Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ năm, 03/12/2020, 11:20 AM

Nghị lực phi thường của những người khiếm khuyết, kém may mắn

Sinh ra là một người bình thường có lẽ là điều hạnh phúc và mơ ước của nhiều người kém may mắn khi cơ thể bị khuyết tật. Tuy nhiên, không vì vậy mà họ lại buông xuôi, phó mặc cho số phận. Từ chỗ bi quan và bế tắc, họ đã vươn lên trong cuộc sống và tỏa sáng giữa đời thường.

Mái ấm Thiện Duyên - Nơi cưu mang những mảnh đời bất hạnh

Sự sống vô cùng tận, như cây trong rừng: có loài cao vút như ngọn tháp, có cây nhỏ nhoi hiền hòa dưới mặt đất, có cây gai góc và bao nhiêu cây dị hình dị tướng, mát cành mất ngọn...vẫn chan hòa sinh sôi dưới ánh nắng mặt trời, phô bày sự đa dạng của sự sống.

Xã hội cũng mênh mông, không thể khác: có số phận may mắn sinh ra từ thảm nhung mềm, từ lúc cất tiếng khóc chào đời đến trưởng thành, lập nghiệp, mọi thứ đủ đầy. Có người đẹp đẽ lung linh nhân dáng, từ nhà bước lên bục hoa khôi hoa hậu trung tiếng vỗ tay chúc mừng và ánh đèn. Có người dũng mãnh trên đường đua bởi cơ bắp vượt trội, lập bao thành tích đến khó tin…

Có người ngay lúc trong bụng mẹ đã thua thiệt, ra đời dị hình dị tướng khiếm khuyết chỗ này chỗ khác, lại nghèo nàn, gian khó từng miếng cơm mang áo, lập thân lập nghiệp trong nhọc nhằn, cũng như trong rừng, có cây ngã đổ, cũng có không ít cây vươn lên thẳng tắp.

Phật cũng đã khái quát hết từ rất lâu, hơn 2.000 năm, trong các lời dạy và được kết tập lại trong các tàng kinh điển quý báu. Nhân sinh mỗi người mỗi nghiệp, thọ mạng khác nhau, căn cơ không đồng, rồi như cây trong rừng, nhân duyên tốt hay nghịch duyên, phát triển hay hoại diệt, trong một biểu diễn chuẩn xác của nghiệp lực. Sự tu học, cố gắng, nỗ lực tự thân cùng hỗ trợ của những người thân thiết, của hoàn cảnh tốt sẽ tất yếu hoán đổi chuyển hóa một chủ thể, và ngược lại, sự buông xuôi, phóng túng, những cản lực, sẽ làm mòn nghiệp lành của một ai đấy, khiến nhân sinh lẽ ra như cây rừng xanh tốt đơm hoa kết trái, lại lụi tàn.

Những số phận kém may mắn

Trên đường đời, người viết gặp bao người khuyết tật ở mức độ khác nhau như những cội cây nghiêng ngả trong rừng; cũng được đọc về bao con người dù chưa được gặp đã cảm động biết bao. Không chỉ được gặp, tôi còn có cơ duyên chung chén trà câu chuyện với những số phận khuyết tật ấy…Họ khác nhau về gia cảnh, tuổi tác, dân tộc, giới tính, nhưng tựu chung đều chào đời trong thân thể khiếm khuyết, một thiệt thòi lớn lao trong một cuộc sống đầy cạnh tranh.

Người có duyên với nghiệp vá đường

Tấm gương Thầy Nguyễn Ngọc Ký 

Không phải chính khách song thầy giáo thiếu đôi tay và dùng đôi chân thành sự nghiệp để trở thành nhà sư phạm có danh phận, đã từ rất lâu thành niềm khích lệ thôi thúc biết bao thế hệ học trò Việt ngoài Bắc trong Nam. “Biết” thầy từ sách Kim Đồng nhưng cơ hồ đã gặp nhiều lần và thân thiết lắm: đến trường, dùng chân viết, thành tài, làm thầy, nổi tiếng, nên danh phận một cán bộ quản lý giáo dục. Thông điệp từ tấm gương của Thầy mạnh mẽ về ý chí. Và minh họa sống động cho câu dân gian thường nhắc đi nhắc lại: trời không cho ai tất cả và không lấy của ai tất cả bao giờ. Không có đôi tay quý giá, song ông trời ban cho Thầy Ký một tài năng sư phạm mẫn tiệp, âu cũng lẽ công bằng.

Thầy Nguyễn Ngọc Ký - người Thầy dùng chân viết nên kỳ tích.

Thầy Nguyễn Ngọc Ký - người Thầy dùng chân viết nên kỳ tích.

Nguyễn Vũ Hồng Phong - Vươn lên và đạt thành tựu trong ngành công nghệ thông tin

Hồng Phong ở Đại Ngãi, Kế Sách, Sóc Trăng trong một làng ven quốc lộ dân sở tại gọi thành danh “Cống Đôi”. Phong khi chào đời bình thường, khi còn nhỏ bị bệnh, vào bệnh viện Chợ Rẫy, xuất viện với đôi chân bại liệt hoàn toàn. Mặc cảm lớn lao tưởng đâu nhấn chìm ước mơ cậu bé thông minh nhưng ông trời bù cho cậu một ông bố, một gia đình tuyệt vời: anh Nguyễn Văn Bảo đồng hành cùng con từng bước đường đời bởi sự chia sẻ, đỡ nâng, giáo huấn. Là người có học, cách giúp con của anh rất hiệu quả: con cứ học giỏi tất có bạn cõng con đến trường. Anh Bảo dạy con mình như vậy khi Phong mỗi lần đi học về đều khóc vì sự xa lánh của chúng bạn. Rồi Phong học giỏi, rất giỏi, nổi tiếng trong vùng, quả thực bạn học đã cõng cậu đến trường và về nhà. Nguyễn Vũ Hồng Phong thành một danh dự ở đất học Đại Hải - Kế Sách. Phong thi vào đại học công nghệ thông tin, thành lập trình viên chuyên nghiệp, phục vụ trong trung tâm thẻ một ngân hàng lớn, có vợ con đàng hoàng hạnh phúc. Từng ăn cơm cùng Phong, trò chuyện, từng lần đầu tiên chạm vào chiếc máy tính khi cậu mang về từ đại học khi hè, cảm phục con người này về hai lẽ: ý chí, sự thông minh. Ông trời dường như bù cho cậu thật nhiều?

Hồ Hữu Hạnh - Bài ca về cuộc sống 

Khác Thầy Nguyễn Ngọc Ký hay Nguyễn Vũ Hồng Phong, tân sinh viên đại học Lạc hồng TP Biên Hòa - Đồng Nai đang học năm thứ nhất ngành công nghệ thông tin, cậu bị thiếu hai tay ngay từ chào đời, tức chưa từng vẫy tay hay cầm bút một lần, bác sĩ đã giấu sản phụ - mẹ cậu Hạnh - về tình trạng khuyết tật của bé sơ sinh vì sợ sốc hậu sản. Câu chuyện cổ tích theo mô típ “Trần Minh khố chuối” bắt đầu từ đấy, lúc Hạnh ra đời, năm 2000.

Song thân nghèo khó, làm rẫy quanh năm trên mảnh đất hẹp ở Định Quán, Đồng Nai, nét mặt khắc khổ đen sạm nắng gió và sự lo âu của cuộc mưu sinh. Hạnh lớn dần bởi bát cơm nhà nghèo, đi học dù mấy lần bị nhà trường từ chối. Cũng như Hồng Phong, cậu mơ ngành máy tính và quyết chí theo đuổi giấc mơ. Nét mặt cha mẹ cậu tươi dần khi Hạnh như cội cây tật nguyền đâm chồi nẩy lộc hàng ngày chứ không ngã đổ cho dù sự gian khó đường học vấn của cậu học trò đùa với con chữ bằng đôi chân thực vô vàn.

Tấm gương Hồ Hữu Hạnh.

Tấm gương Hồ Hữu Hạnh.

Sư thầy thiện tâm và nhân duyên với những đứa trẻ bị bỏ rơi

Đường đời của Hạnh may mắn hơn cậu Phong và Thầy Ký ở chỗ xã hội ngày nay đã có phong trào hành thiện sôi nổi, những bàn tay chìa ra nâng đỡ cho Hạnh từ chiếc xe điện cho người khuyết tật và những trợ giúp khác, đến chuyến bay trong mơ đưa Hạnh đến văn phòng Google ở Singapore hồi năm ngoái...

Bỏ dở một năm sau khi tốt nghiệp THPT ở Định Quán, năm học mới này Hạnh đã chính thức trở thành tân sinh viên Đại học Lạc Hồng ở tỉnh lỵ Biên Hòa, chạm tay vào mơ ước. Cha mẹ nghèo quanh năm cuối rẫy để trang trải cuộc sống nhưng đã trồng được một cội cây xinh tươi vô giá, một đứa con tật nguyền bản lĩnh. Ông trời cho họ không ít.

Không ít người thất bại tìm cách đổ lỗi cho mọi thứ, như trong bóng đá đội thua thiếu dũng khí nhìn vào sự thực, đổ cho thời tiết, trọng tài, khán giả...hay trái bóng không chuẩn. Hãy nhìn xem những con người khiếm khuyết, xuất thân nghèo khó, mọi thứ cứ như đồng lòng chống lại họ, vậy mà họ vươn lên kiên cường ngoạn mục. Những gia đình có điều kiện, con cái vướng ma túy, tội phạm, thất học, âu rằng hạnh phúc có hiện hữu? Từ những tấm gương nghị lực vươn lên trong cuộc sống như Hồng Phong, Hữu Hạnh...khiến chúng ta suy ngẫm lại. Thay vì mất thời gian đổ lỗi cho hoàn cảnh, những con người khuyết tật đã bằng nghị lực và tài năng của mình truyền đi thông điệp vô cùng lành lặn, ngợi ca cuộc đời.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Tuổi nào cho em

Góc nhìn Phật tử 13:43 22/11/2024

Tôi vác ba lô trên lưng trở về sau chuyến hành trình nơi đất khách, trong hành trang tôi mang vài thứ từ quê xa làm quà cho anh em. Vừa bước vào cổng chùa nghe hơi lạnh… thoáng mùi chia ly.

Đạo Phật là lối sống đẹp để hướng đến việc hoàn thiện bản thân

Góc nhìn Phật tử 10:24 22/11/2024

Trong cuộc hành trình tìm kiếm ý nghĩa đích thực của cuộc đời, Đạo Phật xuất hiện như một ánh sáng soi đường, giúp con người thấu hiểu chính mình và hoàn thiện bản thân.

Để Sư nấu

Góc nhìn Phật tử 10:06 22/11/2024

Cách đây chừng sáu năm, ngày đó tôi đang là một sinh viên năm thứ ba, sống chung phòng trọ với bảy người bạn nữa ở khu Làng Đại Học Thành phố Hồ Chí Minh. Tuy chung trọ nhưng chẳng ai cùng quê với nhau cả, Bắc – Trung – Nam đều có.

Nói xấu người

Góc nhìn Phật tử 09:51 22/11/2024

Đã nhiều lần tự hứa với bản thân sẽ không bao giờ nói xấu người khác, thế nhưng đâu cũng lại vào đó, cứ hễ tụm năm tụm ba là không nói chuyện của người này cũng nói người khác, hoặc khi ai đó nói về chuyện của người khác dù không nói ra nhưng vẫn có những ý nghĩ xấu, không tốt về họ.

Xem thêm