Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ năm, 01/08/2024, 15:54 PM

Quán niệm như thế này bảo đảm không còn sợ chết nữa!

Nỗi lo sợ lớn nhứt của con người là sợ chết. Nhưng dù có lo sợ đến đâu, cuối cùng cái chết cũng phải đến.

Chết là một hiện tượng xa lìa người thương. Một sự chia ly vĩnh viễn không có ngày tái ngộ. Nhưng, theo đạo Phật, chết không có nghĩa là mất hẳn như người đời lầm tưởng. Mà chết chỉ là một hiện tượng đổi thay từ cảnh này sang cảnh khác. Tùy theo nghiệp thiện ác đã gây tạo, mà con người chiêu cảm quả báo có khổ vui khác nhau mà thôi. Như mây tan, chuyển qua một trạng thái khác là mưa. Mưa là sự tiếp nối biểu hiện của mây. Hạt mưa tùy duyên mà biểu hiện qua nhiều hình thái khác. Cứ thế mà chuyển biến không ngừng trong định lý tương duyên sinh khởi. Hiểu thế, thì con người sẽ không còn gì phải lo âu sợ hãi trước cái chết nữa.

thien-quan(1)

Nếu học Phật một cách nghiêm túc, tư duy, nghiền ngẫm thấu đáo những điều Đức Phật dạy thì chúng ta sẽ vượt thoát mọi phiền não và khổ đau của kiếp nhân sinh, trong đó quan trọng là cái khổ sinh tử.

Đã có sanh tất phải có tử. Ðó là một định luật chung, không một ai tránh khỏi. Diệt sanh, sanh diệt chỉ là hiện tượng giả dối không thật. Khác nào như hoa đốm giữa hư không, hay như bóng chớp chiều tà, như vẽ một lằn chơi trên mặt nước. Tất cả đều là ảo hóa hư huyễn. Sanh tử cũng thế. Chỉ là vẽ đường trò chơi mà thôi! Hiểu thế, thì ta không có gì phải bận tâm lo âu sợ hãi hay thương tiếc. Bởi vì có thương tiếc cho lắm, thì hoa cũng vẫn rụng. Vì thực chất của hoa là vô ngã, do nhân duyên giả hợp, vô thường. Do đó, nên hoa sanh rồi hoa rụng, đó là lẽ thường nhiên.

Việc sanh tử còn mất của con người cũng thế, không khác gì đóa hoa kia. Có loài hoa nào nở ra mà không tàn. Có người nào sanh ra mà không chết. Khi hoa tàn biến thành rác, chính rác kia lại làm phân bón hữu cơ để trở lại nuôi dưỡng cho hoa lá sinh trưởng tốt tươi. Như vậy, nhìn rác, ta có thể thấy được hình ảnh đóa hoa tiềm tàng trong rác, hay nhìn hoa ta cũng có thể thấy được rác đang tiềm ẩn trong hoa. Rác tức là hoa mà hoa cũng tức là rác. Ðó là lý sắc không của Bát-nhã. Nhìn sự vật bằng tuệ giác như thế, thì thử hỏi còn gì mà không giải thoát?

Ta hay có thói quen nhìn sự vật theo lăng kính “Biến kế sở chấp”, nên mới có nhiều tri giác sai lầm. Nhìn sự vật, bị kẹt mắc trên sự tướng, nên ta không thấy được cái vô tướng của sự vật. Thấy hình tướng của hoa, mà ta không thấy được cái vô tướng của hoa. Bởi nhìn mắc kẹt trên sự tướng như thế, nên khi hoa rơi rụng, ta cứ ngỡ là hoa mất hẳn đi, rồi ta đâm ra sầu khổ bi lụy khóc than, nhưng ta không thấy được cái trở thành rác của hoa. Như vậy, thì hoa nào có mất đi đâu. Chỉ là một sự chuyển biến từ hình thái này qua hình thái khác của hoa mà thôi. Khi trở thành rác thì rác lại tùy duyên mà biểu hiện ra những đóa hoa hay những loài thực vật khác. Ðã thế, thì ta có gì phải lo âu sợ hãi hay buồn tủi khóc than.

Bóng đèn xài lâu, tất nhiên phải bị đứt bóng. Nhưng nguồn điện lực kia thì làm gì có đứt? Bởi vì điện không hình tướng, nên không lệ thuộc vào luật vô thường, sanh diệt chi phối. Ngược lại, bóng đèn vì có hình tướng, nên có sanh có diệt, bị luật vô thường chi phối hủy diệt.

Ðiện lực là dụ cho nguồn sống miên viễn của muôn loài. Cái nguồn sống đó trong khế kinh thường gọi là Phật tánh, hay pháp tánh, tức là thể tánh bản nhiên của mọi sự vật. Ðiện chỉ tùy duyên mà phát sanh và biểu hiện ở một hình thái khác thôi. Kỳ thật điện không bao giờ mất.

Nếu nói một cách nghiêm khắc hơn, thì “mọi hiện tượng trên đời này không có cái gì mất đi mà cũng không có cái gì tồn tại”. Tất cả đều phải chịu chung một luật tắc lệ thuộc vào lý duyên sinh vô ngã, nhân quả luân hồi. Sống hay chết, chỉ là một hiện tượng được biểu hiện trên bề mặt của dòng sống mà thôi. Chính vì thế chúng ta phải thường quán chiếu mọi thứ trên đời này đều là giả có để tập buông xả chúng thì chúng ta mới không còn lo âu sợ hãi và sẽ vượt thoát mọi hệ lụy khổ đau trói buộc của cuộc đời.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Bốn bước để tội nghiệp được tiêu trừ

Sống an vui 09:58 15/11/2024

Đại lão Hòa thượng Thích Trí Tịnh dạy quán niệm nhân ngày Rằm mỗi tháng như sau để tội nghiệp được tiêu trừ.

Có những nhiệm mầu không thể gọi tên

Sống an vui 07:30 15/11/2024

Lúc nào cũng có những nhiệm mầu/ Chim đang hót, và bình minh đang lên/ Có những nhiệm mầu không thể gọi tên/ Vẫn đang hiển hiện trong từng phút giây...

Cộng đồng khổ vì hỏi nhau cách phân biệt thuốc An cung thật giả

Sống an vui 20:45 14/11/2024

An cung ngưu hoàng hoàn là bài thuốc (hoàn) nổi tiếng từ Tâp đoàn dược phẩm Đồng Nhân Đường từ Bắc Kinh,Trung Quốc được cho là 'cải tử hoàn sinh' đối với người bị huyết áp cao, đột quỵ.

Làm người nên giữ cho mình một tấm lòng trong sáng

Sống an vui 17:30 14/11/2024

Dù theo đuổi trăm ngàn điều tốt đẹp, cũng không bằng hạn chế được một việc tồi tệ; có được ngàn vạn sự yêu mến cũng không bằng hoá giải niềm oán hận của một con người.

Xem thêm