày xưa lúc mẹ mới mất, khi ấy em vẫn còn ngây thơ chưa lo nghĩ gì nhiều. Nhưng từ lúc một mình đi ở trọ, đêm đến vừa nhớ mẹ, vừa thấy lo cho tương lai. Dì em cũng lớn tuổi rồi, lại phải lo cho gia đình riêng, cũng không thể lo cho em mãi được. Cũng có lúc em đã nghĩ đến việc nghỉ học vì sợ không thể tiếp tục, nhưng nhớ lại ước nguyện của mẹ lúc qua đời thì em phải cố gắng nhiều hơn”, cậu học trò bộc bạch.
Năm học lớp 12, cũng vì khó khăn của dịch bệnh nên Trường muốn đỡ đần bớt một phần gánh nặng cho dì, mỗi tuần tranh thủ ngày thứ bảy, chủ nhật em đi chạy bàn cho quán phở ở gần nhà. Mỗi giờ được trả công 20.000 đồng, số tiền này cậu học trò để dành và lo việc ăn uống hằng ngày.
Thấu hiểu được hoàn cảnh của Trường, năm lớp 12, cô giáo chủ nhiệm và các thầy cô ở trường mở lời dạy thêm miễn phí để cậu học trò 12 năm liền học sinh giỏi và nhiều năm đứng nhất lớp có thể chắc chắn hơn với cánh cổng vào giảng đường đại học. Thế nhưng, điều Trường lo sợ nhất chính là tiền đâu để học tiếp, mặc dù đây là ước mơ lớn nhất cuộc đời em, cũng là điều mà mẹ em lúc còn sống trông mong nhiều nhất.
Cô Lê Thị Mỹ Dung, giáo viên chủ nhiệm lớp 12A13, kể: “Trường là một học sinh rất ngoan hiền và học giỏi, dù hoàn cảnh khó khăn và bất hạnh nhưng em rất nghị lực. Tôi luôn động viên và khuyên em cứ ráng học và thi thật tốt, rồi cô sẽ vận động các nhà hảo tâm để hỗ trợ thêm, nhưng đến giờ vẫn chưa tìm được đơn vị hay cá nhân nào giúp đỡ để cho em an tâm mà thi tốt kỳ thi sắp tới”.
Nữ Vương - Báo Thanh Niên
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Người đàn ông 47 tuổi hiến tạng cứu sống 5 người
Gieo mầm thiện 16:37 23/12/2024Sáng ngày 20/12, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Dương thông báo đã phối hợp với các đơn vị chuyên môn tổ chức lấy và vận chuyển thành công 4 đơn vị tạng từ một người đàn ông chết não để ghép cho các bệnh nhân cần cứu trợ. Đây là một nghĩa cử nhân văn, góp phần mang lại cơ hội sống cho nhiều người.
Đưa tạng chàng trai chết não đi 3 miền để ghép cứu người
Gieo mầm thiện 09:30 03/12/2024Trong 24 giờ đợi bác sĩ đánh giá chết não, chàng trai 18 tuổi chuyển biến nặng tưởng chừng tử vong, song đã giữ được nhịp tim đến cùng dưới sự hỗ trợ của máy móc để hiến tạng cứu 7 người.
Chùa Tường Nguyên khởi công xây dựng 2 cầu bê-tông nông thôn tại tỉnh Hậu Giang
Gieo mầm thiện 05:20 02/12/2024Ngày 1-12, Đại đức Thích Minh Phú, Phó Thường trực Ban Từ thiện xã hội GHPGVN TP.HCM, trụ trì chùa Tường Nguyên (Q.4, TP.HCM) tổ chức khởi công xây dựng công trình cầu nông thôn tại tỉnh Hậu Giang.
Chùa Bồ Đề - mái ấm nơi cửa Phật
Gieo mầm thiện 10:20 01/12/2024Chùa Bồ Đề ở phố Phú Viên, phường Bồ Đề, quận Long Biên (Hà Nội) là nơi cưu mang những mảnh đời bị bỏ rơi giữa chốn nhân gian. Đây không chỉ là nơi tu hành đạo Phật mà còn là mái ấm của những em nhỏ có hoàn cảnh éo le.
Xem thêm