Tự tử dưới góc nhìn Phật giáo
Dưới góc nhìn Phật giáo, người tự tử là người có tội giết người mặc dù mình tự sát nhưng vẫn có tội như giết người khác vậy. Thậm chí tội giết mình còn nặng hơn tội giết người khác.
Tội giết mình còn nặng hơn tội giết người khác
Trong bối cảnh hiện nay, các bạn trẻ thiếu hiểu biết về bản chất cuộc sống nên rất dễ nảy sinh tư tưởng muốn chấm dứt sự sống.
Vì thế, ngày càng có nhiều bạn trẻ khi gặp chuyện bế tắc trong tình yêu, học tập và công việc,… đều tìm cách giải quyết bằng cách tự tử để không khổ mình và phiền khổ mọi người. Thế nhưng các bạn trẻ ấy lại không hiểu được hệ lụy để lại cho gia đình, bạn bè,...và cho cả chính bản thân các bạn.
Dưới góc nhìn Phật giáo, người tự tử là người có tội giết người mặc dù mình tự sát vẫn có tội như giết người khác. Thậm chí, tội giết mình còn nặng hơn tội giết người khác.
Nói cách khác, tự tử là phạm tội sát sinh. Tội nặng nhất trong tội sát sinh.
Vì thế, nếu muốn tránh khổ đau bằng cách tự sát thì tức là bạn đang đi ngược lại luật nhân quả. Đó là điều không thể.
Chết có thể là hết khổ, nhưng là cái chết kiểu khác, chết thanh thản. Còn chết do tự sát, chắc chắn là một sự tiếp nối vòng xoáy khổ đau hơn. Chẳng hạn, một kẻ giết người, bị xử tù, và rồi tự sát chết, thì với luật pháp thế gian, là hết tội. Nhưng với luật nhân quả thì chết sẽ tiếp tục trả quả khổ và tội còn nặng hơn.
Một vị đại hoà thượng từng chia sẻ: “Kẻ gặp khổ mà đứng lại là kẻ hèn nhát chỉ biết kêu khóc, rên la, than thân, trách phận, oán trời trách người, làm như vậy có lợi ích gì? Hoặc vào chùa cúng bái, tế lễ, cầu xin thì cũng chẳng bao giờ giải quyết được gì? Hoặc trốn bỏ đi tu vào chùa thì những người này có tìm sự giải thoát chỗ nào được, đó là hạng người tránh né. Kẻ gặp khổ cầm dao tự sát, hay uống thuốc độc hoặc thắt cổ, nhảy sông trầm mình tự tử, đó là những người trôi dạt, những người hèn nhát, những người này bị nhân quả xỏ mũi, những người này nô lệ cho nhân quả, những người này vô đạo đức thiếu ý chí làm người”.
Tự tử sẽ phải chịu luật “nhân - quả”
Luật nhân quả rất công bằng với tất cả. Khi một người làm ác thì phải trả quả khổ, có thể trả ngay, có thể kiếp khác, khi hội đủ duyên. Theo luật nhân quả thì bạn bị ốm yếu, bệnh hoạn, bị kẻ khác bắt nạt, đày đọa, đánh đập, tóm lại là sống dở chết dở… tức là bạn đang phải trả những quả đã gieo nhân ác trong quá khứ.
Luật nhân quả không tính theo thời gian và không gian, mà chỉ tính theo thiện và ác. Vì thế, nó trừng phạt kẻ làm ác phải chịu khổ đau trong nhiều thân và nhiều kiếp. Tự sát bỏ đi thân này, lại đoạ vào 3 đường ác (địa ngục, ngạ quỷ, súc sinh), tức là bỏ thân này, lại chịu khổ đau kiểu khác, trong thân khác.
Nhiều người vẫn gặp cảnh các nhà sư tụng niệm cho người chết (ở Tây Tạng, Butan, Nepal, Myanmar…), người ta còn trì tụng từ khi một người già yếu sắp chết.
Vì sao họ làm điều này?
Là vì họ rất quan trọng khoảnh khắc khi linh thức thoát khỏi xác thân này. Khi đó, hoặc trong 49 ngày thân trung ấm, linh hồn người chết rất dễ bị nghiệp lực kéo đi, đọa vào cảnh xấu, ác, khổ, không siêu thoát được. Khi có các nhà như tụng niệm, công đức của các nhà sư, sự gia hộ và ánh sáng sẽ dẫn dắt linh thức đó vượt qua những khoảnh khắc đen tối để được siêu sinh. (Tất nhiên, còn cần điều kiện khác nữa, chứ không phải cứ làm điều ác, lúc chết vung tiền nhờ trì tụng là siêu sinh được).
Điều nói trên chính là mấu chốt vì sao người tự sát không siêu thoát được. Vì khi họ treo cổ, nhảy cầu, hay tự đâm chém mình… thì vừa không được sự hộ trì nào, vừa tạo ra thời khắc tinh thần hoảng loạn đến tột độ. Bình thường thì muốn chết, nhưng trong tích tắc sự sống không còn, lại tuyệt vọng tham sống. Vì thế, linh thức không thể thanh thản từ bỏ xác thân này ra đi được.
Và vì thế, theo luật nhân quả, những người tự sát nếu được đầu thai lại làm người, cũng thường có khuôn mặt xấu xí (ví dụ mắt lồi ra do hệ quả của treo cổ), hoặc bị mắc chứng điên loạn, tức là liên quan đến thần kinh. Trường hợp dùng thuốc ngủ để tự sát lại có thể khác, vì khi đó linh thức muốn sống, nhưng không cưỡng lại được, mơ màng, không lối thoát. Và quả nhân này là nếu được làm người kiếp sau đó, thường bị trầm cảm, u mê, tự kỷ… cũng là vấn đề thần kinh.
Bởi vậy mới nói, ngu nhất trong các loại ngu là tự sát hại chính mình. Nếu phân tích kỹ thì tự sát kéo theo rất nhiều nghiệp lực, tội lỗi khác. Trong khuôn khổ bài viết này, không thể nói hết được.
Qúy phật tử có thể đọc thêm những câu chuyện về NHÂN QUẢ báo ứng trong phatgiao.org.vn.
Kirti Tsenshab Rinpoche: Đối với người Phật tử, tự giết mình là một tội rất lớn. Vì sao ? Bởi vì có được thân người là một trong những điều khó và làm bị thương hoặc hủy diệt thân ấy là một điều sai lầm rất lớn. Tự tử thường bắt nguồn từ kết quả của những cơn nóng giận. Chỉ có giận dữ người khác mà không làm gì được nên trở lại giết chết mình. Đối với một người không theo đạo Phật cũng thế, tự tử là một hành vi đáng trách và tội lỗi. Sau khi chết, thần thức của họ không có một nơi nào khác là phải lao theo nghiệp ác của mình. Vì thế chúng ta phải nghĩ cách làm thế nào để giúp họ vượt qua những cơn khủng hoảng tinh thần và nỗi khổ đau của họ. Ở trong tình trạng rối loạn, bế tắc và tuyệt vọng, cơn khủng hoảng trầm trọng này có thể đẩy con người đến chỗ tự sát.
Garje Khamtul Rinpoche: Nhà Phật cho rằng tự tử là một điều tồi tệ nhất mà con người có thể làm. Đây là một hành động tiêu cực khiến cho thần thức của kẻ ấy gặp khó khăn trong việc tái sinh. Theo truyền thống của Phật giáo Tây Tạng thì có hàng trăm vị nam và nữ thần ở trong thân của chúng ta, nếu phạm vào tội tự sát, đồng thời ta cũng giết cả họ. Còn theo Phật giáo Đại Thừa thì dưới chân của mỗi sợi tóc thì có hàng ngàn tế bào sống khác ..., khi ta giết ta thì đồng thời ta cũng hủy diệt chúng.
Geshe Lamrimpa: Theo Phật giáo thì tự tử là một hành vi tiêu cực và là nguyên nhân khiến cho thần thức của người ấy rơi rớt vào cõi xấu.
Dilgo Khyentse Rinpoche: Khi một người tự tử, thần thức của họ thường phải đi theo nghiệp xấu của mình, rất có thể họ sẽ bị một ác ma bắt lấy và chiếm đoạt sinh lực. Để giúp cho những người này, các vị thầy có năng lực phải làm nhiều lễ cầu siêu đặc biệt như năm cuộc lễ và những nghi thức khác để siêu độ thần thức cho người chết.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Diệt trừ phiền giận
Phật giáo thường thức 22:19 23/11/2024Đức Phật dạy, với tất cả các hạng người ở đời, nếu tiếp cận với thái độ tích cực, chúng ta đều có thể trải tâm từ đến tất cả, dù người ấy còn nhiều vụng về, chưa dễ thương về hành động, lời nói hay tâm ý, ta vẫn có thể thương được.
Có khái niệm vong linh, có vong nhập trong Phật giáo không?
Phật giáo thường thức 20:34 23/11/2024Khẳng định: Kinh điển Phật giáo có nói đến vong linh và ma nhập; nếu ai chưa rõ có thể cần đọc lại kinh Phật (Kinh tạng Pali).
Lá Bối có nghĩa là gì?
Phật giáo thường thức 19:38 23/11/2024Corypha umbraculifera, còn gọi là cây lá buông, cọ talipot, cây lá bối, bối đa thụ..., là loài cọ nguồn gốc từ miền đông và miền nam Ấn Độ và Sri Lanka, nơi Phật giáo từng rất thịnh hành.
Tam học giới định tuệ là cốt lõi của Phật giáo
Phật giáo thường thức 19:00 23/11/2024Tam học, còn được gọi là Tam vô lậu học ý muốn nói ba môn học này rất cao thượng hoàn mỹ, trọn vẹn, không có khiếm khuyết, không có sơ hở giúp hành giả thành tựu các thánh quả giác ngộ không còn rơi rớt trong ba đường ác, trôi lăn trong sáu nẻo luân hồi chịu khổ vô cùng.
Xem thêm