Thứ bảy, 21/08/2021, 08:21 AM

Quan niệm Báo hiếu của thế gian và Phật giáo

Tam tạng Thánh giáo của đạo Phật đề cập rất nhiều về tinh thần hiếu đạo. Đức Thế Tôn trong nhiều đời nhiều kiếp tu nhân hiếu đến kiếp này thành Phật. Ngay cả khi đã thành Phật rồi, Ngài vẫn thực hành hiếu đạo.

Trong kinh điển, rất nhiều đoạn Ngài nói về chữ hiếu, nhắc nhở mọi người thực hiện chữ hiếu như một trong các pháp tu.

Hòa Thượng Thích Bảo Nghiêm Phó chủ tịch Hội Đồng Trị Sự – Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam, Trưởng Ban Hoằng Pháp Trung ương.

Hòa Thượng Thích Bảo Nghiêm Phó chủ tịch Hội Đồng Trị Sự – Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam, Trưởng Ban Hoằng Pháp Trung ương.

Trong suốt hàng nghìn năm lịch sử dân tộc Việt Nam, tổ tiên cha ông ta đều dạy con cháu tinh thần hiếu đạo. Vì lẽ đó, nền văn hóa đạo đức của người Việt và chữ hiếu trong đạo Phật đã cùng nhau sẻ chia và cộng hưởng giá trị tinh thần chung cao quý đó.Trong những tháng 7 âm lịch này, ai cũng luôn tưởng nhớ tới cha mẹ, nghĩ tới công lao của cha mẹ là điều quan trọng nhất. Ở dân gian quan niệm rằng “cúng cả năm không bằng Rằm tháng 7”. Vì vậy, có thể thấy giữa quan niệm dân gian và lời Phật dạy đều đề cao lòng biết ơn cha mẹ, phụng thờ Tổ tiên.

Tuy nhiên, nhìn về phong tục, tập quán, nghi lễ của thế gian và những nghi lễ truyền thống trong các tự viện có hai điểm khác nhau.

Thứ nhất, những nghi lễ, quan niệm, tập tục khẩu truyền về chữ hiếu được lưu truyền ở dân gian dưới dạng các câu ca dao, tục ngữ ở thế gian. Theo quan niệm của thế gian, tháng 7 âm lịch là tháng tất cả các vong linh được nhờ ơn Phật tế độ mà thoát khỏi chốn khổ đau. Tổ tiên ta từ xa xưa đã tin vào sự gia trì của Phật và những lời Ngài dạy.

Người xưa quan niệm tháng 7 là tháng báo hiếu cúng ông bà cha mẹ, là một trong những nghi lễ lớn. Nếu như tháng Giêng cầu an cho người hiện tại thì tháng 7 là cầu mong cho người quá cố siêu thoát. Đặc biệt hơn, theo quan niệm dân gian dù bận bịu đến mấy, rằm tháng 7 luôn phải có mâm cơm cúng ông bà, Tổ tiên.

Khi Phật giáo truyền vào nước ta thì giáo lý Phật giáo Việt Nam với đặc trưng văn hóa dân tộc Việt Nam đã hòa quyện thành một bản sắc văn hóa đậm đà. Có những nghi lễ Phật giáo hòa quyện vào tín ngưỡng của thế gian, nhưng cũng có những nghi lễ của Phật giáo, thế gian cũng hòa quyện vào đó. Ví dụ như: tháng Giêng quan trọng nhất là ngày mùng 1 Tết. Đây là ngày được quan niệm là ngày đẹp nhất, ngày cầu mong sự an lạc và suôn sẻ nhất cho 365 ngày sau. Tất cả những điều hay, đẹp, tốt đều ở ngày mùng 1 Tết.

Khi Phật giáo truyền vào nước ta, chư Tổ đã uyển chuyển lấy sự an yên của dân tộc làm niềm an lạc của Phật giáo. Trong suốt chiều dài lịch sử từ khi bắt đầu du nhập cho tới bây giờ, Phật giáo luôn đồng hành với dân tộc. Không biết từ khi nào chư Tổ đã đưa lễ vía Đương Lai Hạ Sinh Di Lặc Tôn Phật vào ngày mùng 1 Tết, với hình tượng Đức Di Lặc được tạc khác với tất cả các Đức Phật khác. Đức Di Lặc có hình tướng bệ vệ đôn hậu, tâm hồn phóng khoáng hoan hỷ. Chư Tổ đã kết hợp sự mong muốn, cầu nguyện, ước vọng của thế gian để đưa hình ảnh Đức Phật Di Lặc đản sinh vào ngày mùng 1 Tết.

Tháng 7 là nghi lễ xuất phát từ tinh thần Hiếu đạo theo quan niệm Đại thừa giáo của Tôn giả Mục Kiền Liên. Sự tích Đức Phật chỉ Tôn giả Mục Kiền Liên cầu Tăng trong ngày Tự tứ bởi tháng 7 là tháng quan trọng nhất đối với Phật giáo Đại thừa, là tháng mãn hạ của chư Tăng. Thế gian, mỗi một năm sau 365 ngày trôi qua thì được nhận một tuổi. Nhưng trong Phật giáo, các vị Đại đức Tăng, Ni phải nhập hạ ba tháng, tịnh tu tam nghiệp, lấy giới học, định học và tuệ học trên phương diện tu Phúc và tu Tuệ, nghiêm trì thi la tịnh giới trong ba tháng để đến ngày cuối cùng, làm lễ Tự tứ tức là kiểm điểm, xét soi, nhìn nhận trong ba tháng cộng trụ với nhau, có điều gì lỗi lầm hãy bảo cho nhau, đoàn kết trong sự tụ họp và giải tán trong sự đoàn kết.

Như vậy, lễ tháng 7 là lễ của Phật giáo và chính vì vậy mà Phật chỉ cho Tôn giả Mục Liên trượng thừa vào Tăng lực, sự chú lực của chư Tăng trong ngày Tự tứ để cứu vong mẫu. Đây là ngày của Phật giáo về đạo Hiếu, về quan niệm của chữ Hiếu. Thì nhân gian cũng học tập vào điều đó: “Cúng cả năm, không bằng Rằm tháng Bảy”.

Cái thứ hai, mong cha mẹ giải thoát, đưa cha mẹ về chùa để cầu siêu cho cha mẹ, mong cho hương linh được siêu sinh thoát hóa, thoát ba đường khổ đó là địa ngục, ngạ quỷ, súc sinh và còn mong cho cha mẹ ra khỏi lục đạo luân hồi, trời cũng không mong lên mà siêu sinh về cảnh giới an lành của Phật. Nếu như vong linh chưa về với cảnh giới Phật thì trong sáu đường đó, trời, người, A-tu-la là ba đường thiện, địa ngục, ngạ quỷ, súc sinh là ba đường ác. Sinh làm trời hay người cũng tốt. Trở lại làm người có 5 phước báo, đó là làm thân người đầy đủ, sinh vào chốn phồn hoa, được gặp Phật, nghe Pháp, được sinh hoạt đạo tràng.Từ đó, các vị dù ở nhân gian hay Phật pháp, hãy làm điều thánh thiện trong mùa báo hiếu này.

Mùa Vu Lan hiếu hạnh - vẹn tròn nghĩa ân đã nhắc cho chúng ta tưởng nhớ về ân đức sinh thành dưỡng dục, hướng tâm về cha mẹ, dù còn tại thế hay đã quá vãng.

Mùa Vu Lan hiếu hạnh - vẹn tròn nghĩa ân đã nhắc cho chúng ta tưởng nhớ về ân đức sinh thành dưỡng dục, hướng tâm về cha mẹ, dù còn tại thế hay đã quá vãng.

Thứ nhất, là cúng kính. Nhưng mà cúng kính cũng không quan trọng bằng cách đối đãi với người sống, sống mà tốt thì chết cũng tốt. Cha mẹ còn đang hiện tại đây, đợi gì phải đến ngày Tết mới biếu manh áo mới, mới dâng bát canh ngọt, hãy về bên cha mẹ, thăm hỏi, an ủi, động viên.

Thời công nghệ 4.0, chúng ta dùng điện thoại nhắn tin, gọi điện để hỏi thăm cha mẹ. Ở xa bên đây bán cầu, bên kia bán cầu vẫn liên lạc được với nhau, qua hình ảnh Zalo, qua các trang mạng vẫn gọi được, vẫn nhìn được hình, vẫn nghe thấy tiếng. Thời hiện đại này hơn các cụ ngày xưa là như vậy. Ngày xưa bặt vô âm tín, nhưng bây giờ thì không sợ.

Thứ hai, luôn cầu nguyện cho cha mẹ hiện tại tăng Phúc tăng Thọ, hỏi thăm, săn sóc cha mẹ khi ốm đau. Còn với ông bà tiên tổ quá vãng, chúng ta làm nhiều việc thiện: chăm lo cho mọi người, làm chùa, tô tượng đúc chuông, làm cầu, bắc quán, cứu người đau khổ, giúp đỡ kẻ nghèo, thương trẻ mồ côi…

Còn trong nghi lễ, mùng 1 Tết, khi nhân gian trang hoàng đường phố, làng mạc thì chùa chiền cũng trang hoàng cảnh giới. Vậy thì trong tháng 7, chư Tăng trong chùa tụng kinh, dâng cúng lịch đại Tổ sư, cũng thờ phụng lịch đại Tổ sư. Nhân gian Việt Nam thờ cúng ông bà trong ba cấp. Tại gia thì thờ cúng cha mẹ, ông bà. Trong từ đường thì thờ cúng tổ tiên. Cao hơn nữa là làng mạc, thờ những người có công, thờ những vị tổ nghề, thờ những vị được tôn làm Thánh, đứng đầu bảo hộ, che chở cho dân. Trong đất nước thờ quốc tổ, người sáng lập, người khai sáng ra đất Việt của chúng ta – Vua Hùng, Đế vương của các thời đại.

Tinh thần thờ phụng ở thế gian cũng áp dụng trong chùa chiền. Tôi đã nghiên cứu các chùa chiền, kể cả Phật giáo Đại thừa Trung Hoa, Nhật Bản, Hàn Quốc. Ngôi tổ đường của chùa Việt Nam rất giống với đạo thờ ông bà của người Việt. Người Việt cũng thờ tổ tiên, ông bà, cũng cúng kính vào các tuần tiết, các dịp lễ tết. Rằm tháng 7 thì chùa Việt cũng thờ tổ sư, sư trưởng như là người Việt. Bàn thờ tổ cũng rất trang nghiêm, trước là điện Phật, sau là bàn thờ tổ và cũng cúng kính như vậy. Nhưng có một điểm khác là tất cả bằng chay tịnh, không tổn hại đến sinh linh, không phá hoại cuộc sống của người khác và chùa chiền thì không đốt vàng mã.

Ai trong chúng ta cũng phải có tổ tiên, chim phải có tổ, người phải có tông, uống nước phải nhớ nguồn. Giữ gìn cội nguồn, từ cội nguồn mới có mình. Cây phải có gốc, có gốc mới trổ cành, sinh ngọn, phải giữ gìn. Nhưng sự gìn giữ và thực hiện Hiếu đạo của thế gian và của Phật Pháp vẫn có điều khác. Mong rằng những ai là đệ tử Phật, tin theo Phật phải biết ăn chay, giữ gìn giới. Có một số người bây giờ có thể không đi chùa nhưng họ vẫn ăn chay mỗi tháng vài ngày. Đó là họ cũng đang tịnh hóa, thanh lọc thân tâm, họ biết được tác dụng của việc ăn chay, sự nguy hại của việc ăn nhiều động vật và cũng tin về sự tội phúc sát hại. Ông bà ta ngày xưa cũng khuyên mọi người đừng sát sinh.

Từ những phân tích đó, mong rằng mọi người hướng về một mùa Vu Lan thật thanh khiết, thật tao nhã, thật ý nghĩa để hướng tới báo đáp cha mẹ hiện tại, cha mẹ, ông bà, tổ tiên quá vãng. Hồi hướng công đức phước báo lên hai đấng sinh thành. Còn trong đạo Phật thì rộng hơn, báo đáp bốn ân, cho cả Pháp giới. Chữ Hiếu của Phật giáo nó rộng lớn và có ý nghĩa cao cả là vậy. 

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Chú Lăng Nghiêm: Thần chú uy lực nhất trong Phật giáo

Kiến thức 22:01 22/12/2024

Chú Lăng Nghiêm là vua trong các Chú, vì dài nhất và khó nhất trong Phật Giáo. Hầu hết những người xuất gia đi tu, đều phải thuộc lòng Chú Lăng Nghiêm từ lúc mới xuất gia, hoặc cũng có những người thuộc lòng trước khi xuất gia.

Cách tụng thần chú Dược Sư tại nhà Phật tử nên biết

Kiến thức 15:00 22/12/2024

Thần chú là bí mật của Chư Phật. Bạn có nhân duyên với chú nào thì tụng chú ấy. Đừng nay tụng Lăng Nghiêm, mai tụng Đại Bi, mốt tụng Dược Sư…

Chép hồng danh Phật sẽ có công đức lớn

Kiến thức 10:57 12/12/2024

Chép hồng danh Phật hay chép Nam mô A Di Đà Phật là một trong những phương pháp tiêu nghiệp và giúp tăng phước.

Ngày vía Phật A Di Đà là ngày nào?

Kiến thức 09:11 11/12/2024

Ngày vía Phật A Di Đà là ngày tưởng nhớ Đức Phật A Di Đà, tác lễ tri ân công đức mà Ngài đã dày công tạo lập Thế giới cực lạc. Hằng năm ngày vía Phật A Di Đà được tổ chức vào ngày 17/11 âm lịch.

Xem thêm